Ngày Bastille, Huyền thoại hay Ngụ ngôn?
Ngày 14 tháng Bảy, một ngày trọng tâm của lịch sử đương đại
Những gì xảy ra thường xuyên trong lịch sử nhân loại đều có tác động to lớn, hệ quả và ảnh hưởng hoàn toàn tương xứng với những gì có vẻ như tự nó xảy ra, và chúng cũng có thể được mô tả là một bước ngoặt lịch sử hoặc thực sự là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử. Trong trường hợp này, đó là Ngày Bastille (Bastille Day), cũng là ngày Quốc khánh Pháp hiện nay.
Có một câu chuyện kể rằng khi Mao Trạch Đông được hỏi Cách mạng Pháp như vậy có thành công hay không, ông ta trả lời rằng còn quá sớm để nói! Đó luôn là mối nguy hiểm trong việc đánh giá các hiện tượng lịch sử đương thời hoặc gần đây; chúng ta đang có một loại định kiến tương tự. Bởi vì những hiện tượng này cận kề chúng ta, do đó nó có vai trò quan trọng. Chúng ta không thể bật tin tức ngày hôm nay nếu không biết rằng vài người phụ nữ giành chiến thắng trong thi đấu quần vợt đang là một khoảnh khắc lịch sử hoặc một người đàn ông nào đó chạy nhanh hơn một phần mười giây đang làm nên lịch sử, hoặc một ban nhạc rock sẽ gặp lại nhau sau 20 năm, và những điều kiểu này cũng là một khoảnh khắc làm nên lịch sử.
Nhưng Ngày Bastille thực sự là một khoảnh khắc làm nên lịch sử; ai đó phải quay trở lại đến tận cuộc Cải cách Kháng nghị ở Âu Châu [Cải chính Tin Lành] để nghĩ về một điều gì đó quan trọng. Và kỳ lạ thay, có lẽ sự kiện đương đại duy nhất phù hợp để nghĩ đến – nghịch lý thay – lại trái ngược lại với nó là: Tuyên bố Độc lập của Mỹ. Điều này thật kỳ lạ vì Cách mạng Mỹ thường được xem là tiền thân và nguồn cảm hứng cho Cách mạng Pháp, cứ như thể sự kiện này là con đẻ của sự kiện kia. Và ở một khía cạnh nào đó, tất nhiên, chúng có mối liên hệ sâu sắc với nhau. Ví dụ, khoản nợ chồng chất chính phủ Pháp phải gánh chịu khi trợ giúp cuộc nổi dậy của người dân Mỹ đã dẫn đến sự bất mãn của nhân dân trong nước vì hệ thống thuế áp bức và bất công. (Khi chỉ đánh giá lướt qua, người ta cũng ghi nhận rằng việc đánh thuế cũng đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy của các thuộc địa.)
Cuộc cách mạng song sinh?
Tuy nhiên, Cách mạng Mỹ trái ngược với Cách mạng Pháp không chỉ về những tác động sâu sắc mà còn khác nhau về tác động mà chúng tạo ra: Người dân Mỹ tiếp nhận nền dân chủ theo cách thực dụng mà người Anh đã làm và đang làm lúc đó. Chắc chắn, Tuyên ngôn Nhân quyền và những phát triển khác đã dẫn đến một loại hình dân chủ khác với phiên bản của quốc gia nguyên gốc, nhưng với một số nguyên tắc vững chắc để bắt đầu, tính thực tế của các nền dân chủ đã được thực thi ngay từ đầu. Điều này hoàn toàn khác với Cách mạng Pháp (và tư duy của người Lục địa nói chung), thường bắt đầu bằng lý thuyết và sau đó cố gắng làm cho thực tế phù hợp với lý thuyết đó.
Vào giữa thế kỷ 20, Hoa Kỳ đã trở thành đế chế hùng mạnh nhất trên thế giới, thay thế vị trí của Anh quốc, giống như cách Đế chế La Mã đã thay thế và trở nên hùng mạnh hơn so với Hy Lạp trước đó.
Nhưng thú vị thay, những cường quốc lúc đó – và bây giờ – chống lại sự thống trị của Hoa Kỳ là ai? Tất nhiên là tại sao những đứa con của Cách mạng Pháp: Cách mạng Nga năm 1917, Cách mạng Trung Quốc năm 1949 (chưa kể Cuba, Triều Tiên, v.v.) – đều chống lại Hoa Kỳ! Và đằng sau sức mạnh kinh tế và quân sự của họ, điều quan trọng nhất là: triết lý, hay triết lý của họ, bởi vì ngoại trừ tất cả những khác biệt nhỏ, động lực chính [của triết lý của họ] là rất rõ ràng. Ở đây chúng ta có các quốc gia sản sinh ra từ hậu quả của Cách mạng Pháp và các nguyên tắc của nó. Nếu không có Cách mạng Pháp, liệu điều đó có thể xảy ra?
Nói một cách ẩn dụ, hai cuộc cách mạng đã tạo ra hai anh em ruột có ý định tiêu diệt lẫn nhau, nhưng nếu chúng ta hiểu chính xác hơn về nó: Người anh em và triết lý Pháp rất giống Cain, người phẫn nộ và đố kỵ với anh trai Abel của mình.
Và đó là lý do vì sao Ngày Bastille vào ngày 14 tháng 7 lại rất quan trọng trong lịch sử đương đại. Về bản chất, chính tia lửa Cách mạng Pháp được nhen nhóm ban đầu đã trở thành ngọn lửa bùng cháy. Bản thân Bastille là một pháo đài-nhà tù của Paris nơi giam giữ những ai sai trái với chế độ quân chủ của Pháp. Tất nhiên rằng ở đây, một người nào đó có thể bị bắt giam tùy tiện theo lệnh hoàng gia và lý do cho việc bỏ tù của một người không bao giờ được tiết lộ.
Nói ngắn gọn, pháo đài Bastille là một mô hình về sự bất công, từ chối các quyền căn bản và quyền tiếp cận một phiên tòa công bằng. Tôi ngần ngại sử dụng các từ “nhân quyền” bởi vì những điều này đã trở thành một phần huyền thoại của chủ nghĩa xã hội cánh tả này (cho rằng những thuật ngữ này chỉ xuất hiện sau đó). Nhưng khi Cơn bão Bastille diễn ra (trớ trêu thay, lúc đó chỉ có bảy tù nhân bị giam giữ), vào tháng Tám cùng năm (1789), Quốc hội lập hiến đã bãi bỏ chế độ phong kiến và cũng đưa ra Tuyên ngôn Quyền của Con người và của Công dân.
Kẻ Dị giáo Vĩ đại Sống lại
Và chúng ta có ở đó: Quyền Con người, đó là huyền thoại của Thời đại Khai sáng, là huyền thoại tồn tại cho đến ngày nay của chúng ta, nhân văn, thế tục, vô thần, không tưởng, sai lầm và lạc lối. Và huyền thoại này đã không được phát minh ra trong thời đại của chúng ta; nó đã đến từ một chặng đường dài, rất xa về trước. Trong thời kỳ đầu của Cơ Đốc Giáo, đã xuất hiện trường phái dị giáo Pelagian: Về căn bản, đó là niềm tin vào tính hoàn hảo của con người và kèm theo đó là quan niệm rằng điều này có thể đạt được thông qua giáo dục.
Tuy nhiên, trước khi xem xét huyền thoại này chi tiết hơn, chúng ta hãy xem xét Ngày Bastille và hệ quả của nó về mặt lịch sử cổ điển. Vì tôi thường nghĩ rằng những gì xảy ra ở Pháp từ năm 1789 đến 1815 (chỉ trong 26 năm) ít nhiều phản ánh chính xác những gì đã xảy ra ở Rome trong khoảng thời gian 1,100 năm (trừ sự hiện diện của đế chế phương Đông cho đến năm 1453 sau Công nguyên). Khá là ngắn ngủi về mặt thời gian – nhưng đừng quên rằng những người hiện đại thích chạy nhanh hơn!
Đầu tiên, Rome được thành lập và có các vị vua – quân vương – những người cuối cùng đã tỏ ra tồi tệ (người cuối cùng được gọi là Lucius Tarquinius Superbus, hoặc “Tarquin the Proud”, đã nói lên tất cả) đến nỗi họ bị thay thế bằng một nền Cộng hòa. Nền Cộng hòa, trong suốt quá trình tồn tại lâu dài (hơn 500 năm), luôn trong tình trạng chiến tranh liên miên. Do đó, cuối cùng, vị tướng quân sự thành công nhất của nền Cộng hòa (Julius Caesar, rồi sau đó là Augustus) biến nó thành một đế chế, tồn tại ở phương Tây trong 400 năm nữa.
Chúng ta có thể thấy trong điều này có một sự chính xác song song với Pháp. Đầu tiên, chúng ta có các vị vua và rồi sự suy bại ngày càng tăng của họ. Sau đó là Ngày Bastille và cuộc Cách mạng Pháp, dẫn đến việc thành lập một nước Cộng hòa kéo dài một thập niên, tuy kéo dài nhưng dường như cũng ở trong tình trạng nội chiến liên miên. Nhưng sau đó, nhà chỉ huy quân sự tài năng, Napoleon, đã tạo nên một đế chế, và số phận chỉ để ông vấp ngã ở Nga và cuối cùng là ở Waterloo. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai kịch bản, ngoài khoảng thời gian ngắn ngủi của trải nghiệm ở Pháp, thì nằm ở triết lý công khai – được tóm gọn trong cụm từ “Liberté, fraternité, égalité, ou la mort” (Tự do, tình huynh đệ, bình đẳng, hay cái chết) – Điều đó đã giúp câu chuyện huyền thoại được lan truyền rộng rãi và vượt ra ngoài biên giới nước Pháp.
Tất cả chúng ta đều bình đẳng, hỡi những người anh em
Từ khóa ở đây là “égalité” [bình đẳng], hay điều ngày nay chúng ta công nhận là phong trào bình đẳng. Sự tự do và tình huynh đệ của con người là lớp vỏ bọc tạo ra cảm giác ấm áp, huyền ảo mà những ngôn ngữ chính trị không làm được. Bản thân Cơ Đốc Giáo đồng tình với tự do và tình huynh đệ, như trong lời của Thánh Augustinô “Hãy yêu thương và làm những gì quý vị mong muốn.”
Nhưng bình đẳng? Như Dorothy L. Sayers đã nhận xét: “Chúng ta không thể không bị ấn tượng bởi thực tế là hai trong số những câu cửa miệng yêu thích của chúng ta hoàn toàn không có ý nghĩa trên Thiên đàng: Không có bình đẳng và không có tiến bộ.” Hơn nữa, ngoại trừ hai ý nghĩa cụ thể là sự bình đẳng của các linh hồn trước Thiên Chúa và sự bình đẳng đối xử theo luật pháp, không có sự bình đẳng nào được tìm thấy giữa con người và ý tưởng đó có lẽ đi ngược lại mọi kinh nghiệm và lịch sử nhân loại.
Và rồi cơn bão Bastille là một khoảnh khắc trong lịch sử – do sự đàn áp mạnh mẽ của Tòa án và Nhà thờ lên người dân – đã tạo điều kiện cho tà giáo vĩ đại, huyền thoại vĩ đại về tính hoàn hảo của con người (dị giáo Pelagian) được tái sinh. Chỉ khi tà giáo Pelagian ẩn mình dưới lớp áo choàng của Cơ Đốc Giáo, giả vờ là Cơ Đốc Giáo trước khi bị phơi bày và bị bác bỏ vì là tà giáo, thì cuộc nổi dậy ở đây đã được kích hoạt bằng cách phủ nhận tôn giáo một cách công khai. Điều này một phần là do sự sùng bái “tính hợp lý” của Kỷ nguyên Khai sáng. Nhưng giống như những kẻ theo trường phái Pelagian (mặc dù phủ nhận tâm linh), cuộc cách mạng này vẫn thích khoác lên bộ trang phục mang tính tâm linh: Thật vậy, “tự do” và “tình huynh đệ” của nó là những thứ thay thế cho đạo đức của việc yêu thương người láng giềng.
Truyện ngụ ngôn về Bastille
Và do đó, các sự kiện Bastille đã kích hoạt hàng loạt các hành động, và quan trọng hơn là huyền thoại về sự bình đẳng và sự hoàn hảo của con người, chúng tồn tại cùng chúng ta ngày nay. Nhưng huyền thoại này là sai trái. Không giống như thần thoại Hy Lạp hoặc Kinh Thánh, những câu chuyện này không phản ánh sự thật sâu sắc về tâm linh, đạo đức hoặc tâm lý. Hơn 200 năm lịch sử hiện đại đã chứng minh họ sai lầm như thế nào. Trên thực tế, chúng hoàn toàn không phải là thần thoại, như đã được hiểu như vậy; chúng là truyện ngụ ngôn. Và truyện ngụ ngôn thường là những câu chuyện kể về sự thiếu đạo đức hoặc ngớ ngẩn trong hành vi của con người.
Không nơi nào có thể thấy điều này tốt hơn trong các tác phẩm của thiên tài xã hội chủ nghĩa (trớ trêu thay) George Orwell, đặc biệt là hai kiệt tác của ông, ngụ ngôn “Trại Súc Vật” và “1984”, trong đó sự rỗng tuếch và giả dối nằm ở trung tâm của sự bình đẳng (và cộng đồng) ở tầm thế giới được phơi bày với độ chính xác tàn nhẫn. Những ai biết đến những tác phẩm đó chắc chắn sẽ nhớ lại trong “Trại Súc Vật” câu nói ‘tuyệt vời’ đó: “Tất cả các loài động vật đều bình đẳng, nhưng một số loài động vật bình đẳng hơn những loài khác”.
Và rồi sau đó, trong tác phẩm “1984”, chúng ta nhận được lời giải thích về loại ngôn ngữ mới được gọi là “Newspeak” [nhằm hạn chế tự do tư tưởng], đó là những bài diễn văn phải đúng đắn về chính trị, trong đó tất cả các ý tưởng chính trị “không chính thống” đều bị loại bỏ. Đây là điều mà chúng tôi đã quan sát thấy ở tất cả các quốc gia cộng sản và xã hội chủ nghĩa, và điều mà chúng ta đang thấy hiện nay ở các nước phương Tây của chúng ta: Ngôn ngữ bắt đầu có nghĩa ngược lại với ý nghĩa thực sự của nó!
Huyền ảo? Khắc nghiệt. Sau trận bão Bastille năm 1789, năm 1793, Ủy ban An toàn Công cộng được triệu tập để điều hành đất nước. Và điều ngạc nhiên đáng ngạc nhiên, ngay khi chúng ta có một chính phủ cam kết “an toàn công cộng”, thì Triều đại Khủng bố (Reign of Terror) khét tiếng và máy chém đã ‘bắt đầu’! Các từ ‘bắt đầu’ có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược với ý nghĩa của chúng, và con người trở nên lạc lối trong vũng lầy của những điều không chắc chắn đầy ngờ vực.
Ngày 14 tháng Bảy kỷ niệm sự kiện “giải phóng” người dân Pháp khỏi áp bức, điều này đúng, nhưng đôi khi việc chữa khỏi có thể còn tồi tệ hơn cả căn bệnh. Trong trường hợp này, các sự kiện vào Ngày Bastille đã mở ra một cuộc Chiến tranh Âu Châu toàn diện, và cơ sở triết học sai lầm của nó đã ăn mòn lịch sử thế giới kể từ đó.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông James Sale đã có hơn 50 cuốn sách được xuất bản, gần đây nhất là cuốn “Mapping Motivation for Top Performing Teams” (Routledge, 2021). Ông đã được đề cử cho Giải thưởng Pushcart thơ 2022, giải nhất trong cuộc thi thường niên của Hội các nhà thơ cổ điển 2017, trình diễn tại New York vào năm 2019.