Liệu kinh tế Trung Quốc có thể chuyển đổi thành một nền kinh tế tiêu dùng?
Trong nhiều năm, nhà kinh tế học vĩ đại Michael Pettis tại Đại học Thanh Hoa đã lưu ý tầm quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc trong việc chuyển sự phụ thuộc vào tăng trưởng ra khỏi đầu tư và hướng tới tiêu dùng nhiều hơn. Khi Trung Quốc phải đối mặt với thời kỳ kinh tế được duy trì yếu nhất trong lịch sử hiện đại, thì câu hỏi đáng đặt ra là, Trung Quốc có thể chuyển hướng sang một nền kinh tế tập trung vào người tiêu dùng hơn không?
Nền kinh tế Trung Quốc là duy nhất trong số các nền kinh tế lớn do tỷ trọng khu vực gia đình thấp trong nền kinh tế vĩ mô. Hầu hết các nền kinh tế thường có khu vực gia đình chiếm 60-75% hoạt động. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, tỷ trọng của khu vực gia đình trong nền kinh tế dao động quanh khoảng 70%. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, các gia đình chỉ chiếm khoảng 45%. Sự khác biệt này tạo ra nhiều vấn đề khác nhau, từ việc hiểu sai dữ liệu kinh tế căn bản cho đến cách giải quyết các vấn đề chính sách như chuyển dịch hoạt động.
Vấn đề đầu tiên mà sự khác biệt này tạo ra là khi các nhà phân tích so sánh dữ liệu xuyên quốc gia về nợ so với GDP ở nhiều định dạng khác nhau, chẳng hạn như nợ gia đình với GDP. Do sự khác nhau rõ rệt về tỷ trọng thu nhập trong nền kinh tế giữa khu vực các gia đình ở Trung Quốc và các quốc gia khác, nên các gia đình Trung Quốc có thu nhập để trả nợ thấp hơn nhiều so với các gia đình ở các quốc gia khác. Trên thực tế, nếu chúng ta điều chỉnh mức nợ của gia đình so với thu nhập của gia đình thay vì so với GDP, thì các gia đình Trung Quốc thuộc diện một số nước mắc nợ nhiều nhất trên thế giới, thậm chí nhiều hơn cả Hoa Kỳ và hầu hết các nước OECD vốn đang trả một tỷ trọng thu nhập cao hơn đáng kể cho việc trả nợ đến hạn do chênh lệch lãi suất.
Sự điều chỉnh đơn giản, thường bị bỏ qua này có những ý nghĩa quan trọng đối với cách chúng ta khái niệm hóa việc chuyển từ mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư cơ sở hạ tầng sang mô hình tăng trưởng dựa vào tiêu dùng. Trong khi 45% tỷ lệ gia đình cho thấy trên bề mặt thì tiêu dùng của Trung Quốc có thể tăng lên đáng kể, nhưng thực tế lại rất khác.
Người tiêu dùng Trung Quốc chỉ đơn giản là không có khả năng tài chính để tăng tỷ trọng tiêu dùng. Doanh số bán địa ốc giảm trong khi doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ danh nghĩa không đổi, có nghĩa là sau khi tính đến lạm phát tăng cao, người tiêu dùng Trung Quốc đang mua sắm ít hơn so với một năm trước. Nợ cao — với phần lớn thu nhập được dùng để trả nợ — các gia đình Trung Quốc đơn giản là không có sự linh hoạt về tài chính để tăng chi tiêu.
Mặc dù một số người có thể cho rằng tỷ lệ tiết kiệm của các gia đình Trung Quốc cao sẽ hỗ trợ cho sự thoái lui giúp tạo ra con đường chuyển đổi dần dần sang nền kinh tế do tiêu dùng dẫn dắt, nhưng hy vọng này cũng được xây dựng dựa trên một quan niệm sai lầm.
Các khoản tiết kiệm thường được xem là những tài sản tài chính có tính thanh khoản cao, có thể được sử dụng trong lúc túng quẫn, chẳng hạn như các khoản tiền gửi ngân hàng hoặc các loại cổ phiếu nắm giữ trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, cùng lúc chúng ta lại chứng kiến các gia đình Trung Quốc tiết kiệm ở mức cao và đồng thời trở nên mắc nợ nhiều. Làm thế nào để chúng ta đưa những biến số dường như trái ngược này thành một cách hiểu nhất quán?
Người Trung Quốc đang tiết kiệm và đang vay với lãi suất cao để hỗ trợ cho những giao dịch mua địa ốc vẫn được xem là do nhà nước hậu thuẫn. Vậy tại sao thực tế này lại quan trọng? Nó có nghĩa là cả hai biến số trên đều đúng, nhưng các gia đình Trung Quốc đang rút dần tiền tiết kiệm của mình để mua địa ốc. Các khoản tiết kiệm vẫn được tính là tiết kiệm của gia đình nhưng [chỉ] để lại cho gia đình một khoản dự phòng tối thiểu trong trường hợp khẩn cấp. Thật sai lầm khi tin rằng tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ cứu được người tiêu dùng vay nợ quá mức, đang dần khánh kiệt, và chỉ muốn tìm cách trả gánh nợ cao.
Vì vậy, nếu thu nhập của các gia đình với tư cách là một tỷ trọng trong thu nhập quốc dân ở mức thấp là một vấn đề, thì liệu có thể phân phối lại thu nhập từ đầu tư cho các gia đình để họ có thể tăng tổng tiêu dùng không? Việc thay đổi thu nhập trong một nền kinh tế, trong khi chưa cần bàn đến các khía cạnh chính trị nan giải của một hành động như vậy ngay cả khi là ở Trung Quốc, sẽ không chỉ đơn giản là một cái búng tay để chuyển tiền giữa các tài khoản. Di chuyển khỏi các ngành đầu tư đòi hỏi phải giảm việc làm và hoạt động trong các ngành vay nợ cao, chiếm một lượng lớn tài sản ngân hàng, và cần viện đến hàng triệu người.
Giả sử nhà nước thậm chí muốn ưu tiên thay đổi khỏi một nền kinh tế phụ thuộc vào đầu tư, thì một câu hỏi lớn là liệu các công ty từ thép đến phát triển địa ốc có thể tồn tại mà không kéo ngành ngân hàng xuống — ngay cả trong điều kiện có các mức xu hướng hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp của nhà nước như hiện nay — hay không. Các nhà máy thép không chỉ đơn giản là tự nhiên trở thành các ngành kỹ nghệ có công nghệ cao, và những khoản nợ của các nhà phát triển địa ốc không chỉ đơn giản là tự nhiên biến mất khi họ phá dỡ một tòa nhà. Bắc Kinh nhận thấy họ ở trong vị thế khó khăn khi không nhất thiết muốn hỗ trợ những ngành kỹ nghệ đang thất bại này, nhưng trái lại, nếu không làm vậy thì họ có nguy cơ hủy hoại toàn bộ nền kinh tế. Hỗ trợ cho các ngành này sẽ hút hết các nguồn lực có thể được sử dụng để phát triển các ngành kỹ nghệ khác, khi chúng ta giả định rằng Bắc Kinh thậm chí thực sự muốn rời bỏ tăng trưởng do đầu tư dẫn dắt.
Nhiều năm trước đây, trước khi đạt đến thời điểm nền kinh tế rơi vào tình trạng lâm nguy này, Bắc Kinh [lẽ ra] đã có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào tăng trưởng do đầu tư dẫn dắt mà không phá hủy lĩnh vực tài chính. Đến năm 2022 thì giả định rằng — nếu Bắc Kinh không hỗ trợ những ngành kỹ nghệ thất bại này, thì chúng có thể sụp đổ mà không khiến phần còn lại của nền kinh tế rơi vào một cuộc khủng hoảng — đã không còn là điều chắc chắn.
Vấn đề căn bản là tất cả số nợ mà Trung Quốc đã hấp thụ — từ các tập đoàn đến các gia đình, đã được sử dụng để mua các tài sản đơn giản là không phù hợp với giá cả dựa trên dòng tiền. Cho dù đó là địa ốc có giá trị gấp 30-50 lần thu nhập hay các tuyến đường sắt cao tốc đã vay rất nhiều để xây dựng một mạng lưới trên toàn quốc với lượng hành khách thấp trên hầu hết các tuyến, thì số nợ đó đã không được sử dụng một cách khôn ngoan để tạo ra tài sản sinh lợi với một dòng tiền phục vụ cho việc trả nợ.
Trên thực tế, một lượng lớn các khoản nợ được sử dụng để đầu tư đã được sử dụng để tiêu dùng. Ví dụ, với việc các chính quyền địa phương bán đất cho các nhà phát triển địa ốc, doanh thu nhận được từ các giao dịch mua địa ốc của người tiêu dùng đã được sử dụng cho hàng hóa và dịch vụ công. Các khoản tiết kiệm đã được chi xài và nợ do người tiêu dùng vay để mua tài sản trên thực tế đã được sử dụng để ứng trước cho việc cung cấp dịch vụ công cồng kềnh. Việc mua tài sản địa ốc với giá được thổi phồng lên cao chỉ hợp lý khi kỳ vọng rằng giá tài sản tiếp tục tăng gần hai con số trong nhiều năm tới — một kịch bản khó xảy ra ngay cả trong tình huống tốt nhất.
Với lượng nợ rất lớn hoặc được phân phối cho các mục đích sử dụng hoặc tiêu dùng không sinh lợi và các ngành công nghiệp đang nguy khốn cần có sự hỗ trợ của nhà nước, Bắc Kinh thiếu sự linh hoạt về tài chính để tạo ra cú hích chuyển nguồn lực khỏi các ngành công nghiệp không hiệu quả sang tiêu dùng nhiều hơn. Một lượng lớn những gì chúng ta cho là các khoản tiết kiệm và đầu tư thực ra nên được xem là tiêu dùng. Tuyến đường sắt cao tốc không tạo ra gần đủ doanh thu để đáp ứng nghĩa vụ trả nợ của nó có thể mang lại hiệu ứng lan tỏa xã hội khiến nó trở thành tích cực — nhưng làm thế có nghĩa là khoản nợ ấy cần được xã hội hóa và xóa bỏ. Với hệ thống tài chính đang bấp bênh, Bắc Kinh không thể làm được điều này ở cấp độ quốc gia mà không có một lượng lớn vốn ngân hàng mới.
Một thực tế đáng tiếc là Trung Quốc cần phải xóa bỏ một lượng lớn tài sản và huy động một lượng vốn rất lớn cho các ngân hàng của mình. Chỉ đơn giản là không thể thay đổi mô hình tăng trưởng của Trung Quốc [hiện nay] sang ưu tiên tiêu dùng nếu không có một sự tỉnh giấc để quay về thực tế trong lĩnh vực tài chính. Giảm thiểu tăng trưởng sẽ gây nguy cơ đẩy những lĩnh vực không sinh lợi này rơi vào phá sản, tạo ra một cuộc khủng hoảng vĩ mô lớn.
Nhận định cho rằng Trung Quốc cần chuyển đổi mô hình căn bản của tăng trưởng và kinh tế là một đánh giá rất chính xác. [Nhưng] thực tế khó khăn là sự chuyển đổi này không thể không gây ra các cuộc khủng hoảng lớn hơn.
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times