KultureCity: Chiến dịch của một gia đình giúp cho trẻ tự kỷ cảm nhận thế giới thân thiện xung quanh
Vợ chồng ông Julian và bà Michele Maha là gia đình “giấc mơ Mỹ” kiểu mẫu. Họ sống ở vùng ngoại ô Birmingham cùng với hai con, một ngôi nhà và hai chiếc xe hơi. Thú cưng của họ ở sân sau và mọi người sống chung cùng nhau. Tuy nhiên, giấc mơ Mỹ đã kết thúc và gia đình Maha trở về với hiện thực khi cậu con trai Abram 14 tuổi mắc chứng tự kỷ.
Vào một buổi tối, gia đình Maha chuẩn bị bữa ăn. Các cậu con trai vây quanh gần đấy. Bé Juda đang làm bài tập về nhà, còn cậu bé Abram thì vỗ ngực và nhìn về phía xa như thể nghe thấy tên mình được gọi từ một vùng đất xa xôi. “Đó là cách tự ổn định của bé,” ông Julian nói. “Những đứa trẻ tự kỷ cần biết điều chỉnh lại.”
Ông bà Julian và Michele phát hiện ra sự phát triển của bé Abram có dấu hiệu chậm lại. Họ đưa con đến bác sĩ và cháu được chẩn đoán là mắc chứng tự kỷ. Gia đình Maha cảm thấy mặt đất nứt ra, họ như thể rơi xuống một hố đen sâu hun hút, số phận của gia đình đã được định đoạt là không thể thoát ra khỏi đó. “Chúng tôi ở trong một căn phòng nhỏ và lạnh, bác sĩ bảo rằng Abram sẽ không bao giờ có thể gọi cha mẹ và bảo chúng tôi nên đưa con vào bệnh viện,” âm thanh nghẹn ngào lúc đó vẫn còn vang vọng trong kí ức của bà Michele. “Hiện thực thật tàn nhẫn, như thể con bạn không còn tương lai, thật là tàn nhẫn.”
Ông bà Michele và Julian lái xe trở về nhà với Abram bé nhỏ ở ghế sau. Họ đã khóc và cố gắng an ủi nhau, trong khi tự hỏi cuộc sống con họ sau này sẽ ra sao. Thời gian đầu rất khó khăn. Không có nhiều tài liệu nói về bệnh tự kỷ và trẻ em khuyết tật tiềm ẩn bị xa lánh. Thời gian trôi qua, gia đình Maha phát hiện ra Abram cũng giống như những đứa trẻ khác. Tất nhiên cũng có sự khác biệt, Abram vẫn có thể trở thành một thành viên của xã hội, miễn là đứa trẻ được chấp nhận và có cơ hội như những người khác.
Đó là lúc ý tưởng về KultureCity lóe lên.
“KultureCity bắt đầu khi chúng tôi nhận ra câu chuyện của mình không phải là duy nhất,” bà Julian nói. “Chúng tôi biết các gia đình đang trải qua những tình huống tương tự mà không có sự giúp đỡ nào. Có một sự hiểu lầm lớn khi nói đến những đứa trẻ bị khuyết tật tiềm ẩn. Chúng tôi muốn thay đổi suy nghĩ đó. Chúng tôi muốn thay đổi cách nghĩ đó.”
Bảy năm qua, KultureCity đã thay đổi cách mọi người nhìn nhận những người khuyết tật tiềm ẩn. Phương pháp của họ hiện tại đã được áp dụng tại hơn 900 địa điểm thể thao, văn hóa, nghệ thuật; và chương trình giảng dạy của họ được giảng dạy tại 45 tiểu bang của Hoa Kỳ, cũng như tại Canada, Anh, Úc và Nhật Bản.
Tại các địa điểm lớn, KultureCity cung cấp các bộ dụng cụ về giác quan, bao gồm tai nghe chống ồn, đồ chơi vận động và thẻ định danh. Họ cũng tạo ra các phòng cảm quan nơi những người khuyết tật tiềm ẩn có thể nghỉ ngơi và ổn định lại. Theo điều tra dân số, cứ sáu người thì có một người có khiếm khuyết giác quan hoặc khuyết tật tiềm ẩn, bao gồm chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương, tự kỷ, sa sút trí tuệ và đột quỵ.
Bà Michele hồi tưởng về hai hướng đi khác nhau rất lớn mà bà đã thực hiện cùng gia đình trong bảy năm qua. “Hoàn toàn không thể tin được. Chúng tôi đã làm được rất nhiều điều, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Anh Julian và tôi đã được may mắn trở thành một phần của hai chuyến hành trình: tổ chức KultureCity và với con trai Abram yêu quý của chúng tôi.”
Ngoài việc hợp tác với các địa điểm thể thao, điểm tham quan văn hóa và trường học, KultureCity hiện đang đào tạo những người đi tiên phong. Nhiều cảnh sát, lính cứu hỏa, và nhân viên cấp cứu y tế đang ở tuyến đầu .
“Những người tiên phong rất quan trọng. Trong thời kỳ khủng hoảng, nhiều thứ xoay quanh cách đối đãi với những người khuyết tật,” bà Michele nói. “Trường học cũng rất quan trọng. KultureCity đào tạo giáo viên và tạo ra những không gian an toàn có thể giảm áp lực cho trẻ em khuyết tật để các em có thể tiếp tục học tập. Những đứa trẻ này thường không được chấp nhận ở trường học của các cháu, và chúng tôi đang nỗ lực để thay đổi điều đó.”
KultureCity đang lên kế hoạch cho vài sự kiện sắp diễn ra trên khắp đất nước để nâng cao nhận thức của mọi người. Như ở Birmingham vào tháng 8 này, KultureBall quy tụ nhiều ngôi sao sẽ là sự kiện của năm, rapper Vanilla Ice sẽ đến biểu diễn. Những sự kiện này chính là mục tiêu của KultureCity. Bà Michele nói, “Khi nói đến những người khuyết tật tiềm ẩn, chúng tôi cam kết việc thay đổi cách nhìn nhận sẽ là ưu tiên hàng đầu thay vì cách mọi người phản ứng với nó. Việc thay đổi cách nhìn nhận không diễn ra trong một sớm một chiều. Chúng tôi có tầm nhìn và mục tiêu mà mọi người trên thế giới đều tham gia vào đó. Cuộc chiến phải tiếp tục. Không biết khi nào chúng tôi làm được, nhưng chúng tôi vẫn sẽ làm.”
Ông bà Julian và Michele bảo đảm rằng các cụm từ như “kết hợp giác quan” không chỉ có trong tiếng bản ngữ mà được biết và thực hành ở tất cả các nền văn hóa. Bà Michele nói: “Nhìn thấy những gì mà chúng ta đạt được ngày hôm nay thật choáng ngợp và ấm áp”. Bà nắm chặt tay Julian và bộc bạch, “Tôi sẽ không bao giờ quên cậu bé trong trận bóng rổ đầu tiên. Cậu đang đeo tai nghe, quan sát với đôi mắt to và nụ cười toe toét. Cậu bé này đã không thể chơi một trò chơi nào, không thể tham gia một buổi hòa nhạc, không thể đến viện bảo tàng, không và không bao giờ có thể. Niềm vui trên khuôn mặt cậu bé cho biết bây giờ những điều không thể đó đã trở thành hiện thực.”
Bài báo này được đăng đầu tiên trên tạp chí American Essence.