Lâu đài Rosenborg: Cung điện thời Phục Hưng của Đan Mạch
Trong loạt bài ‘Kỳ quan kiến trúc: Nghệ thuật truyền cảm hứng cho chúng ta qua các thời đại’ kỳ này, chúng ta tìm hiểu về một lâu đài hoàng gia mở cửa cho công chúng.
Cảnh quan bên ngoài của Lâu đài Rosenborg nổi bật với khu vườn đối xứng. Mặt tiền bằng gạch đỏ cùng những tháp cao, tháp pháo, và đầu hồi là đặc trưng của phong cách Phục Hưng Hà Lan, đã truyền cảm hứng cho kiến trúc Đan Mạch sau này. Tương truyền rằng, Vua Christian Đệ tứ đã thiết kế một phần Lâu đài Rosenberg, cùng với các kiến trúc sư Bertel Lange và Hans van Steenwinckell, vào đầu những năm 1600. Ban đầu, lâu đài là một cung điện nghỉ dưỡng nhỏ, nhưng qua nhiều lần mở rộng, đến năm 1633, lâu đài đã trở thành công trình đồ sộ như ngày nay. (Ảnh: 111 photo/Shutterstock)
Ariane Triebswetter
Ariane Triebswetter
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cô Ariane Triebswetter là một ký giả tự do quốc tế, có nền tảng về văn học hiện đại và âm nhạc cổ điển.
Nằm giữa lòng Copenhagen, Đan Mạch, lâu đài Rosenborg được xây dựng như một cung điện nghỉ dưỡng theo phong cách Phục Hưng. Với những nét kiến trúc tinh xảo và lịch sử phong phú trải dài 400 năm, công trình này từng là nơi cư ngụ của gia đình hoàng gia Đan Mạch.
Được Vua Christian Đệ tứ cho xây dựng từ năm 1606 đến năm 1624, Lâu đài Rosenborg là một trong số nhiều cung điện ấn tượng dưới thời vị vua này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Lâu đài Rosenborg là nơi yêu thích của Vua Christian và từng là địa điểm tổ chức nhiều sự kiện quan trọng.
Gia đình hoàng gia Đan Mạch sử dụng Lâu đài Rosenborg làm nơi nghỉ mát mùa hè cho đến thế kỷ 18. Sau năm 1710, cung điện được chuyển thành nơi cất giữ báu vật hoàng gia. Năm 1838, gia đình hoàng gia mở cửa lâu đài cho công chúng. Nơi đây trưng bày một lượng lớn các căn phòng và đồ vật hoàng gia, hé lộ sự giàu có và lối sống trong quá khứ của vương triều Đan Mạch.
Lâu đài Rosenborg được xây dựng theo lối kiến trúc Phục Hưng lộng lẫy lấy cảm hứng từ Hà Lan, các khu vườn rộng lớn, và có kho báu hoàng gia với những món vương miện và đồ trang sức, thuộc vào hàng tinh xảo nhất thế giới. Cung điện cũng trưng bày các căn phòng được bảo tồn nguyên vẹn từ thế kỷ 17, với đồ nội thất và chân dung các vị quân chủ Đan Mạch từ Christian Đệ tứ đến Frederik VII. Trong đó gồm có phòng ngai vàng, Đại sảnh Cẩm thạch, và Sảnh Hiệp sĩ được trang trí lộng lẫy với các tấm thảm và đồ nội thất xa hoa.
Là một trong những lâu đài Phục Hưng được bảo tồn tốt nhất trên thế giới, Lâu đài Rosenborg tái hiện đời sống thường nhật và các ngày lễ hội của các vị vua Đan Mạch cách đây nhiều thế kỷ.Phòng ngai vàng, do họa sĩ Tân cổ điển Đan Mạch kiêm giáo sư tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Đan Mạch thiết kế, vẫn còn nguyên vẹn như ngày nào. Căn phòng này tỏa sáng với những gam màu mạnh mẽ và sự đối xứng nghiêm ngặt. Ở phía trái người xem, ngôi báu đăng quang chạm khắc tinh xảo được bao quanh bởi ba con sư tử bạc, sàn ô vuông bằng đá cẩm thạch, và những tấm thảm dệt lộng lẫy kể về những trận chiến giữa Đan Mạch và Thụy Điển. (Ảnh: Sergii Figurnyi/Shutterstock)Phòng Hiệp sĩ tôn vinh di sản quân sự của Đan Mạch, trưng bày bộ sưu tập áo giáp, vũ khí, và các cổ vật lịch sử khác. Căn phòng được hoàn thiện vào năm 1624, ban đầu là phòng khiêu vũ và sau đó trở thành nơi tiếp khách. Vua Christian Đệ ngũ đã lắp đặt 12 tấm thảm dệt kể lại các chiến thắng của nhà vua trong Chiến tranh Scania (1675-1679). Bên trên các tấm thảm, trần thạch cao có từ thế kỷ 18 có quốc huy Đan Mạch, với bốn bức chân dung (bị mờ trong ảnh này) của họa sĩ lịch sử Đan Mạch Hendrick Krock, trưng bày bốn báu vật hoàng gia: vương miện, quả cầu, thanh kiếm, và vương trượng. (Ảnh: Andrey Shcherbukhin /Shutterstock)Ban đầu là phòng ngủ của Vương hậu Kirsten Munk, người vợ thứ hai của Vua Christian Đệ tứ, phòng cẩm thạch này hé lộ quyền thế và sự giàu có của hoàng gia Đan Mạch. Năm 1668, Vua Frederik Đệ tam cho tân trang căn phòng theo phong cách Baroque vô cùng lộng lẫy để tôn vinh chế độ quân chủ. Trần thạch cao có hình ảnh trẻ em có cánh bụ bẫm (putti) cầm các biểu tượng của vương quyền. Những khu vực hình trái tim xung quanh putti thể hiện các thành phần riêng biệt của quốc huy Đan Mạch. Bức tường được ốp đá cẩm thạch giả, vốn tốn kém hơn đá cẩm thạch thật vào thời điểm đó, và cũng được trang trí với các huy hiệu. (Ảnh: Sergii Figurnyl/Shutterstock)Phòng này trước đây là phòng khách của Vương hậu Kirsten Munk và được Vua Frederik Đệ tam trang trí lại. Bếp lò trung tâm màu đỏ và vàng có từ thời Vua Christian Đệ tứ và bức tranh trên trần nhà mô tả một dàn nhạc. Người ta cho rằng Benoît Le Coffre, họa sĩ hoàng gia dưới thời Vua Frederik Đệ tứ, đã vẽ một số phần của các dải trang trí bên ngoài và bên trong trần nhà với hình ảnh trẻ em đang nhảy múa và chơi đùa. (Ảnh: trabantos/Shutterstock)Phòng lớn của Vua Frederik Đệ tứ từng là phòng tiếp khách em gái ông, Công chúa Sophie Hedevig. Nơi đây nổi bật với những tấm trần đầy màu sắc do Anders Niels vẽ vào năm 1623 và một chùm đèn pha lê đá với các nhánh thép do ông Anton Matthias Joseph Domanöck ở Vienna chế tạo. Các bức tường được phủ vải Hà Lan và treo các bức chân dung của Vua Christian Đệ tứ và gia đình. (Ảnh: mary416/Shutterstock)Căn phòng duyên dáng này từng thuộc về Công chúa Sophie Hedevig. Bức tường được bao phủ bởi những tấm thảm dệt tay miêu tả cảnh đời của Alexander Đại đế, có xuất xứ từ một xưởng dệt nổi tiếng ở vùng Flanders, Bỉ. Sàn gỗ ghép được chuyển từ phòng của Vua Christian Đệ tứ vào khoảng năm 1870 từ Cung điện Frederiksberg. Nhiều đồ vật và đồ đạc trưng bày trong đây từng thuộc về phòng của Vua Christian Đệ tứ và có niên đại từ thế kỷ 18. (Ảnh: Sergii Figurnyi/Shutterstock)
Bạn có muốn xem các loại bài viết về nghệ thuật và văn hóa khác không? Vui lòng gửi email cho chúng tôi ý tưởng hoặc đóng góp theo địa chỉ [email protected]
Thị trưởng San Francisco đã ra lệnh cho các ban ngành và nhân viên thành phố ưu tiên các dịch vụ tái định cư cho người vô gia cư trước khi cung cấp các trợ giúp khác.
Ngũ Giác Đài cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các bước để giảm thiểu khả năng Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này leo thang hơn nữa ở Trung Đông.
Nền kinh tế Hoa Kỳ đã tạo ra ít việc làm hơn dự kiến trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, báo hiệu rằng thị trường lao động có thể đang trải qua quá trình giảm tốc nhanh chóng.
Imane Khelif đã giành được một huy chương Olympic tại Thế vận hội Paris 2024 sau khi chiến thắng trước Anna Luca Hamori của Hungary với tỷ số 5–0 trong trận tứ kết ở hạng cân 66kg nữ.