Một lỗ hổng khổng lồ được phát hiện trên Mặt trời phát ra gió mặt trời mạnh mẽ về phía Trái đất
Một “lỗ hổng” khổng lồ lớn gấp 5 lần sao Mộc xuất hiện trên bầu khí quyển của mặt trời và phát ra những cơn gió mặt trời rất mạnh về phía Trái Đất trong tuần này.
Khe hở lớn trong từ trường của mặt trời bắt đầu, còn được gọi là “lỗ vành nhật hoa,” xuất hiện gần xích đạo của mặt trời vào ngày 02/12 và nhanh chóng đạt chiều rộng tối đa gần 497,000 dặm (800,000 km) chỉ trong vài ngày, Spaceweather.com đưa tin.
Lỗ hổng khổng lồ cũng được Đài quan sát Động lực học Mặt Trời của NASA ghi lại trên camera.
Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), các lỗ vành nhật hoa thường xuất hiện trong những mảng tối của mặt trời dưới dạng tia cực tím và tia X mềm trong những bức ảnh chụp. Các lỗ vành nhật hoa là một phần chung trong các hoạt động bình thường của mặt trời và thường không gây lo ngại.
Các lỗ vành nhật hoa có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và ở vị trí nào trên mặt trời, và xảy ra khi từ trường của mặt trời mở ra, cho phép gió mặt trời tốc độ cao nhanh chóng thoát ra ngoài không gian, từ đó có thể tạo ra các cơn bão địa từ.
Tùy thuộc vào hướng của các cơn bão địa từ, một thứ có thể gây ra sự xáo trộn lớn cho từ quyển Trái Đất, tác động của các cơn bão có thể kéo dài hàng tuần và tạo ra các cực quang từ trung bình đến mạnh có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, nếu như bầu trời quang đãng.
Các cơn bão cũng có thể gây nhiễu các vệ tinh liên lạc và cáp đường dài được dùng để sử dụng Internet, đồng thời gây ra tình trạng mất điện và mất sóng vô tuyến.
Do có khả năng làm tăng hoạt động địa từ và khả năng xảy ra bão nên các nhà dự báo phải phân tích các lỗ vành nhật hoa thường xuyên.
Lỗ hổng khổng lồ được phát hiện lần đầu vào ngày 02/12 đã hướng thẳng về phía Trái Đất kể từ ngày 04/12 và các chuyên gia cảnh báo rằng lỗ hổng này có thể sẽ dẫn đến một cơn bão địa từ ở mức độ trung bình (G2) tấn công Trái Đất trong khoảng thời gian từ ngày 04 đến ngày 05/12.
Bão địa từ
Thang bão địa từ NOAA chỉ ra rằng bão địa từ cấp G2 có thể kích hoạt cảnh báo điện áp trên hệ thống điện ở vĩ độ cao, trong khi các cơn bão kéo dài có thể gây hư hỏng máy biến áp.
Tuy nhiên, gió mặt trời yếu hơn dự kiến nên chúng chỉ tạo ra ơn bão ở cấp G1, Space.com đưa tin.
Mặc dù cơn bão địa từ ít dữ dội hơn nhưng vẫn có khả năng nhỏ xuất hiện các hiện tượng cực quang, đặc biệt là ở nơi có vĩ độ cao.
Trước khi phát hiện ra lỗ vành nhật hoa gần đây nhất, một lỗ vành nhật hoa khác đã được các chuyên gia quan sát thấy trên mặt trời vào tháng Ba.
Lỗ vành nhật hoa được phát hiện hồi tháng Ba đã dẫn đến cơn bão địa từ mạnh nhất tấn công Trái Đất trong hơn sáu năm trở lại đây, tạo ra cực quang có thể nhìn thấy từ xa về phía nam như New Mexico ở Hoa Kỳ và khiến công ty vũ trụ Rocket Lab phải trì hoãn kế hoạch phóng lên tới 90 phút .
Mặc dù lỗ vành nhật hoa mới nhất không gây ra mối lo ngại, nhưng điều bất thường xuất hiện là do hoạt động của mặt trời tăng lên.
Theo NOAA, mặc dù các lỗ vành nhật hoa có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt chu kỳ mặt trời nhưng các lỗ này xuất hiện phổ biến hơn trong thời kỳ mặt trời cực tiểu.
Theo NOAA, vẫn chưa rõ lỗ vành mới nhất sẽ tồn tại bao lâu trên mặt trời, mặc dù các lỗ vành có thể tồn tại tới 27 ngày.
Lỗ vành nhật hoa được phát hiện khi hoạt động của mặt trời đang được tăng cường khi mặt trời gần đạt đến đỉnh trong chu kỳ mặt trời kéo dài khoảng 11 năm, còn được gọi là cực đại mặt trời, dự kiến sẽ đạt cực đại vào đầu năm 2024.