Lạm phát sẽ chuyển thành lạm phát đình trệ?
Liệu lạm phát có chuyển thành lạm phát đình trệ? Với lạm phát đạt mức cao nhất trong 40 năm, đó là câu hỏi ngay bây giờ.
Hiện tại, Wall Street và Fed đang nói rằng không xảy ra lạm phát đình trệ, dự báo mức lạm phát thực tế đáng kể là 3.7% vào năm 2022, 2.7% vào năm 2023 và 2.3% vào năm 2024. Đây không phải là những con số hoành tráng, nhưng chúng cũng không đến mức suy thoái.
Tất nhiên, đội ngũ trong mơ đó của Wall Street và Fed dự báo sai lạm phát ở mức độ khủng khiếp vào năm ngoái: vào giữa tháng 10/2021, cuộc khảo sát của Tạp chí Wall Street với các nhà kinh tế đã dự đoán lạm phát 5.25% vào tháng 12 – chỉ hai tháng sau đó. Chỉ số giá tiêu dùng thực tế trong tháng 12 là 9.5% hàng năm và là 7.1% so với cùng thời kỳ năm 2021. Điều đó khá đáng xấu hổ đối với dự đoán trong 2 tháng về một con số tổng thể lớn như lạm phát.
Ngẫu nhiên là, trong cùng một cuộc khảo sát đó, nhà kinh tế thông thường dự đoán chuỗi cung ứng sẽ được thông vào tháng Sáu năm nay – chỉ 4 tháng nữa. Vì vậy, chúng ta sẽ xem liệu họ có tự lừa dối mình giống như thế không, hay là giống như con khỉ hoang dã ném phi tiêu, họ sẽ có thể đúng.
Vì vậy, những con khỉ có đúng về [dự báo] tăng trưởng không? Hoặc, giống như “lạm phát nhất thời”, họ sẽ lại ném ra những thứ mà những con khỉ thường ném?
Dữ liệu nhiễu loạn, Chính sách nhiễu loạn
Vấn đề cho đến nay là dữ liệu quá nhiễu loạn từ sự gián đoạn COVID: nếu chính phủ áp đặt, sau đó loại bỏ, sau đó áp đặt lại các biện pháp theo cuộc thăm dò ý kiến mới nhất, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh thống kê. Tuy nhiên, sự gián đoạn do COVID đang dần nhỏ lại, có nghĩa là chúng ta đang bắt đầu có được bức tranh về nền kinh tế cơ bản trông như thế nào. Như ông Warren Buffett đã nói một câu nổi tiếng, “Khi thủy triều rút, chúng ta sẽ thấy ai đang bơi mà không mặc đồ”. Các hạn chế về COVID ngày càng rút đi. Vì vậy, bây giờ chúng ta thấy được những gì còn lại.
Nói tóm lại là mọi thứ không đẹp. Fed Atlanta thực hiện đánh giá gần như theo thời gian thực về GDP, và họ nói rằng chỉ số này hiện ở mức 0.7% trên thực tế. Chỉ số này khoảng tương tự sự gia tăng dân số của Hoa Kỳ, có nghĩa là nền kinh tế hiện tại đang đi vào bế tắc. Hay còn gọi là sự đình trệ.
Trong khi đó, tất nhiên, lạm phát tiếp tục gây ngạc nhiên theo chiều ngược lại – đúng là, gây ngạc nhiên cho Wall Street và Fed, không nhất thiết phải làm nhiều người trong chúng ta ngạc nhiên — vào thời điểm tháng trước là mức 8.0% tính theo năm – mức 7.5% nóng rẫy so với cùng thời kỳ năm 2021.
Hãy đặt hai loại chỉ số đó lại với nhau và quý vị sẽ có lạm phát đình trệ – giá cả tăng trong khi nền kinh tế đình trệ.
Theo Atlanta Fed, chúng ta đã ở trong tình trạng đó rồi. Vậy, tình hình lạm phát đình trệ này có kéo dài tiếp không?
Tôi sẽ trình bày ngắn gọn những gì tôi nghĩ là các mối đe dọa đối với tăng trưởng, và khả năng mà tôi nghĩ là tình huống rằng chúng ta tự trấn an bản thân và quay trở lại mức tăng trưởng khá, mà có hoặc không có lạm phát. Hoặc, mặt khác, trường hợp bi quan trong đó nền kinh tế rơi vào cảnh lặp lại của những năm 1970 — giá cả tăng vọt, việc làm khan hiếm, các thành phố lạc hậu, và sự suy giảm quốc gia.
Trường hợp bi quan
Hai cách tốt nhất để chính phủ làm sụp đổ nền kinh tế là các quy định và thuế. Cả hai cách này đều kìm hãm sự tăng trưởng so với năm trước, nhưng để thực sự châm ngòi cho một vụ tai nạn thì một hoặc cả hai phải trở nên tồi tệ hơn nhiều, mà tồi tệ một cách đột ngột là lý tưởng.
Hiện tại, các đợt tăng thuế lớn là điều không xảy ra trong tương lai gần. Điều này là do ông Joe Biden và các nghị sĩ của Quốc hội không được ưa chuộng và có lợi thế đa số rất nhỏ, trong khi đồng thuận ở DC là Đảng Cộng Hòa sẽ tái chiếm Quốc hội vào năm 2022, chấm dứt giấc mơ tăng thuế của những người điều khiển ông Biden.
Tất nhiên, một số tiểu bang đang cố gắng tăng thuế, như California, nhưng các tiểu bang chỉ có thể tăng quá nhiều trước khi các công ty bỏ trốn. Thật vậy, với rất nhiều người lao động có thu nhập cao hiện được tự do về địa điểm nhờ vào chính các đợt phong tỏa COVID đó, các tiểu bang như California có thể thấy một điều gì đó mới mẻ: hàng ngàn gia đình với thu nhập sáu con số chạy trốn đến Arizona, Texas, hoặc Florida.
Vì vậy, với những ràng buộc đó, tôi không nghĩ rằng thuế làm chúng ta sụp đổ trừ khi người Mỹ thức dậy vào một buổi sáng và quyết định rằng họ khá thích ông Biden. Tôi sẽ để quý vị tự tính toán xác suất đó.
Tuy nhiên, điều khá đáng sợ là các quy định. Việc tăng quy định theo kiểu năm 1970, giống như thuế, bị vô hiệu hóa do ông Biden không được ưa chuộng và lợi thế đa số rất nhỏ của Quốc hội. Nhưng vẫn còn rất nhiều thiệt hại có thể đến từ các Lệnh Điều hành của ông Biden (EO’s). Nếu quý vị không phải là người Mỹ hoặc nếu quý vị bàng quang một cách vô tư về DC, thì trong hệ thống của Hoa Kỳ, EO là những quyền lực trên phạm vi rộng mà một tổng thống phải áp đặt nhiều yêu cầu và hạn chế khác nhau trên toàn nền kinh tế. Ông Trump đã nhiệt tình sử dụng chúng để giảm thiểu thiệt hại kinh tế, và những người điều khiển ông Biden cũng có thể nhiệt tình sử dụng chúng để tối đa hóa thiệt hại kinh tế.
Bây giờ, chúng ta vẫn chưa nghe nhiều về EO, vì họ cần thời gian để tuân thủ các quy tắc hành chính nên họ vẫn từ từ. Nhưng có cả một chuỗi những điều đó đang sắp xảy ra. Gần đây tôi đã viết về một đợt tấn công tiền điện tử và những lệnh khác nhắm mục tiêu vào thị trường tài chính có thể ngăn cản sự tăng trưởng một cách thảm khốc. Còn nhiều hơn thế nữa — chúng ta có ông Biden trong 3 năm nữa.
Thiệt hại lớn
Vì vậy, sẽ có, có những mối đe dọa. Nhưng điều quan trọng là phải nhìn tổng thể và nhớ rằng đất nước Hoa Kỳ không chỉ có chính phủ – có 300 triệu người trong chúng ta đang xây dựng, sáng tạo, hối hả tìm cách giải quyết những thiệt hại của chính sách từ chính phủ.
Thực tế này được ghi lại một cách độc đáo trong câu trả lời nổi tiếng của ông Adam Smith trước một đồng nghiệp đang hoảng sợ về chính sách: “Chàng trai của tôi, có rất nhiều sự đổ nát ở một đất nước.” Các chính sách luôn có vẻ rất kinh khủng từ xa, nhưng chúng ta là những người thường tìm cách để đánh chúng thành những con sóng nhỏ khi chúng vào bờ. Không phải với mọi chính sách — những năm 1970 đã xảy ra — nhưng hầu hết là như vậy.
Thực tế này có nghĩa là ngay cả một loạt EO mới liên tục cũng sẽ gặp phải sự nỗ lực chăm chỉ hàng ngày của thế giới của 300 triệu người Mỹ mà các quan chức và chính trị gia đang cố gắng tiêu diệt. Gần đây tôi đã xem một chương trình truyền hình mà chính phủ địa phương đóng cửa một cây cầu mà một người khai thác gỗ cần, và phản ứng của ông ấy là thả nổi lại một chiếc sà lan đã bị chìm, bịt nó bằng cái gioăng của bồn vệ sinh 10 USD, và vận chuyển các khúc gỗ. Nhân con số đó với 300 triệu và Hoa Thịnh Đốn đang phải chống đỡ lại một đội quân – nhiều đội quân — khi Hoa Thịnh Đốn đang cố gắng phá hủy nền kinh tế của chúng ta.
Để minh họa cho sức mạnh của Quân đội Nhân dân này, ngay cả những năm 1970 – khi thất bại chính sách tồi tệ nhất trong đời – tăng trưởng GDP thực tế đã giảm xuống, vâng, nhưng nó đã giảm từ 4.5% trong những năm 1960 xuống còn 3.2% vào những năm 1970 – giảm một phần ba. Chắc chắn, sự sụt giảm một phần ba đó có nghĩa là hàng triệu người thất nghiệp và các thành phố sụp đổ, nhưng sự sụt giảm này cũng không có nghĩa là chúng ta đang ăn thịt mèo nhà và sử dụng các nỏ hạng nặng phòng thủ cho các trạm xăng. Họ phá hủy, chúng ta xây dựng, và có nhiều người trong số chúng ta hơn chúng.
Giờ đây, bất cứ điều gì có thể xảy ra và các mối đe dọa đối với nền kinh tế thực có thể tăng vọt nếu Hoa Thịnh Đốn đồng ý về một kế hoạch đủ ngu ngốc. Nhưng với sự không được ưa chuộng rõ ràng của cả ông Biden và Quốc hội, tôi nghĩ rằng các kịch bản thảm họa tiêu chuẩn về thuế và quy định khó có thể xảy ra. Thay vào đó, chúng ta tiếp tục khập khiễng với những chính sách tệ hại nhưng không thảm khốc mà chúng tà có.
Phần kết
Chính sách cho thấy chúng ta sẽ không nhất thiết sẽ phục hồi lại – các loại thuế, quy định và phân phối hiện có đang khiến hoạt động sản xuất bị đình trệ, kéo theo các điều chỉnh chuỗi cung ứng và những kẻ ngu ngốc ở Hoa Thịnh Đốn có thể sẽ tiếp tục cả hai loại nguyên nhân này. Nhưng tôi không nghĩ khả năng xảy ra sự sụp đổ do chính sách gây ra là cao. Còn quá sớm để đặt cược vào khả năng với tư cách là một nhà đầu tư và dù sao, các khoản đầu tư của quý vị không nên dựa trên tăng trưởng kinh tế – hãy chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất, nhưng hãy đặt cược vào khả năng xảy ra cao nhất.
Điểm cuối cùng, tất cả mối đe dọa này đi kèm với một cảnh báo lớn: Cục Dự trữ Liên bang. Tốc độ tạo tiền của Fed kể từ COVID là chưa từng có, trong khi bản thân Fed ngày càng thừa nhận các mô hình của mình là mù quáng – họ đổ lỗi những hệ quả này COVID. Kết hợp những điều này lại với nhau và Fed thực sự là một chiếc xe hơi chạy vào ban đêm, rất nhanh, không có đèn pha. Đó là một mối đe dọa thực sự, có thể ở một mức độ chưa từng thấy.
Bài viết này được trích từ CryptoEconomy. Bấm vào đây để đăng ký nhận bản tin của Peter.
Do Peter St. Onge thực hiện
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Viện Mises, được thành lập vào năm 1982, thúc đẩy việc giảng dạy và nghiên cứu trong trường kinh tế học Áo, tự do cá nhân, lịch sử trung thực và hòa bình quốc tế, theo truyền thống của ông Ludwig von Mises và ông Murray N. Rothbard. Chúng tôi tìm kiếm một sự thay đổi căn bản trong môi trường trí tuệ, thoát khỏi thống kê, và hướng tới trật tự sở hữu tư nhân.
Hoàn Nguyên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: