Nghiên cứu cho rằng truyền thông xã hội đã làm khởi phát những sự sụp đổ ngân hàng gần đây
Dòng đầu tiên của một bài nghiên cứu học thuật thảo luận về vai trò của mạng xã hội trong sự sụp đổ của ngân hàng công nghệ Silicon Valley Bank hồi tháng trước viết: “Mạng xã hội đã thúc đẩy một cuộc rút tiền hàng loạt tại Ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB), và những tác động này đã được cảm nhận rộng rãi trong ngành ngân hàng Hoa Kỳ.”
Nghiên cứu này, do ông J. Anthony Cookson ở Đại học Colorado Boulder dẫn đầu, cho biết, những lời bàn tán xôn xao trên mạng xã hội đã “khuếch đại” những rủi ro cuối mà cùng dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng này.
Hồi tháng Ba, SVB, một ngân hàng chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp khởi nghiệp, đã trở thành ngân hàng lớn nhất bị sụp đổ ở Hoa Kỳ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và là vụ sụp đổ lớn thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ, tất cả chỉ trong vòng 48 giờ. Các thành viên của cộng đồng đầu tư mạo hiểm, vốn là những người đã đầu tư vào chính các công ty bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của SVB, đã bày tỏ những sự hối hận về vai trò của họ trong việc gieo rắc sự hoảng loạn, với một người gọi đó là một “vụ rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng gây cuồng loạn do các nhà đầu tư mạo hiểm gây ra.”
Bài nghiên cứu mới được xuất bản này cáo buộc rằng “các dòng tweet trong thời gian rút tiền hàng loạt với tâm lý tiêu cực sẽ [được] chuyển thành tổn thất thị trường chứng khoán ngay lập tức,” đề cập đến khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 13/03/2023. Đây là khoảng thời gian mà các tác giả của bài nghiên cứu này đã phân tích các dòng tweet gốc chứa các mã cổ phiếu của một tổ chức tài chính, và kiểm tra dữ liệu giá cổ phiếu và lợi nhuận chứng khoán hàng giờ từ nửa đầu tháng Ba để xác định tác động của các tweet có liên quan đến ngân hàng lên lợi nhuận chứng khoán như thế nào.
Bài nghiên cứu này lưu ý rằng “những hiệu ứng mạnh hơn khi các tweet có tác giả là các thành viên của cộng đồng khởi nghiệp Twitter (những người có khả năng là người gửi tiền) và chứa các từ khóa liên quan đến sự lây lan.” Ông Cookson và các nhà nghiên cứu đồng nghiệp của ông chỉ dừng lại ở việc quy trách nhiệm toàn bộ cuộc khủng hoảng ngân hàng cho những người dùng Twitter nổi tiếng.
Ông David Sacks, một triệu phú khởi nghiệp, người đồng sáng lập nhiều công ty công nghệ khác nhau, bao gồm cả PayPal, là một trong nhiều người đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về SVB vào thời điểm đó.
“Nếu Fed không ngăn chặn cuộc rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng ngay từ trong trứng nước, thì các ngân hàng khu vực sẽ bị phá sản, và toàn bộ những gì còn lại là những ngân hàng lớn nhất,” ông Sacks đã tweet ôm 10/03. “Quý vị biết đó, những ngân hàng ‘quá lớn không thể sụp đổ’. Điều này sẽ không giúp được gì cho ngân hàng nhỏ.”
Bài nghiên cứu phát hiện ra rằng những dòng tweet như vậy có một tác động đáng kể đến hành vi của người gửi tiền ở SVB.
“Trong suốt thời gian xảy ra cuộc rút tiền đó, chúng tôi thấy cường độ của cuộc trò chuyện trên Twitter về việc một ngân hàng dự kiến tổn thất trên thị trường chứng khoán với tần suất hàng giờ,” bài nghiên cứu đã tiết lộ. “Những hệ quả này phù hợp với việc những người gửi tiền sử dụng Twitter để giao tiếp theo thời gian thực trong quá trình rút tiền tại hàng loạt khỏi ngân hàng này.”
Người sáng lập Pershing Square William Ackman là một tiếng nói có ảnh hưởng khác vào thời điểm sụp đổ của ngân hàng đó, cảnh báo về những sự sụp đổ ngân hàng tiếp theo nếu SVB không được giải cứu.
Ông đã tweet hôm 11/03: “Không có một sự bảo đảm tiền gửi của Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang trên toàn hệ thống, thì bắt đầu vào sáng thứ Hai sẽ có nhiều vụ rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng.”
Bằng cách cảnh báo về các cuộc khủng hoảng tiếp theo, nghiên cứu này cáo buộc rằng những tiếng nói này trên Twitter đã vô tình làm cho vấn đề đó thêm trầm trọng.
“Sự trao đổi và phối hợp gây ra một rủi ro cho các ngân hàng, đặc biệt là khi nhiều khoản tiền gửi trong ngân hàng không được bảo hiểm,” bài nghiên cứu học thuật này nêu rõ. “Sự khuếch đại rủi ro về việc rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng này thông qua các cuộc trò chuyện trên Twitter là một cơ hội duy nhất để quan sát sự giao tiếp và phối hợp vốn hình thành nên một kết quả kinh tế vô cùng quan trọng — tình trạng khó khăn ở các ngân hàng.”
Những rủi ro ‘độc nhất vô nhị đối với kỷ nguyên truyền thông xã hội’
Hơn nữa, bài nghiên cứu nhấn mạnh rằng SVB chỉ là một trong nhiều ngân hàng phải đối mặt với tuyến rủi ro mới này. Các tác giả viết: “Sự giao tiếp cởi mở của những người gửi tiền thông qua mạng truyền thông xã hội đã làm tăng rủi ro rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng đối với các ngân hàng khác vốn đã có liên quan đến những cuộc thảo luận như vậy trên mạng truyền thông xã hội trước đó.”
Những phát hiện của nghiên cứu này nêu bật ảnh hưởng đáng kể của mạng truyền thông xã hội trong việc định hình những kết quả kinh tế và làm dấy lên những lo ngại về những rủi ro đang diễn ra mà các ngân hàng phải đối mặt trong thời đại kỹ thuật số. Khi truyền thông xã hội tiếp tục thâm nhập vào các phương diện khác nhau của xã hội, các tác giả của bài nghiên cứu cảnh báo rằng rủi ro này khó có thể tiêu tan mà còn có thể ảnh hưởng đến các kết quả khác nữa.
Ông Cookson nói với The New York Times trong một cuộc phỏng vấn hồi tuần trước: “Thảo luận làm khuếch đại rủi ro.” Ông và các đồng nghiệp của mình đã xác định hình thức rủi ro tài chính này là “độc nhất vô nhị trong kỷ nguyên truyền thông xã hội.”
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times