5 kỹ thuật phát triển toàn diện tinh thần đồng đội
Kỹ năng lãnh đạo bao gồm khía cạnh cảm xúc của mọi thành viên trong ban quản lý dự án và việc đạt được các thành tựu trong tổ chức chính là chìa khóa của thành công.
Những kỹ năng lãnh đạo mới được đề xuất như một mô hình phá vỡ các cách thức làm việc theo nhóm đã lỗi thời. Điều này dạy cho chúng ta về tầm quan trọng của việc quan tâm đến các khía cạnh khác nhau trong việc quản lý đối với mỗi từng thành viên trong các nhóm hiệu suất cao.
Những khía cạnh này đã luôn không được xem trọng như chúng nên có hiện nay. Nhiều khi chỉ bởi vì người quản lý không biết cách làm thế nào để sử dụng những kỹ năng mà thành viên trong nhóm đang sở hữu để vận hành ở mức độ cho phù hợp, và như thế chúng có tác động nhất định đến các mối quan hệ giữa các cá nhân trong một nhóm.
Việc lãnh đạo bao gồm cả chiều hướng cảm xúc của mọi thành viên trong ban quản lý dự án cũng như việc đạt được các thành tựu trong tổ chức chính là chìa khóa của thành công nếu bạn muốn xây dựng những đội nhóm để cùng nhau làm việc lâu dài và tất cả đều cảm thấy thỏa mãn.
Để phát triển các kỹ năng mềm này, sau đây là 5 kỹ thuật đã được chứng thực để tăng cường sức mạnh của làm việc theo nhóm và phát triển tối đa tinh thần đồng đội.
Thành tín
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất yêu cầu sự hợp tác từ cả hai phía công ty và nhân viên là việc phát triển một môi trường làm việc nơi mà sự thành tín và sự tôn trọng lan tỏa mạnh mẽ trong tất cả các thành viên, bất kể là ở vị trí và vai trò gì.
Được làm việc trong một môi trường nơi mà mỗi từng thành viên đều cảm thấy rằng họ có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ những người khác, đồng thời họ cũng có thể tìm các đồng nghiệp khác hoặc các cấp quản lý để nói và thảo luận một cách thoải mái về những tình huống khó khăn mà họ gặp phải, điều đó là vô giá.
Để phát triển các giá trị của sự thành tín, cần phải khuyến khích việc lắng nghe một cách tích cực mọi lúc mọi nơi, quan tâm nhiều hơn về nhu cầu của những người khác hơn là của chính mình, đồng thời chủ động tìm kiếm các cuộc thảo luận chất lượng đối với mỗi thành viên, quan tâm xem điều gì là quan trọng đối với anh ấy hoặc cô ấy vào thời điểm đó. Hiểu rõ kỹ thuật phân chia 80% thời gian để lắng nghe và chỉ nói 20% thời lượng của cuộc trò chuyện sẽ giúp bạn trau dồi kỹ năng “lắng nghe” của mình.
Kỹ năng giao tiếp
Một phần của kỹ năng giao tiếp tốt bắt nguồn từ năng lực thực hiện điều đó theo cách thức rõ ràng hơn, chính xác hơn và đồng cảm hơn.
Tính rõ ràng phát triển từ việc học hỏi để diễn đạt các ý tưởng, để tôn trọng ý tưởng của những thành viên khác, để tranh luận mà không có sự công kích và để hiểu được rằng thế giới giao tiếp không phải dựa trên việc truyền tải các khái niệm mà là để bảo đảm rằng người khác có thể hiểu được các thông điệp.
Điều ấy cũng thích hợp để sáng tạo ra những không gian chia sẻ nơi mà bạn có thể nói về tất cả các vấn đề mà không một ai bị kích động và về cách thức mà mọi thành viên có thể diễn đạt ý tưởng của họ mỗi khi họ nghĩ rằng điều đó là cần thiết. Tại thời điểm này, việc học tập và thực hành những kỹ năng phản hồi sẽ là rất cần thiết để cải thiện năng lực của cả nhà lãnh đạo cũng như các thành viên trong nhóm.
Đồng cảm
Tính cách này là một trong những điều quan trọng nhất đối với bất kỳ một nhà lãnh đạo nào. Vị trí quản lý và những thành tựu đạt được sẽ trực tiếp tỷ lệ thuận với dung lượng đồng cảm mà bạn hiện có đối với nhu cầu của mỗi từng thành viên trong nhóm cũng như là với các mục tiêu cá nhân của riêng họ.
Khi bạn tìm hiểu và quan tâm đến những điều thực sự quan trọng đối với mỗi từng thành viên trong nhóm mình, thì bạn sẽ có được từ họ nhiều hơn. Đó là sự thân thiện, sự hiện diện cũng như là sự ấm áp. Ba trục kết nối bền vững này sẽ trở thành dấu ấn riêng của cả nhóm, góp phần đẩy mạnh tiềm năng cộng tác của cả nhóm.
Những mối liên kết chân thành
Sẽ không thể có một đội nhóm tốt nếu thiếu vắng sự đồng cảm, thiếu sự giao tiếp mạch lạc cũng như là thiếu vắng sự chân thành. Tất cả những đặc điểm này là gần như đồng nghĩa với những đội nhóm hiệu suất cao; tuy nhiên, mỗi từng đặc điểm ấy mang đến những giá trị đặc trưng khác nhau đối với từng cá nhân quan tâm đến việc trở thành một mối quan hệ tốt hay là một mối quan hệ chân thành.
Có rất ít loại cảm giác nào mà có thể tốt hơn cái cảm giác có được một mối quan hệ an toàn, không có khúc mắc hoặc động cơ thầm kín. Và điều này bao hàm cả việc có thể nói rõ ràng những suy nghĩ của mình mà không hề có cảm giác như đang đạo đức giả hoặc thiếu tôn trọng người khác.
Bạn có thể thực hành kỹ thuật lãnh đạo này để phát triển các mối quan hệ chân thành giữa những thành viên của nhóm, nơi mà mỗi người biết rằng họ đều có được sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Và đây chính là chìa khóa để mở rộng hơn nữa những cánh cửa giao tiếp tập trung vào hiệu suất cao để đạt được nhiều thành quả hơn nữa.
Tự quản lý chính mình
Không ai có thể thật sự quản lý người khác khi biết rằng anh ấy không thể quản lý mọi khía cạnh nhỏ bé nhất trong chính cuộc sống của mình. Lãnh đạo bản thân có nghĩa là giả định một mức độ cam kết để đạt được sự ưu tú lâu bền trong việc quản lý các mục tiêu cuộc sống của bản thân ở cấp độ cá nhân và sau này là nâng lên mức chuyên nghiệp.
Trong việc tự quản lý bản thân, điều cần thiết là làm việc với tinh thần trách nhiệm, được hiểu là có khả năng giải quyết các vấn đề sẽ xuất hiện. Điều này bắt đầu với việc thấu hiểu sâu sắc về niềm tin của mình – gồm cả các giới hạn – những mô hình, mục đích cũng như những nguồn lực sẵn có. Cũng vậy, bạn cần nhận thức được những yếu điểm và dành thời gian để liên tục cải thiện bản thân.
Tính nhất quán và tính chính trực cũng là một phần của thách thức này. Nếu bạn muốn xây dựng một đội nhóm mà sự thành tín là điều phổ biến, thì bạn cần phải trở thành một người có thể tin tưởng được. Nếu bạn muốn có một nhóm mà mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách đồng cảm, thì yêu cầu bạn phải trở thành một người quyết đoán, và nếu bạn muốn thúc đẩy sự đối thoại, thì bạn phải tìm kiếm nó.
Hoàng Long biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times