5 nguyên tắc cơ bản để sớm thành công khi khởi nghiệp
5 nguyên tắc giúp bạn phát triển mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, gặt hái những quyền tự do và thành quả tiềm năng.
Khởi nghiệp là một công việc không hề dễ dàng. Thậm chí với những người đã suy nghĩ rất cẩn trọng cũng có thể hoàn toàn không lường trước được thử thách lớn đến ngần nào và thành công khi khởi nghiệp xa đến ngần nào.
Đặc biệt là với một người hoàn toàn mới hoặc là một chủ doanh nghiệp có mức độ kinh nghiệm trung bình, bạn có cả một danh sách những thứ phải gánh vác và chịu trách nhiệm; tất cả mọi thứ dường như đều cần có sự quan tâm hoặc điều khiển của bạn…
Bạn là tuyến đầu để bảo đảm cho sự vận hành, sản sinh lợi nhuận, đồng thời giải quyết khó khăn của cả hệ thống. Những người khởi nghiệp còn đương đầu với cả những thử thách như sự cô độc, cũng như sự tiêu cực của những con người mà họ đang quản lý.
1. Nhận thức rằng bản thân bạn là một kim chỉ nam
Bất kỳ con đường lãnh đạo nào cũng bắt đầu từ việc tự nhận thức. Vì vậy, hãy đánh giá trung thực về những tính cách, thói quen cũng như động lực của các cá nhân khác đối với bạn.
Tính trung thực trong việc đánh giá này là rất quan trọng, bởi vì việc lãnh đạo hoặc quản lý người khác có thể bắt buộc bạn phải thay đổi. Thay đổi để khoác lên mình một tính cách khác. Điều then chốt là phải biết được niềm đam mê của bạn là gì (cũng như các hạn chế của mình) để có thể giảm thiểu tối đa sự tự phá hoại và cản trở doanh nghiệp của chính mình.
Quan trọng là bạn hiểu được khả năng chấp nhận rủi ro của chính mình, bởi việc khởi nghiệp chắc chắn đòi hỏi phải chấp nhận khả năng rủi ro. Nền tảng để thành công là hiểu được mình là ai và những phẩm chất nào mà mình có thể áp dụng tốt nhất, cũng như những phẩm chất khác mà có thể phải rất khôn ngoan để áp dụng.
2. Tránh việc kiểm soát quá mức
Một bài học liên tục giúp tôi thành công chính là việc kiểm soát quá nhiều sẽ cản trở sự tiến bộ và xa rời mục tiêu của mình. Bởi vì, không phải mỗi ý tưởng mà bạn có đều hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh, và việc kiểm soát quá mức có thể khiến các thành viên của nhóm hụt hẫng và mất tinh thần.
Vì vậy, hãy học cách để cho mọi quá trình diễn ra một cách tự nhiên và tránh sự can thiệp quá mức. Thiết lập một cấu trúc và văn hóa làm việc hợp lý sẽ cho phép mọi người đảm nhiệm vai trò của họ cùng với nhịp điệu thích hợp và nỗ lực bền bỉ.
Điều này sẽ giúp bồi dưỡng một đội ngũ nhân viên cho những dự án tốt hơn, cũng như một đội ngũ mà họ biết rõ ràng là khi nào thì cần yêu cầu có sự quyết định của bạn.
3. Thiết lập một tư duy tích cực bền vững
Để tránh việc bị mất động lực, tiêu cực và quá tải, hãy bám vào tư duy tích cực, với một con mắt luôn hướng về đích đến cuối cùng.
Một nghiên cứu của Dr. Carol S. Dweck, Giáo Sư Tâm Lý Học Lewis và Virginia Eaton tại Đại Học Stanford University, tiết lộ rằng trong thành công được dự đoán trước, không quá quan trọng rằng cá nhân đó là có năng khiếu hay không, mà điều làm nên sự khác biệt lớn hơn chính là niềm tin của cá nhân đó về việc họ có thể thành công và lan tỏa nó.
4. Hãy làm đại sứ cho thương hiệu của chính bạn
Một vai trò then chốt có thể quyết định sự thành công của cả doanh nghiệp là việc tiếp thị và tương tác với khách hàng, vì vậy bạn và nhân viên của mình cần phải thực tập để trở thành những đại sứ tự do.
Hãy làm điều đó bằng cả tấm lòng… đưa doanh nghiệp vươn xa. Trong quá trình này, hãy sẵn sàng giải quyết những tiêu cực và những thông tin sai lệch gây tổn hại, đồng thời nắm bắt những phản hồi có tính chất xây dựng. Bởi vì, để một doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, mọi khủng hoảng đều phải được giải quyết. Bằng cách làm điều này, bạn sẽ có thể làm cho doanh nghiệp của mình dần dần ổn định mà không cần dành ra quá nhiều nỗ lực.
5. Vun đắp sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Làm việc quá sức mình – bỏ qua tất cả khía cạnh khác của cuộc sống – sẽ đơn giản là không đáng giá về lâu dài.
Nền tảng cho sự thành công lâu dài là đạt được sự cân bằng để có một tâm hồn, linh hồn, cơ thể và lợi nhuận khỏe mạnh hơn. Vì vậy, hãy nuôi dưỡng những mối quan hệ với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp…hãy thực hành để dành thời gian cho họ.
Hoàng Long biên dịch
Qúy vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times