Làm sao để vượt qua những đau thương trong đời?
Những vết thương khắc sâu trong nội tâm…
Khi nói đến lòng khoan dung và tha thứ, câu mà chúng ta thường được nghe là: “Đừng chăm chăm vào những tổn thương mà người khác đã gây ra cho mình”, “hãy trút bỏ những vướng mắc trong lòng, rồi bạn mới có thể thản nhiên tiến về phía trước”. Những người theo đạo Cơ Đốc thì thường nói: “Đừng sa vào những mánh khóe của Sa-tan! Hãy chọn cách để khiến tình thương thắng thế”.
Trên thực tế thì sao? Những người bị thương thường rất khó phục hồi mà không có vết tích. Rất nhiều người không biết rằng thương tổn chính là một phần không thể trừ bỏ trong cuộc sống. Dù đã tha thứ cho đối phương, nhưng vết sẹo vẫn hằn sâu bên trong trái tim. Điều này cũng có nghĩa là, chúng ta có thể tha thứ, nhưng không nhất định có thể quên đi.
Tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ về những người bị tổn thương nhưng không thể xóa nhòa khỏi trí nhớ, hoặc thậm chí không thể làm vơi đi. Để bạn đọc không đau lòng, vậy nên ở đây tôi sẽ không đi vào quá chi tiết, mà chỉ lấy một ví dụ.
Thời gian trước đây tại Trung Quốc, một cậu bé 3 tuổi bị bạo hành khi được điều trị trong bệnh viện đã nói rằng: “Con mong bố mất sớm”. Năm phút sau, cậu bé này qua đời.
Trên thực tế, từ những bản tin tức, có lẽ mọi người cũng đều biết hoặc từng nghe về một số sự việc khiến người ta cảm thấy đau lòng.
Người ta thường cho rằng, nếu vết thương không còn rỉ máu và đã lành, thì có thể buông bỏ mọi chuyện, nhưng thực tế không phải vậy. Nỗi đau buồn nặng trĩu khắc sâu trong tâm có thể khiến cho nội tâm của một người suy sụp.
Tổn thương là đến từ con người, không phải từ Chúa
Có người hỏi rằng, nếu thực sự có Chúa, và nếu Chúa thực sự yêu thương con người, tại sao ông ấy có thể nhẫn tâm cho phép những tổn thương ấy xảy ra?
“Kinh Thánh” nói rằng Chúa đã tạo ra con người. Và Chúa tạo ra con người chứ không phải “người máy”. Chúa tạo ra con người có “tư tưởng tự chủ”, có thể làm điều mình muốn làm, vì vậy con người phải có trách nhiệm với hành vi của mình.
Adam và Eva đã bị con rắn cám dỗ mà phạm vào điều cấm, và bị phạt đuổi ra khỏi Vườn Địa Đàng. Khởi nguyên là do con rắn dụ dỗ, nhưng ăn trái cấm lại là lựa chọn của tư duy thuộc về bản thân họ.
Bởi vậy, tổn thương là đến từ con người, không phải đến từ Chúa.
Con người sống thành quần thể trong xã hội, vì vậy trong suốt cuộc đời, con người ít nhiều sẽ bị tổn thương về thể chất và tâm lý mà không ai có thể tránh khỏi.
Cũng chính vì điều này mà tôi thường cảm ơn Chúa, bởi khi con người đau khổ, Ngài đã giúp con người có được sự an ủi trong trái tim, và nhờ có đức tin, con người có cơ hội xây dựng lại bản thân sau mỗi lần suy sụp.
Đức tin không thể giúp con người tránh khỏi tổn thương và đau khổ, nhưng đức tin có thể giúp con người trong tổn thương và đau khổ mà có thể “tái sinh”.
Đức tin cũng giúp chúng ta có thể “yêu thương” và giúp đỡ những người gặp khó khăn, giống như Chúa Jesus đã từng làm. Và nếu ai ai cũng đều có thể làm được như thế, thì sự tổn thương và nạn nhân sẽ dần dần biến mất.