Mạnh Tử: Người đã đưa ra ý tưởng một chính phủ hạn chế quyền lực
Có một lý do khiến Mao Trạch Đông cố gắng chôn vùi những lời giáo huấn của Mạnh Tử xuống hố sâu ký ức sau khi lên nắm quyền vào năm 1949.
Đã từ rất lâu rồi, một học giả Trung Quốc từng nói, “Dân là vốn liếng quan trọng nhất của một quốc gia; tiếp sau là đất đai và ngũ cốc; và chủ quyền là ít quan trọng hơn cả.”
Hơn nữa, chủ quyền phải cai trị dưới sự cho phép của những người mà ông cai quản, và nếu ông là bạo chúa, người bị cai trị có mọi quyền để ông thoái vị, bằng cách này hay cách khác.
Đây là những cảm nhận của một nhà thông thái tên là Mạnh Tử (372 đến 289 TCN), nhà triết học có ảnh hướng lớn thứ nhất hoặc thứ hai trong lịch sử Trung Quốc. Nhiều nhà nghiên cứu Hán học đều xếp Khổng Tử (551–479 TCN) ở vị trí hàng đầu, nhưng vì hầu hết những gì chúng ta biết về lời dạy của ông qua Mạnh Tử, học trò của ông, nên có thể nói rằng ông là người theo sau có ảnh hưởng lớn hơn. Trên thực tế, hai vĩ nhân này là những nhà tư tưởng cổ đại duy nhất của Trung Quốc vang danh đến tận Tây phương, thậm chí còn có tên đã được Latinh hóa.
Hãy coi đây là phần mở rộng của phần trước mà tôi đã viết, “Các triết gia vĩ đại của Trung Quốc sẽ kinh hoàng bởi những gì Mao và ĐCSTQ đã gây ra.” Trong đó, tôi đã viết: “Mạnh Tử đã diễn giải những lời dạy của Khổng Tử và dựa theo ghi chú lại những ý tưởng của thầy mình rồi đưa ra kết luận hợp lý – điều mà những người theo đuổi tự do ngày nay coi là một phiên bản cổ xưa của chủ nghĩa tự do cổ điển thế kỷ 19.”
Theo “100: Bảng xếp hạng những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử” của Michael Hart, trong số những lý tưởng được học giả cổ đại này nêu rõ là buôn bán tự do, giảm tô thuế và quyền tham gia vào chính trị của người dân.
“Mạnh Tử cho rằng quyền lực của một quân vương đến từ Thiên thượng; nhưng, một vị vua coi thường phúc lợi của con dân sẽ bị phế truất một cách hợp tình hợp lý.” Vì vế hai của câu nói đã lấn át cả phần đầu, nên Mạnh Tử đã khẳng định ( trước thời của nhà triết học John Locke) rằng người dân có quyền nổi dậy chống lại những bạo chúa bất công. Đó là một khái niệm đã được chấp nhận rộng rãi ở Trung Quốc. Quan điểm của ông đã được nghiên cứu trong gần hai mươi hai thế kỷ tại một vùng lãnh thổ chiếm hơn 20% dân số thế giới. Chỉ có một số ít triết gia trong lịch sử đã tạo ra ảnh hưởng lớn đến như vậy.”
Theo James Legge, một nhà ngôn ngữ học người Scotland thế kỷ 19, có thẩm quyền về các văn bản cổ của Trung Quốc, lưu ý rằng Mạnh Tử không phải là “người được các hoàng đế Trung Quốc ưa thích,” bởi vì, giống như bất kỳ nhà Nho tài giỏi nào, ông không tin tưởng vào “đặc quyền thần thánh” của bất kỳ người cai trị nào. Hàng trăm năm sau thời của Mạnh Tử, người Âu Châu cuối cùng cũng đúc kết được kết luận tương tự ông.
Mạnh Tử tin rằng quân thần phải có phẩm hạnh đạo đức cao thượng và đối xử phù hợp với “thần dân” của họ. Đạo cai trị của họ phải là một “sự tiếp cận nhẹ nhàng” khuyến khích các cá nhân sống một cuộc đời trung thực. Vì những tư tưởng này, các triết gia cổ đại của Trung Hoa luôn được những người bị cai trị ủng hộ hơn nhiều so với những bậc đế vương
Theo Paul Meany tại Libertarianism.org nhận xét, “Ông đã không đồng tình với phương cách trừng phạt nặng tay.” Ông đã nhắc đến điều này một cách rõ ràng trong một câu chuyện về người nông dân:
“Một ngày nọ, có người nông dân đang đi thăm đồng. Khi thấy lúa chưa sẵn sàng để thu hoạch, ông lo lắng nên đã ngắt bỏ đọt non để cây phát triển nhanh hơn. Khi ông về nhà và kể cho gia đình mình nghe, con trai ông ra đồng kiểm tra và thấy rằng lúa đều bị héo rũ. Đạo lý rút ra từ câu chuyện này là không nên ép buộc một thứ gì đó và bắt chúng phát triển ý mình. Thay vào đó, bạn phải tạo ra một môi trường thích hợp. Tương tự, con người thăng hoa về mặt đạo đức không phải từ mệnh lệnh hay đe dọa trừng phạt.”
Một số người muốn cai trị những người khác, và gần như giống những gì định nghĩa, họ hầu như luôn là những người ít thích hợp nhất để làm điều đó. Thật vậy, chính phủ có thể là nghề duy nhất mà những người tốt nhất thuê lại là những người không muốn công việc đó
Tổng thống Thomas Jefferson đã viết ông chưa bao giờ “có thể tưởng tượng bằng cách gì mà bất kỳ một con người lý trí nào có thể mang lại hạnh phúc cho bản thân từ việc thực thi quyền lực đối với người khác.” Một tác giả người Anh,J. R. R. Tolkien đã nói rằng “nhiệm vụ không hợp cách nhất của bất kỳ người nào, ngay cả những vị thánh (người, ở mức độ nào đó, ít nhất là không muốn đảm nhận), là cai trị những người khác. Không ai trong một triệu người là phù hợp với nó, ít nhất là trong số tất cả những người khao khát nó.”
Nhiều thế kỷ trước, Mạnh Tử đã viết:
“Người đàn ông vĩ đại có ba điều mà ông hướng đến, và làm bá vương không phải là một trong số đó. Một là cha và mẹ ông đều sống khỏe mạnh, và tình trạng của huynh đệ không khiến ông lo lắng. Rằng khi ông nhìn lên, sẽ không có lý do gì để cảm thấy hổ thẹn với Trời cao, và khi nhìn xuống, ông cũng không cần phải đỏ mặt trước những người khác; —đây là niềm vui thứ hai. Rằng ông có thể chiêu mộ những bậc nhân tài từ khắp đất nước, hướng dẫn và bồi dưỡng họ — đây là niềm vui thứ ba.”
Khi Mao Trạch Đông áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên Trung Quốc vào năm 1949, ông ta đã cố vùi chôn những lời giáo huấn của Mạnh Tử trong hố ký ức Orwellian như một tàn tích của lịch sử “suy vi” và “phong kiến” của đất nước. Tất nhiên, lý do cơ bản cho sự thù địch của Mao lẽ ra phải rõ ràng hơn: ông ta không thể chịu đựng được một người thầy đặt câu hỏi về quyền cai trị, ủng hộ thương mại tự do và tài sản tư nhân, ưu tiên cá nhân và gia đình lên trên Nhà nước, hoặc phản đối Nhà nước theo bất kỳ cách nào nghiêm túc.
Theo Mạnh Tử, mục tiêu của Nhà nước không phải để phục vụ bản thân hoặc coi dân chúng như nông nô hay bù nhìn, mà là tạo dựng một môi trường trong đó các cá nhân có thể phát triển. Để làm một tấm gương tích cực, nhà nước nên thực hành đạo đức của chính mình. Việc đánh thuế không được vượt quá một phần chín sản lượng của chúng dân. Hơn nữa, họ không nên cố định giá cả của thị trường.
“Liệu có ai đó sẽ tạo ra một chiếc giày tuyệt vời với giá tương đương với một chiếc giày kém chất lượng không?” Ông đã đặt ra câu hỏi cho những người theo chủ nghĩa hoài nghi như vậy.
Theo Paul Meany, Mạnh Tử đã lên án những vị vua đánh thuế thần dân của họ một cách nặng nề và sau đó phô trương sự xa hoa của họ.
“Một trong những cuộc trò chuyện của Mạnh Tử, có vị vua tự hỏi liệu có công bằng khi giảm mạnh tô thuế mà ông ta đã tăng dần theo thời gian hay không. Mạnh tử hồi đáp, “Giả sử có một người hàng ngày trộm một con gà của hàng xóm. Ai đó nói với hắn: ‘Đây không phải là cách của một nam tử hán.” Sau đó hắn van nài: “Tôi có thể giảm xuống còn một con gà mỗi tháng và đợi đến năm sau sẽ dừng lại được không?”. Mạnh Tử khép lại bằng một câu châm ngôn mạnh mẽ: “Nếu thấy không đúng, thì đừng làm.”
Những nhà Nho như Mạnh Tử thừa nhận rằng nhà nước không có quyền hành tuyệt đối. Ngay cả khi bằng cách nào đó, chính phủ có khả năng quản lý vi mô mọi lĩnh vực của cuộc sống, thì làm như vậy sẽ là vô đạo đức. Các Nho gia coi trọng tự do và sống theo câu ngạn ngữ, “Đừng áp đặt lên người khác những gì bản thân mình không muốn làm.
Ở Tây phương, chúng ta thường nghĩ rằng tự do và chính phủ có quyền lực hạn chế là những nguyên tắc của Tây phương. Tuy nhiên, các học giả Đông phương như Khổng Tử và Mạnh Tử chứng minh rằng không phải như vậy. Họ đã công nhận tự do và chính phủ có quyền lực hạn chế là những yếu tố thể hiện đức hạnh hơn hai thiên niên kỷ trước. Họ đã nhận thức rõ rằng một chính phủ phô trương thanh thế, áp bức là kẻ thù của chính đức hạnh.
Trí huệ đã tồn tại rất lâu, rất lâu rồi.
Thanh Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times