Kỳ 15: Long tộc thời Nguyễn
Rồng là một con vật thần thoại vô cùng phổ biến trong cả hai nền văn minh Đông và Tây. Nếu ở văn minh Tây Phương, rồng hiện thân cho cái ác, được xem như một loài quái vật thì ở Đông Phương rồng lại là một loài Thần thú cao quý, đứng đầu tứ linh, là hiện thân của Long vương, là biểu tượng của Thiên tử con Trời tại nhân gian. Truyền thuyết về Rồng tại phương Đông có nhiều vô số, vậy thì con Rồng là có thật hay tưởng tượng? Và nếu Lạc Long Quân, vị khai tổ đáng kính của tộc Việt là vua Rồng, vậy thì long tộc của Ngài là dân tộc như thế nào, có thật hay không?
EpochTimes Tiếng Việt trân trọng giới thiệu chuyên đề lịch sử TRUYỀN KỲ VỀ LONG TỘC VÀ LONG MẠCH ĐẠI VIỆT. Thông qua sử liệu và các câu chuyện truyền thuyết, hy vọng sẽ mang đến cho quý độc giả góc nhìn toàn cảnh về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của dân tộc Việt.Là một triều đại thịnh trị bậc nhất cổ kim với các vị vua hiền minh tín Phật, nên không khó hiểu khi các thành viên Long tộc lại hiện diện thường xuyên nhất trong thời đại này.
Kỳ 14: Long tộc thời Lê và công cuộc Nam tiến huy hoàng
Con đường Nam tiến vinh quang nghìn năm khởi đầu từ Tiền Lê Thái Tổ đã hoàn thành mỹ mãn kỳ diệu suốt 200 năm mở cõi của họ Nguyễn. Một triều đại thống nhất với lãnh thổ to lớn chưa từng có trong lịch sử đã xuất hiện, long tộc Thần Nông phương Nam đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình.
Đặc điểm rồng thời Nguyễn
Rồng thời Nguyễn là con rồng của triều đại phong kiến cuối cùng, cũng là triều đại lâu dài và cai quản phần lãnh thổ to lớn nhất trong lịch sử nước ta. Nên hình tượng con rồng Nguyễn cũng kế thừa và phát triển từ các hình tượng rồng Lý Trần Lê trước đó. Hình tượng rồng thời Nguyễn có tạo thân to kiểu thời Lê, kích thước ngắn hơn nhưng vẫn uốn lượn mềm mại uyển chuyển. Đuôi kiểu xoắn xòe tròn kế thừa từ con rồng thời Lê khoảng thế kỷ 18. Rồng có mắt to tròn, râu tóc tạo hình chi tiết hơn nhưng vẫn giữ kiểu má của rồng thời Lý Trần vốn ảnh hưởng của con Makara trong nghệ thuật Phật giáo (có thể do con rồng Lý là con rồng bảo hộ Phật giáo). Mang của rồng thời Nguyễn không chỉ có một xoáy như rồng Lý mà được cách điệu thành các tia lửa dài và mảnh tỏa ra sau đầu.
Như đã nói trong các phần trước, tia lửa hay mây lửa nhiều tượng trưng cho việc binh đao và binh uy. Triều đại nhà Nguyễn là một triều đại nổi danh với vũ công có thể nói là vô cùng rực rỡ nhưng cũng hứng chịu nhiều thiệt hại với rất nhiều cuộc chiến. Ta có thể thấy điều này qua thần thái của rồng thời Nguyễn, đó là thần thái uy nghiêm và hung mãnh chứ không còn thong dong nhẹ nhàng như Lý Trần, hay điềm đạm uy vũ như thời Lê trước đó.
Sứ mệnh mở cõi phương Nam, trời cho ngôi long mạch
Như đã nói trong các phần trước, long mạch nước Việt là chi phía Nam của long mạch Côn Luân vốn dành riêng cho dòng long tộc con cháu vua Thần Nông, được ông Trời an bài cho cai trị phương Nam, đối lập Bắc phương để tạo thành 1 thể Âm Dương cân bằng đúng theo quy luật vũ trụ.
Trong quy luật Âm Dương, bản thân cái Âm và Dương lớn cũng được phân chia thành các tổ hợp Âm Dương nhỏ hơn, nên Trung Hoa mới có miền Nam và Bắc với những đặc điểm trái ngược nhau trong cùng một thể thống nhất. Đại Việt là phần phía Nam đối lập với Hoa lục phía Bắc, theo thời gian cũng sẽ phát triển thành một vũ trụ Âm Dương của riêng mình, do đó nó sẽ bành trướng về phía Nam, tạo ra một lãnh thổ gồm đủ Nam – Bắc; Âm – Dương để hoàn hảo đối trọng với Trung Hoa, để hoàn thành sứ mệnh lịch sử Trời ban. Vì thế, kể từ khi nhà tiền Lê thành lập, công trình Nam tiến được khởi phát từ Lê Hoàn và được các triều đại sau đó kế tục một cách xuất sắc. Sau gần nghìn năm khổ nhọc, cuối cùng nhà Nguyễn với các vũ công huy hoàng suốt 200 năm thời các chúa và cuộc chiến 140 năm với Xiêm La đã trở thành người chiến thắng cuối cùng, hoàn thành tâm nguyện vĩ đại của nghìn năm mộng ước tiền nhân tổ tiên dân Việt.
Để có thể hoàn thành sứ mệnh vĩ đại đó, Thiên thượng đã lựa chọn vô cùng cẩn thận và an bài cho nhà Nguyễn một thời gian rất lâu dài qua vô số thử thách.
Đầu tiên là ban cho Nguyễn Kim, vị đại công thần giúp nhà Lê trung hưng có được một huyệt vị long mạch “thiên táng” để cho gia tộc ông có nền tảng bồi đắp âm đức mà gầy dựng đại nghiệp. Tương truyền khi Nguyễn Kim chết, thi hài được đưa về táng ở núi Triệu Tường (Hà Trung – Thanh Hóa). Khi đặt quan tài xuống huyệt thì trời nổi cơn sấm sét, mưa gió ầm ầm, miệng huyệt cứ từ từ khép lại. Mọi người kinh hãi bỏ chạy. Khi trời quang mây tạnh, thì nơi đặt quan tài cũ đã thành cả một triền núi đá trùng điệp, cây tốt cỏ tươi… Từ đó núi có tên mới là Thiên Tôn.
Trong các loại huyệt kết khi chôn cất, thì loại huyệt thiên táng nói trên của Nguyễn Kim là loại tốt nhất, vốn dành cho những danh thần và các đại gia tộc mang trên mình sứ mệnh lớn. Sứ mệnh của họ Nguyễn đất Gia Miêu chính là khai phá phương Nam, hoàn thành công nghiệp thống nhất quốc gia.
Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân
Sau khi Nguyễn Kim mất, binh quyền bị đoạt mất, con cả là Nguyễn Uông bị con rể là Trịnh Kiểm giết, người con còn lại là Nguyễn Hoàng tìm đến nhà lý học thiên tài Nguyễn Bỉnh Khiêm để hỏi cách bảo thân thì được câu sấm truyền:
“Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”(Núi Hoành một dải, dung thân muôn đời)
Nghe theo lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàng nhờ chị mình là vợ Trịnh Kiểm xin cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, khi ấy vẫn còn là vùng đất hoang vu, rừng thiêng nước độc và hay bị Chăm Pa quấy nhiễu. Trịnh Kiểm đồng ý cho Nguyễn Hoàng vào xứ Thuận Quảng lúc đó do nhà Mạc cai quản, ý đồ là mượn tay nhà Mạc giết Nguyễn Hoàng để ông ta khỏi mang tiếng. Nhưng trong cõi mênh mang kia đúng là có lòng trời, chính Trịnh Kiểm cũng không ngờ rằng việc đó là khởi đầu cho một vương triều mới quật khởi. Sự tàn ác thâm độc của Trịnh Kiểm lại là động lực chính để Nguyễn Hoàng khai mở ra căn cơ cho nhà Nguyễn sau này, sự sắp đặt của Trời quả là thâm sâu huyền ảo biết chừng nào. Quả thật là:
“Chớ bảo láng giềng nhện giăng lướiHãy xem ngựa chiến vượt khe ràoRồng thần há phải loài ao cạnNằm đợi trời cao gió thét gào” (Khuyết danh)
Khơi nguồn Phật pháp, củng cố long mạch
Sau khi vào đất Thuận Hóa, bằng tài năng của mình Nguyễn Hoàng đã bình định vùng này và phát triển nó thành một nơi căn cứ vững chắc. Tuy nhiên đó là về mặt vật chất mà thôi, nếu muốn khai phát nghiệp đế cho muôn đời thì cần phải làm tốt về mặt tâm linh, ắt là phải tích tụ đủ âm đức cho con cháu đời sau, làm sinh vượng cho long mạch của vùng đất đó. Sức người hoàn toàn không thể làm được chuyện này mà cần có sự an bài của Trời, có người mang sứ mệnh và sự chỉ dẫn từ Thần linh mới làm nên. Sự tích chùa Thiên Mụ là khởi nguồn của việc tích âm đức dựng nghiệp của nhà Nguyễn vậy:
“Truyền thuyết kể rằng, khi Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này.
Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hỏi ra mới biết, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.
Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh“.
Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ). Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Ông cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ Tự“ (chùa Thiên Mụ).”
Trong suốt những năm trị lý của mình ở miền Thuận Quảng, cùng với sự hiệp trợ của những bầy tôi tận tâm và có năng lực, Nguyễn Hoàng đã thi hành một nền chính trị ôn hòa, thương dân và tích cực hoằng truyền Phật Pháp. Ông đã xây dựng rất nhiều chùa chiền khắp cõi và bản thân cũng rất mộ Đạo Phật, cái tâm đó của ông ảnh hưởng rất lớn đến con cháu của toàn dòng họ từ đó về sau.
“Đoan quận công có uy lược, xét kỹ, nghiêm minh, không ai dám lừa dối. Cai trị hơn mười năm, chính sự khoan hòa, việc gì cũng thường làm ơn cho dân, dùng phép công bằng, răn giữ bản bộ, cấm đoán kẻ hung dữ. Quân dân hai xứ thân yêu tin phục, cảm nhân mến đức, dời đổi phong tục, chợ không bán hai giá, người không ai trộm cướp, cửa ngoài không phải đóng, thuyền buôn ngoại quốc đều đến mua bán, đổi chác phải giá, quân lệnh nghiêm trang, ai cũng cố gắng, trong cõi đều an cư lạc nghiệp.” (Phủ biên tạp lục-Lê Quý Đôn)
Đông Phong
(Còn tiếp)