Lạm phát tại nhà máy của Trung Quốc tăng tốc lên mức cao nhất trong 26 năm, tuy nhiên nhu cầu vẫn yếu
Vào tháng Mười, giá nhập khẩu tại nhà máy của Trung Quốc tăng với tốc độ nhanh nhất trong 26 năm, nhưng các nhà sản xuất không có cách nào để bù đắp chi phí do nhu cầu tiêu dùng vẫn còn yếu.
Giá tại nhà xưởng đề cập đến chi phí mà các nhà bán buôn mua nguyên vật liệu từ nhà sản xuất, không tính đến phí vận chuyển và phân phối.
Theo một tuyên bố hôm 10/11 từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), Chỉ số giá của nhà sản xuất (PPI) đã tăng 13.5% kể từ tháng 10/2020, vượt xa mức tăng 10.7% của tháng Chín.
Đây là mức tăng đáng kể nhất kể từ năm 1995, và nhanh hơn mức dự báo 12.4% của các nhà phân tích do Reuters thăm dò.
Theo dữ liệu của NBS, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc đã tăng 1.5% kể từ tháng Mười năm ngoái, tăng so với mức tăng 0.7% của tháng Chín. Một lần nữa, chỉ số này đã vượt qua mức tăng 1.4% theo dự đoán từ cuộc thăm dò của Reuters.
Chênh lệch tỷ giá giữa PPI và CPI của Trung Quốc đã lên tới 12% trong tháng Mười – là khoảng cách lớn nhất trong ba thập kỷ, tăng từ 10% vào tháng Chín.
Trong một báo cáo, ông David Qu, nhà kinh tế Trung Quốc tại Bloomberg Economics, cho biết, sự chênh lệch đáng kể như vậy trong hai chỉ số lạm phát chủ yếu – với giá của nhà sản xuất tăng lên và giá tiêu dùng hạ nhiệt – cho thấy căng thẳng tiềm ẩn đáng kể trong nền kinh tế.
Ông Dong Lijuan, một nhà thống kê cấp cao tại NBS, cho biết mức tăng PPI của tháng Mười là do “nguồn cung cấp nguyên liệu thô và năng lượng quan trọng trong nước đang thiếu hụt.”
Ông Dong cho biết thêm, giá nguyên liệu sản xuất trong tháng Mười đã tăng 17.9% so với một năm trước đó, trong khi giá trong ngành khai thác và rửa than tăng 103.7%.
Về PPI của Trung Quốc trong tháng Mười, giá nhiên liệu và điện tăng 40.7%, giá vật liệu kim loại màu và dây điện tăng 25.8%, và giá nguyên liệu hóa chất tăng 24.9%.
Đối với chỉ số giá tiêu dùng CPI, nhu cầu tiêu dùng vẫn tương đối yếu và lạm phát chuyển từ người sản xuất sang người tiêu dùng nhìn chung đã giảm xuống.
Giá thực phẩm, thuốc lá, và rượu giảm 0.9% so với cùng kỳ năm ngoái; giá giao thông và thông tin liên lạc tăng 7%; giá nhu yếu phẩm hàng ngày tăng 0.9%; giá chăm sóc y tế tăng 0.6%, và giá quần áo tăng 0.5%.
Ông Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, cho biết: “Nguy cơ lạm phát tiếp tục gia tăng.”
Ông cảnh báo rằng giá tiêu dùng có thể sẽ tăng nhanh hơn trong những tháng tới do các doanh nghiệp đối mặt với hàng tồn kho cạn kiệt, và buộc phải chuyển chi phí cao hơn cho khách hàng.
Một số đại công ty thực phẩm Trung Quốc gần đây đã công bố giá bán lẻ tăng do chi phí sản xuất ngày càng tăng làm xói mòn biên lợi nhuận. Các công ty như đại công ty sản xuất dấm Jiangsu Hengshun, Công ty Hương liệu và Thực phẩm Foshan Haiti, và công ty Thực phẩm đông lạnh Phúc Kiến Anjoy Foods thuộc những công ty đã tăng giá.
Các dấu hiệu khác cũng cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang mất đà, với mức tăng trưởng quý 4 được dự đoán rộng rãi sẽ giảm tiếp hơn nữa từ mức thấp nhất trong một năm là 4.9% trong quý 3.
Tháng trước, các nhà phân tích tại Barclays đã cắt giảm 1.2% trong dự báo GDP quý 4 của họ đối với Trung Quốc xuống còn 3.5%.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cảnh báo về suy thoái kinh tế vào đầu tháng 11, khi các ca nhiễm COVID-19 lây truyền tại các địa phương mới tăng lên mức cao nhất trong gần 3 tháng, điều này dẫn đến chính phủ Trung Quốc phải đưa ra các hạn chế mới, bao gồm lệnh cách ly dựa trên dữ liệu định vị ảnh di động.
Reuters đã đóng góp vào báo cáo này.
Do Fran Wang thực hiện
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The EPoch Times
Xem thêm: