Mùng 7 tháng Giêng âm lịch và Truyền thuyết Nữ Oa tạo ra con người
Trong suốt thời đại Nam Bắc Triều, truyền thuyết về Nhân Nhật (Ngày con người) được xem là ngày lễ quan trọng nhất tại đất nước Trung Hoa. Thật không may, truyền thống sâu sắc và ý nghĩa này đã bị lãng quên tại Trung Quốc ngày nay, mặc dù truyền thống này vẫn tiếp tục được duy trì tại Nhật Bản.
Nguồn gốc lễ Nhân Nhật (Ngày Con người)
Trong suốt triều đại nhà Hán, Nhân Nhật đã trở thành một phần của truyền thống mừng năm mới ở Trung Quốc. Đó là ngày mùng 7 giáng Giêng âm lịch.
Trong sách “Tiên Tri” có ghi chép lại, “Trước khi tạo ra con người, Nữ Oa đã lần lượt tạo ra gà vào Mùng 1 tháng Giêng âm lịch, chó vào Mùng 2 tháng Giêng âm lịch, cừu vào Mùng 3 tháng Giêng âm lịch, heo vào Mùng 4 tháng Giêng âm lịch, bò vào Mùng 5 tháng Giêng âm lịch và ngựa vào Mùng 6 tháng Giêng âm lịch”.
Sau triều đại nhà Ngụy và nhà Tấn, một truyền thuyết mới đã xuất hiện liên quan đến Nhân Nhật. Theo truyền thuyết của Trung Quốc, thần Nữ Oa dùng bùn đất để tạo ra nhân loại ngày nay; vì vậy, người ta cho rằng ngày Mùng 7 tháng giêng âm lịch là ngày sinh nhật của nhân loại.
Nữ Oa được biết đến như một nữ Thần sáng tạo và tổ tiên của loài người. Là một nữ Thần toàn năng, bà có thể tạo và biến hóa ra vạn vật. Bà đã tạo ra một nhóm người nhỏ mô phỏng theo hình dáng của chính mình. Bằng cách này, trái đất nhanh chóng được bao phủ bởi dấu vết của con người.
Nữ Oa cũng ban ra giáo lý hôn nhân gia đình, để con người có thể dựa vào khả năng sinh sản mà tự phát triển giống nòi. Vì thế, bà được xem là người mai mối đầu tiên và được tôn xưng là nữ Thần hôn nhân.
Những cặp vợ chồng hiếm muộn con đã cầu nguyện Nữ Oa ban con cho họ. Vì vậy, Nữ Oa không chỉ là nữ Thần hôn nhân mà còn là nữ Thần sinh nở.
Sau đó, để cứu loài người thoát khỏi diệt vong, Nữ Oa đã vá một vùng trời bị rách bằng cách luyện đá. Vì vậy bà cũng được được tôn là Thần nữ bảo vệ nhân loại.
Người xưa quan niệm rằng Mùng 7 tháng Giêng âm lịch nên có nắng, tượng trưng cho trường thọ và thịnh vượng, cũng như thiên hạ thái bình.
Trong sách “Tiên Tri” của Đông Phương Thục Hán có viết: “Ngày mồng 7 Nhân Nhật, thời tiết đẹp từ bình minh đến hoàng hôn, trăng sáng rõ, ban đêm có thể nhìn thấy các vì sao, thiên hạ thái bình. Người trị vì và các tộc trưởng sẽ cùng nhau họp mặt trong hòa bình”.
Tuy nhiên, nếu vào ngày mồng 7 mà “thời tiết lạnh và khắc nghiệt, có nghĩa là năm đó sẽ có bệnh tật và sức khỏe yếu ớt”.
Hàng năm, người dân làm một chuỗi các hình người giấy, kết nối chúng với nhau, để tôn vinh nữ Thần đã tạo ra con người, cầu mong bà ban cho con đàn cháu đống.
Món ăn của Nhân Nhật: Súp bảy loại thảo mộc quý
Sinh ra con người là một điều rất quan trọng đối với nhân loại, vì vậy, nên ngày lễ Nhân Nhật được quan tâm đặc biệt, từ đó mà hình thành nên nhiều lễ hội khác nhau.
Một trong những phong tục của Nhân Nhật ở phía Nam bờ sông Dương Tử là nấu một món súp với bảy loại thảo mộc theo mùa.
Từ súp [羹] trong tiếng Trung đồng âm với từ [更] có nghĩa là đổi mới hoặc tái tạo, vì vậy món súp truyền thống này tượng trưng cho sự đổi mới. Người ta tin rằng món ăn này có thể giúp loại bỏ những tà khí và chữa lành các bệnh tật.
Nếu Tết Nguyên Đán tượng trưng cho sự khởi động mọi thứ thì Nhân Nhật tượng trưng cho sự đổi mới, tái tạo của cuộc sống con người.
Trang phục trong lễ Nhân Nhật
Người Trung Quốc cổ xưa có phong tục đeo “Ren Sheng” hoặc Cai Sheng hằng ngày. Đó là một loại mũ đội đầu bắt nguồn từ thời đại nhà Tấn, người ta đã cắt giấy thành hình những bông hoa và hình người, hoặc chạm khắc những lá vàng để dán lên mũ hoặc cài lên tóc.
Hình người bằng giấy tượng trưng cho sự tái tạo tâm linh của con người. Thời đó, phong tục không chỉ dựa trên nguyện vọng sinh nở, mà quan trọng hơn là dựa trên góc nhìn của người Trung Quốc cổ xưa về cuộc sống con người, rằng con người có cần phải thường hằng tu tâm dưỡng tánh.
Phong tục cùng nhau đi lên núi cao trong ngày lễ Nhân Nhật
Cho đến thời nhà Đường, vào ngày lễ Nhân Nhật, người ta vẫn còn giữ phong tục cùng nhau leo lên núi cao, tượng trưng cho chuyến du xuân đầu tiên sau mùa đông dài lạnh lẽo. Các nho sĩ cổ đại thường leo lên các đỉnh núi cao, nơi đó, họ có thể làm thơ và vẽ tranh.
Nhân Nhật chính là ngày sinh nhật của con người, là ngày để tỏ lòng biết ơn đến Nữ Oa đã tạo ra con người, bảo vệ con người và giữ cho con người được tiếp tục sinh tồn.
Thiên Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: