Mối đe dọa theo quan điểm của Trung Quốc và Hoa Kỳ là gì?
Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói rằng Hoa Kỳ và Anh Quốc là “hai quốc gia bị một ngôn ngữ chung chia cắt”. Thông thường, đặc biệt là trong các cuộc đàm phán hoặc trong môi trường đa văn hóa, chúng ta tin rằng mỗi bên đều hiểu các thuật ngữ theo cùng một ý nghĩa. Khi Hoa Kỳ và Trung Quốc tìm cách giải quyết các rủi ro và mối đe dọa do đối phương gây ra, thì chúng ta cần hiểu rõ nhận thức của mỗi bên về về rủi ro hay mối đe dọa do các đối phương gây ra [là gì].
Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc làm rõ nghĩa của rủi ro và mối đe dọa. Rủi ro là khả năng xảy ra kết quả tiêu cực; mối đe dọa đại diện cho một tuyên bố từ bên ngoài về ý đồ gây ra một kết quả tiêu cực. Bây giờ, chúng ta hãy lấy ví dụ cụ thể. Đài Loan có rủi ro bị tấn công quân sự, và mối đe dọa này đến từ Trung Quốc. Rủi ro và ai là người đe dọa thực hiện rủi ro đó là rất rõ ràng.
Cách tiếp cận này có vẻ đơn giản và hiển nhiên, những việc mỗi bên chấp nhận định nghĩa về rủi ro và mối đe dọa lại không hẳn minh xác.
Vậy quan điểm của Trung Quốc, Hoa Kỳ và các đồng minh khác nhau như thế nào trong cách nhìn về các rủi ro và mối đe dọa?
Hầu hết mọi người và các quốc gia đều nhận thức được rủi ro và mối đe dọa từ các bên khác là nguy cơ gây tổn hại hữu hình và rõ ràng. Ví dụ, việc bảo vệ an ninh quốc gia đến từ việc đầu tư vào khí tài quân sự để ngăn chặn các mối đe dọa từ các tác nhân bên ngoài gây ra rủi ro bạo lực và thiệt hại về nhân mạng. Tuy nhiên, Trung Quốc lại có định nghĩa về rủi ro và mối đe dọa rộng hơn và khác biệt hơn so với mọi người và các quốc gia khác.
Hãy xem cách Trung Quốc xác định rủi ro và các mối đe dọa trong nước, nơi có rất ít nguy cơ xảy ra bạo lực. Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng và các nguồn lực để bảo đảm người dân tuân thủ một hệ thống niềm tin bị áp đặt vốn hạn chế ngôn luận và phản đối chính trị. Rủi ro và đe dọa không đến từ nguy cơ bạo lực đối với công dân hay nhà nước mà đến từ sự phản đối hệ thống niềm tin bị áp đặt thuộc quyền lực tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Quyền tối cao này của Đảng ở trên mọi thứ và sự sợ hãi đối với việc không tuân thủ đã bị đẩy đến mức cực đoan vô lý. Về mặt pháp lý, đối với tất cả các tôn giáo ở Trung Quốc, ĐCSTQ đưa ra phán quyết về việc các tín đồ sang thế giới khác sau khi qua đời. Mối đe dọa và rủi ro không liên quan gì đến đến bạo lực mà đến việc Đảng Cộng sản không kiểm soát được mọi thứ.
Trung Quốc mở rộng nhận thức về rủi ro và các mối đe dọa của họ trên toàn cầu. Những người bất đồng chính kiến ở Hoa Kỳ không gây ra mối đe dọa bạo lực nào vẫn sẽ bị theo dõi vì họ gây ra rủi ro cho toàn bộ hoạt động kiểm soát tư tưởng vốn đe dọa ĐCSTQ. Mối đe dọa mà những người chỉ trích đặt ra không phải là bạo lực thể chất mà là những gì mọi người nghĩ. Nói cách khác, ĐCSTQ nhận thấy rủi ro trong suy nghĩ của người dân và cảm thấy bị đe dọa trước những lời chỉ trích.
Lấy một ví dụ khác về Hồng Kông. Chính phủ được Bắc Kinh hậu thuẫn ở Hồng Kông đã thông qua một luật an ninh quốc gia hà khắc, bỏ tù nhiều người vì những vi phạm hồi tố và những vi phạm vô nghĩa, chẳng hạn như chỉ vì gặp gỡ người ngoại quốc. Đây là những rủi ro mà Bắc Kinh xem là mối đe dọa đối với sự thống trị của mình.
Vấn đề về địa chính trị bắt nguồn từ nhận thức của Bắc Kinh rằng việc chấp nhận các mối đe dọa bạo lực cụ thể, rõ ràng đối với các quốc gia hoặc dân tộc khác là được phép do những mối nguy hiểm vô hình từ những quan điểm bị cấm đoán. Niềm tin của Trung Quốc vào ưu thế tuyệt đối của ĐCSTQ không chấp nhận quan điểm hoang tưởng của họ, sợ hãi trước sự phê phán, cho phép bạo lực đối với các quốc gia khác. Niềm tin của người dân hoặc các quốc gia không phải là một mối đe dọa cụ thể và không nên khiến chúng trở thành mục tiêu của sự trả đũa bằng bạo lực. Chúng ta không được đánh đồng rủi ro của niềm tin vô hình và bạo lực hữu hình.
Lối tư duy tuyên truyền của ĐCSTQ đã thấm sâu vào biết bao nhiêu người bên ngoài Trung Quốc đang tìm cách giải quyết xung đột. Trong khi tìm cách giảm bớt căng thẳng một cách hợp lý, các nhà phân tích phải đối mặt với một nút thắt Gordian: Làm thế nào các nước có thể thỏa mãn yêu cầu của Bắc Kinh nhằm giảm thiểu những rủi ro và mối đe dọa vô hình từ tư tưởng và ngôn luận trong khi họ phải thực thi các chính sách của ĐCSTQ? Không có quốc gia nào đặt ra mối đe dọa hữu hình về bạo lực thể chất đối với Trung Quốc. Trung Quốc đã thuyết phục nhiều người rằng họ xứng đáng nhận được những sự nhượng bộ hữu hình do thường xuyên thảo luận về những mối đe dọa vô hình mà họ nhận thấy từ diễn ngôn và quyền tự do.
Bài viết này được đăng lần đầu tại WashingtonTimes.com, và được đăng lại với sự đồng thuận của The Daily Signal, một ấn phẩm của The Heritage Foundation.
Thuần Thanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times