Kinh tế gia nổi tiếng: ‘Thiệt hại ngoài dự kiến’ đến từ việc Fed phản ứng chậm với lạm phát
Trong một cuộc phỏng vấn với Yahoo Finance hôm 07/08, ông Mohamed El-Erian, nhà kinh tế nổi tiếng và cựu giám đốc điều hành PIMCO, cảnh báo rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có nguy cơ đánh mất uy tín của mình nếu các chính sách tiền tệ của họ không giải quyết được tình trạng lạm phát cao.
Ông trách cứ rằng phản ứng chậm ban đầu của ngân hàng trung ương đối với cuộc khủng hoảng lạm phát có khả năng gây tổn hại đến danh tiếng của chính tổ chức này.
Lạm phát đã chạm ngưỡng cao nhất trong 41 năm vào tháng Sáu, thúc đẩy Fed tăng lãi suất thêm 75 điểm căn bản trong hai cuộc họp hàng tháng gần đây nhất nhằm kiểm chế giá cả [leo thang].
Tuy nhiên, ông El-Erian cho rằng [hành động] như vậy là chưa đủ, khi bình luận rằng “chúng ta phải khống chế được kẻ thù lạm phát.”
Fed cần phải hành động không chỉ trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ mà còn phải tạo dựng được uy tín. Định hướng tương lai của họ ngay bây giờ gần như vô nghĩa — và đó không phải là một điều tốt đẹp.”
Ông tin rằng Fed nên tiếp tục lập trường cứng rắn để xây dựng lại uy tín của mình, sau khi lãi suất thấp và chính sách tiền tệ giá rẻ đã đẩy nhanh bong bóng thị trường chứng khoán hồi năm ngoái.
Trở lại năm 2021, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã không coi trọng việc lạm phát gia tăng và cho rằng hiện tượng này chỉ là “nhất thời”. Nhưng vài tháng sau, tức là năm 2022, ông đã rút lại tuyên bố đó, sau khi thừa nhận rằng ông đã hiểu sai các dấu hiệu, khi mà tỷ lệ lạm phát hàng tháng tiếp tục tăng lên.
Ông Powell kể từ đó đã thông báo rằng các quan chức ngân hàng trung ương có thể sẽ áp dụng cách tiếp cận dựa trên dữ liệu để ra quyết định chính sách trong tương lai.
Ông El-Erian nói: “Điều tôi lo lắng nhất là thiệt hại ngoài dự kiến có liên quan đến giảm lạm phát vì Fed đã phản ứng quá muộn.”
Lạm phát ‘dai dẳng’
Ông El-Erian dự đoán rằng lạm phát sẽ giảm xuống vào cuối năm 2022, do lãi suất cao hơn, nhưng nó “dai dẳng” và chỉ số CPI sẽ tiếp tục vượt mục tiêu của Fed là 2%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới nhất đạt 9.1% trong tháng Sáu, mức cao nhất kể từ tháng 11/1981, và số liệu của tháng Bảy dự kiến sẽ được công bố vào ngày 10/08.
Ông nõi, “Tôi đang mong chờ một chỉ số CPI cốt lõi trong phạm vi 4.5% đến 5.5%, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.”
Ông dự đoán rằng, chỉ số CPI cốt lõi đáng tiếc là vẫn sẽ duy trì ở mức “cao dai dẳng” cho đến thời điểm hiện tại và “điều đó chỉ nói lên một quá trình lạm phát đang trở nên lâu dài hơn và bao quát nhiều lĩnh vực hơn trong nền kinh tế của chúng ta.”
Giá năng lượng và lương thực là những động lực lớn nhất của lạm phát vào năm 2022, vốn đã trở nên trầm trọng hơn kể từ khi Nga xâm lược Ukraine.
Ông El-Erian cho biết: “Năng lượng và thực phẩm sẽ là những tác nhân gây lạm phát yếu hơn nhiều, vì vậy con số trên tiêu đề báo cáo sẽ giảm xuống.”
Giá dầu kỳ hạn của West Texas Intermediate giảm xuống dưới 90 USD/thùng trong tuần này, lần đầu tiên kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, điều này sẽ giúp giảm lạm phát.
Giá dầu mỏ đã giảm đáng kể so với mức đỉnh điểm hồi đầu năm nay, điều này sẽ giúp giảm lạm phát, nhưng có lo ngại rằng giá thành sẽ tăng vọt trở lại sau mùa hè.
Ông El-Erian nói: “Điều tôi lo lắng nhất … là thiệt hại ngoài dự kiến có liên quan đến giảm lạm phát vì Fed đã phản ứng quá chậm trễ.”
Nền kinh tế Hoa Kỳ giảm tốc và các dấu hiệu cho thấy lạm phát có thể đạt đến đỉnh điểm khiến một số nhà kinh tế tự hỏi liệu Fed có quyết định nới lỏng lập trường cứng rắn của mình trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ hay không.
Báo cáo của chính phủ về số liệu việc làm của Mỹ được công bố vào tuần trước cho thấy thị trường việc làm ở mức cao nhất mọi thời đại, có thể thúc đẩy Fed tiếp tục tăng lãi suất.
Tuy nhiên. một số nhà phân tích nghi ngờ về dữ liệu chính thức, cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các cuộc khảo sát Gia đình và Tổ chức tạo nên báo cáo việc làm hàng tháng.
Ông Tyler Durden của Zero Hedge, một blog tài chính, lưu ý rằng số liệu khảo sát gia đình kể từ tháng Ba giảm xuống, trong khi số liệu khảo sát tổ chức tháng nào cũng tăng.
Ông Durden tin rằng, trên thực tế, việc làm toàn thời gian đang thực sự giảm xuống, trong khi những người Mỹ nắm giữ nhiều công việc đang tăng lên mức cao nhất mọi thời đại, đó không phải là dấu hiệu của một thị trường việc làm mạnh mẽ.
Ông Durden nói: “Vậy chuyện gì đang xảy ra ở đây? Câu trả lời đơn giản là: Ít người chuyên tâm làm việc hơn, nhưng lại có nhiều người làm nhiều hơn một công việc, một sự luân chuyển được phát hiện một cách nghiêm túc vào một thời điểm nào đó trong tháng Ba và chỉ mới được khảo sát gia đình nắm bắt.”
Anh Bryan S. Jung là người bản xứ và cư trú tại Thành phố New York với kiến thức nền tảng về chính trị và ngành luật. Anh tốt nghiệp Đại học Binghamton.