Lời khuyên của tiếp viên hàng không lâu năm: 4 điều cần làm khi đi phi cơ
Một hành trình bay an toàn và thoải mái không thể thiếu sự chuẩn bị đầy đủ kỹ lường từ trước. Cô Lâm, nữ tiếp viên hàng không với 28 năm trong nghề ở một công ty hàng không cỡ lớn tại Hoa Kỳ, đã đưa ra 4 lời khuyên khi đi phi cơ.
4 lời khuyên của nữ tiếp viên hàng không lâu năm
1. Chọn công ty hàng không cỡ lớn
Mọi người khi mua hàng thông thường sẽ so sánh giá, lựa chọn hàng chất lượng tốt mà giá thành rẻ. Nhưng phương thức so sánh này không thích hợp sử dụng khi mua vé phi cơ. Bởi vì trong hành trình bay, an toàn là ưu tiên số một, lựa chọn một công ty hàng không đáng tin cậy là điều rất trọng yếu.
Cô Lâm kiến nghị, tốt nhất là chọn các công ty hàng không lớn một chút của Hoa Kỳ, Âu Châu hoặc Nhật Bản, v.v. những công ty này vận hành dưới luật hàng không nghiêm khắc, phi cơ được sửa chữa và bảo dưỡng cẩn thận, dù là sự cố lớn hay nhỏ đều sẽ được đối đãi nghiêm túc.
Ngoại trừ những nhân tố không thể khống chế như thời tiết, còn lại đối với các nhân tố khống chế được như bảo dưỡng máy móc, huấn luyện nhân viên, v.v. thì những công ty hàng không cỡ lớn đều sẽ đối đãi nghiêm cẩn. Cô Lâm cho biết, đừng vì tiết kiệm tiền mà chọn công ty hàng không giá rẻ, bởi vì thực sự rất khó chiếu cố cả hai mặt an toàn và giá vé rẻ.
2. Mặc quần áo dài tay thoải mái, mang theo nhiều hơn một bộ quần áo
Thời gian bay của phi cơ có thể từ vài tiếng cho đến trên 10 tiếng đồng hồ, do đó, nhất thiết phải mặc phục sức nhẹ nhàng thoải mái, mang giày thuận tiện dễ đi, ví dụ như giày thể thao.
Dù cho thời tiết nóng lạnh, thời gian bay dài hay ngắn, tốt nhất đều nên mặc áo dài tay và quần dài. Có 2 nguyên nhân: một là trên phi cơ khá lạnh, hai là không may gặp phải sự cố khẩn cấp cần trượt cầu phao nhanh chóng thoát thân, thì áo dài quần dài có thể giúp da tránh bị thương, bị bỏng.
Cô Lâm chia sẻ kinh nghiệm mặc quần áo khi ngồi phi cơ: bên trong mặc áo ngắn tay, rồi mặc thêm áo dài tay, bên ngoài lại mặc một áo có mũ. Mặc như thế tương đối linh hoạt, nóng thì có thể cởi ra.
Hành lý tùy thân thì có thể chuẩn bị một đôi tất dày, một đôi nịt gối, một cái khăn choàng lớn, một bộ y phục để thay.
“Cho dù là đi trong nước hay nước ngoài, trong túi nhất định phải có một đôi vớ dày và một đôi nịt gối”, cô Lâm cho biết. Nhất là đi phi cơ đường dài, đi giày sẽ không thoải mái, cô sẽ cởi giày ra, đeo tất giày và nịt gối, vừa thoải mái lại giữ ấm. Trên phi cơ không nhất định sẽ được cung cấp chăn len, cho nên có thể mang theo áo choàng để phòng bị. Cho dù có chăn thì diện tích cũng không lớn, thông thường che được bên trên thì không che được bên dưới, lúc này áo choàng có thể phát huy tác dụng.
Mang thêm một bộ y phục là để dự phòng trên phi cơ xuất hiện việc ngoài ý muốn khiến quần áo bị bẩn. Ví dụ như thân thể đột nhiên không thích ứng được và bị nôn, hoặc là làm đổ đồ uống. Từng có hành khách làm đổ đồ uống khiến quần jean bị ướt, loại vải này khô rất chậm, nhưng những bộ quần áo khác của anh ấy đều đã được ký gửi. Cô Lâm nói: “Hầu như tất cả mọi người đều không mang theo nhiều hơn, ngay cả những người có kinh nghiệm du lịch cũng không có khái niệm này, và họ không có thêm bộ quần áo nào trong hành lý xách tay.”
Những thứ kể trên, nếu như không dùng đến còn có thể cuộn lại, đặt ở phía sau lưng để chỗ ngồi trên chuyến hành trình dài càng thêm thoải mái.
3. Chuẩn bị ba lô đeo lưng để đặt vật dụng quan trọng
Vật dụng mang theo trên phi cơ, trừ hành lý tùy thân ở trên, cô Lâm kiến nghị nên mang theo một ba lô, một túi xách, trong túi có thể đặt các vật quan trọng như thẻ tín dụng, hộ chiếu, chứng minh thư, tiền mặt, điện thoại, v.v.
Một khi gặp phải tình huống khẩn cấp, hành lý tùy thân cồng kềnh sẽ không dễ lấy, bởi vì sẽ mất thời gian, hơn nữa còn ảnh hưởng đến tính mạng của người khác. Thế nhưng, túi xách có thể đeo lên để chạy. “Em trai tôi thường đi du lịch các nơi trên thế giới, cậu ấy thường mang theo một cái túi du lịch đeo cổ. Như vậy nếu như hành lý khác bị mất, thì những vật phẩm quan trọng nhất vẫn còn ở trên người”, cô Lâm chia sẻ.
Cô chỉ ra rằng, trong các chuyến du lịch, dù là ngồi phi cơ hay ngồi thuyền, những đồ quan trọng đều cần mang theo bên người.
4. Chuẩn bị bình giữ nhiệt, thức ăn
Nước là không thể mang lên phi cơ, nhưng có thể mang theo một bình giữ nhiệt hoặc bình nước rỗng, sau khi lên phi cơ nhờ tiếp viên hàng không đổ nước vào bình. Hơn nữa, không khí trên phi cơ tương đối khô, rất dễ bị khô miệng, dù có ngủ thiếp đi bạn cũng không phải lo thức dậy khát nước và hết nước.
Ngoài ra, nước lạnh trên phi cơ là nước đóng chai, và nước nóng luôn được lấy từ máy pha cà phê của phi cơ, kể cả nước pha cà phê nóng và trà nóng đều lấy từ két nước của phi cơ. Cô Lâm tiết lộ, két nước của phi cơ là bắt đầu sử dụng từ khi phi cơ xuất xưởng, phi cơ bao nhiêu tuổi thì két nước cũng bấy nhiêu tuổi. Do đó, các công ty hàng không đều cho chất khử trùng vào két nước để khử trùng. Mặc dù không ai gặp vấn đề gì với việc uống nước nóng này, nhưng nếu bạn rất quan tâm đến chất lượng nước uống, thì bạn có thể chọn chỉ uống nước lạnh.
Một vấn đề khác trên phi cơ là các món ăn không nhiều, có khi thậm chí là món ăn mà bản thân không thích. Do đó, mặc dù thức ăn loại lỏng không thể mang lên, nhưng có thể mang theo hoa quả đã bổ, salad hoặc bento, v.v. Trên chuyến hành trình dài, ít nhất có 1~2 món có thể ăn thì sẽ vui vẻ hơn. Món ăn khi đi qua chốt kiểm tra trên phi cơ, máy kiểm tra tia X có thể sẽ chiếu không ra là cái gì, nhân viên an toàn sẽ bảo bạn mở ra để kiểm tra. Cô Lâm cho biết, đây chỉ là quá trình kiểm tra an toàn, không cần quá lo lắng.
Hành trình không thuận lợi, có thể là ông Trời đang nhắc nhở
Trong hành trình bay cũng tồn tại những nhân tố không thể khống chế, chẳng hạn như chuyến bay bị hoãn, phi cơ gặp sự cố, và các tình huống không ổn khác trước khi lên phi cơ hoặc trong quá trình chuyển phi cơ… Cô Lâm với thâm niên của mình đã rút ra được một kinh nghiệm cá nhân: nếu như hành trình bắt đầu có chỗ không thuận lợi, dù là lý do gì, thì tiếp theo thông thường sẽ còn có chuyện không thuận lợi nữa đang chờ bạn. Cô kể lại hai trải nghiệm khó quên của mình:
Một lần, cô và đồng nghiệp trong chuyến bay đến Nhật Bản gặp phải tình huống cần sửa chữa phi cơ, một khi sửa là cần 4 đến 5 tiếng. Trong trường hợp này, tổ bay ban đầu có thể rời đi và yêu cầu đổi tổ bay khác, bởi vì đã quá số giờ làm việc. Đồng nghiệp rời đi rồi, các thành viên phi hành đoàn còn lại khi đến Tokyo thì không có khách sạn để nghỉ ngơi.
Một lần khác gặp phải tình huống khẩn cấp cần hạ cánh, sau khi phi cơ đáp đất an toàn, cần trì hoãn mấy tiếng mới có thể lại cất cánh. Cô Lâm quyết định về nhà trước. Kết quả Hoa Kỳ tối đó có lốc xoáy, phi cơ từ 6 giờ trì hoãn đến hơn 12 giờ đêm, cuối cùng chọn hủy chuyến bay, phi hành đoàn ở lại đợi lâu cuối cùng cũng phải về nhà.
Mặc dù không phải lần nào cũng như vậy, nhưng trải qua những sự việc gian nan, cô Lâm với hơn 20 năm kinh nghiệm bay của mình đã cảm khái rằng, “Ông Trời đôi khi sẽ cho bạn một số lời nhắc nhở, và bạn có thể nhận ra những điều đó.”