Khoa học nói gì về lòng tha thứ
Chúng ta đã thấy nhiều áo phông và meme được lưu hành trên mạng xã hội với một vài dòng tự bạch như: “Hãy tha thứ cho bất kỳ điều gì tôi đã nói hoặc làm trong thời gian đại dịch COVID.”
Khủng hoảng COVID – cùng với những bất đồng ý kiến về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, sự an toàn và tính cần thiết của vaccine, và tính thích hợp của chính sách phong tỏa – đã khiến nhiều gia đình ly tán, nhiều người bạn xa cách và gây ra nhiều hiểu lầm và những tổn thương cảm xúc.
Không có một dấu hiệu nào cho thấy những cuộc tranh cãi như vậy sẽ sớm kết thúc. Tại một số nơi ở Hoa Kỳ, trẻ em lại bị buộc phải đeo khẩu trang.
Những “mối đe dọa” do virus khác, như bệnh đậu mùa khỉ, bệnh sốt sán máng, và bệnh cúm cà chua đang khiến nỗi sợ lây lan dịch bệnh chiếm cứ phần lớn tư tưởng của mọi người.
Một thời điểm cho sự tha thứ
Ở một trong những thời điểm khó khăn nhất trong lịch sử gần đây, chúng ta cần học cách tha thứ. Chúng ta cần tha thứ cho bản thân và tha thứ cho nhau.
“Hơn bao giờ hết, hiện tại là thời điểm để thấu hiểu những tổn thương đã hành hạ kéo dài,” Diane Brussell, một cố vấn lâm sàng đã tạm gác cuộc sống của mình, bán nhà, và rời khỏi khỏi Canada cùng chồng và hai đứa con trai tuổi vị thành niên của cô chỉ trong hai tuần kể từ thời điểm tháng 10/2021 do các quy định nghiêm ngặt về vaccine.
“Theo một nghĩa nào đó, tha thứ là quá trình đơn giản hóa mọi sự phức tạp,” Brussell tiếp tục nói. “Sự lạm quyền không đến từ nơi nào cả. Chúng ta không phải sinh ra để làm tổn thương người khác–tôi tin rằng đó là trạng thái phản ứng lại chấn thương do bị tổn thương.”
Nhưng khi Canada thông báo rằng họ sẽ đóng cửa biên giới với bất kỳ người Canada nào chưa chích vaccine và sẽ không cho mọi người ra ngoài, Brussell và gia đình cô biết rằng họ không thể ở lại đây nữa. “Chúng tôi biết rằng chúng tôi phải rời đi nhanh chóng,” Brussell nói. “Chúng tôi bị buộc phải bỏ đi và phải đối mặt với rất nhiều căng thẳng. May mắn thay, chúng tôi vẫn có thể thoát ra ngoài … nhưng hiện giờ chúng tôi thực sự có cảm giác như những người tị nạn vậy.”
Brussell nói ngay cả khi bạn cố gắng thấu hiểu, thì bạn cũng cần phải đặt ra ranh giới để ngăn người khác làm tổn thương mình. Đó là lý do mà gia đình cô rời khỏi Canada đến South Carolina: để chấm dứt tình trạng bị ngược đãi bởi chính phủ Canada.
Khoa học về sự tha thứ
Loren Toussaint là một nhà tâm lý học tại trường Đại học Luther ở Decorah, Iowa. Ông đã có những thành công trong nghiên cứu về sự tha thứ (ngoài ra ông còn là Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khoa học về Sự Tha thứ và là chủ tịch của Tổ chức Tha thứ Quốc tế.)
Theo những phát hiện của Toussaint được đề cập trong cuốn sách của ông vào năm 2015, “Forgiveness and Health: Scientific Evidence and Theories Relating Forgiveness to Better Health” (tạm dịch: Tha thứ và Sức khỏe: Bằng chứng khoa học và lý thuyết liên quan về lòng tha thứ để có sức khỏe tốt hơn), thì sự tha thứ có liên quan đến chức năng tim và sức khỏe nhận thức tốt hơn, và thậm chí làm giảm đau lưng và chức năng miễn dịch tốt hơn.
Tha thứ cho bản thân cũng có vai trò quan trọng như tha thứ cho người khác. Vào năm 2019, một nhóm các nhà nghiên cứu Scotland đã thực hiện một cuộc đánh giá có hệ thống về các luận văn được bình duyệt về lòng trắc ẩn đối với bản thân. Theo phần tích của 18 nghiên cứu họ tìm được, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tất cả chúng đều: “báo cáo về mối liên hệ đáng kể giữa mức độ cao hơn của tha thứ bản thân hay trắc ẩn với bản thân ở mức độ thấp hơn của hành vi tự làm hại bản thân hoặc ý tưởng tự sát.”
Nói theo cách khác, nếu bạn có thể luyện tập lòng trắc ẩn với bản thân và tự tha thứ cho những sai lầm của mình, bạn sẽ ít có cảm giác muốn tự tử hay có ý định cố gắng tự tử hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu về sự tha thứ một cách một cách khoa học rất phức tạp: Vậy chính xác sự tha thứ là gì? Làm thế nào để bạn đo lường được? Làm thế nào để bạn biết được hành động tha thứ mang lại các kết quả thể chất có thể đo lường được hay không?
Ngoài ra, một số nghiên cứu mà chúng tôi đã từng xem xét dường như cho rằng nếu bạn nói câu “Tôi tha thứ cho bạn,” mà không mang theo cảm xúc tha thứ thì câu nói này không nhất thiết sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, tất cả những ai đã từng mang trong mình hận thù đều biết cảm giác tức giận, phẫn uất, và không thể tha thứ được có hại như thế nào, và bạn cảm thấy nhẹ nhàng và tốt hơn biết bao nhiêu khi bạn ngừng suy ngẫm về những sai lầm mà bạn cho rằng [người khác] đã gây ra cho bạn.
Những tín hữu Cơ Đốc tha thứ như thế nào?
Trong văn hóa Tây phương, tha thứ được đề cập đến nhiều trong Cơ Đốc giáo. Đối với bản thân một người nào đó, Đấng Thiêng Liêng sẽ luôn tha thứ cho những ai thừa nhận và thành thật sám hối về tội lỗi của họ. Nhà thờ Công giáo là giáo phái Cơ Đốc lớn nhất với hơn một tỷ tín hữu. Đạo Công giáo yêu cầu các tín hữu phải thường xuyên xưng tội với một linh mục và cầu xin Chúa tha thứ.
Ngoài ra, điều bắt buộc là một tín hữu Cơ Đốc phải làm được là [họ] không đáp trả khi người khác làm hại mình, không phán xét, và tha thứ vô điều kiện; như một câu mà những người Công giáo đọc trong một lời cầu nguyện phổ biến, họ cầu xin Chúa “xin hãy tha thứ cho tội lỗi của chúng con, và chúng con tha thứ cho những người có tội với chúng con.” Sự tha thứ có qua có lại là ưu tiên hàng đầu và là trọng tâm của truyền thống này. Nguyên tắc của tín hữu Cơ Đốc là tha thứ, yêu thương kẻ thù của mình, khiêm tốn và bao dung.
Đây là những lời khuyên truyền cảm hứng sâu sắc trong cuộc sống, cho dù đức tin của bạn là gì, thì có thể tha thứ dường như luôn là một hoạt động trong tiến trình phát triển với con người.
Những cư sĩ Phật giáo truyền thống tin vào luân hồi. Những điều đang xảy ra trong đời này của chúng ta đều là kết quả trực tiếp của những gì đã xảy ra trong đời trước, và cũng là điều sẽ ảnh hưởng đến tương lai.
Nói theo cách khác, người đối xử tệ với bạn bây giờ có thể đã từng bị bạn làm hại trong kiếp trước.
Nếu bạn quyết định tha thứ–hoặc chọn hành động trả thù–thì nghiệp xấu giữa bạn và những người khác sẽ tích tụ, gây ra nhiều rắc rối hơn cho bạn sau này, và có thể là trong những đời sau của bạn.
Hãy buông gánh nặng trên vai
Có thể trước đây bạn đã từng nghe về câu chuyện ngụ ngôn Thiền này: Hai nhà sư đang đi trên một đoạn đường dài. Vừa hay có một trận mưa lớn và các nhà sư đã đi đến một bờ sông chảy xiết. Khi họ chuẩn bị băng qua sông, thì thấy một người phụ nữ trẻ giàu có mang theo những bó hàng cũng đang cố gắng băng qua sông. Cô ấy yêu cầu [hai nhà sư] giúp đỡ với thái độ khá ngạo mạn.
Nhà sư lớn tuổi, trí tuệ hơn không nói thêm lời nào, ông cõng người phụ nữ trên lưng và giúp cô băng qua sông, thả cô xuống vùng đất khô ráo ở bên kia sông. Tuy nhiên, thay vì cảm ơn ông, người phụ nữ trẻ giàu có lại càu nhàu rằng chiếc váy lụa của cô bị ướt và giày của cô bị nhão nhoét như thế nào.
Hai nhà sư tiếp tục lên đường trong im lặng. Cuối cùng, sau một vài giờ đi bộ, nhà sư trẻ thốt lên, “Làm thế nào mà người phụ nữ giàu có kia lại thô lỗ với ngài như vậy?!”
Nhà sư lớn tuổi nói “Con trai ta. Ta đã buông gánh nặng đó từ vài giờ trước. Tại sao bây giờ con vẫn còn ôm giữ nó?”
Nhà sư già không để hành vi thô lỗ của người phụ nữ ảnh hưởng đến mình. Ông đối xử tốt với cô ấy vì mục đích làm người tử tế, tốt bụng, và công bình. Không thể phủ nhận được là cô đã vô ơn và thô lỗ. Nhưng đó là gánh nặng mà cô ấy phải mang, chứ không phải của ông.
Ý tưởng đằng sau câu chuyện ngụ ngôn này là mang theo gánh nặng–ôm mối hận–là một lựa chọn. Nhà sư già đã thông tuệ để không lựa chọn gánh nặng. Nhà sư trẻ, vẫn đang học cách để đối mặt với những thất bại và sự kiêu căng của mọi người, và điều đó trở thành gánh nặng của anh ấy.
Đối với một số người trong chúng ta, tha thứ là một kỹ năng có thể rèn giũa được. Toussaint nói rằng chìa khóa để tha thứ cho một ai đó là sự sẵn lòng và đồng cảm. Để bỏ qua những điều sai trái mà [người khác] đã gây ra đối với bạn, điều quan trọng là nhìn nhận mọi thứ từ quan điểm của người làm sai. May mắn thay, chúng ta sẽ có nhiều [cơ hội] để rèn luyện điều này. Khi chúng ta cùng nhau trải qua những biện pháp sai lầm trên toàn cầu [nhằm ngăn chặn] virus corona trong quá khứ, chúng ta đều có rất nhiều điều cần thực hành tha thứ.
References
- Lawler, K.A., Younger, J.W., Piferi, R.L. et al. A Change of Heart: Cardiovascular Correlates of Forgiveness in Response to Interpersonal Conflict. J Behav Med 26, 373–393 (2003). https://doi.org/10.1023/A:1025771716686. Accessed June 1, 2022.
- Lichtenfeld S, Maier MA, Buechner VL and Fernández Capo M (2019) The Influence of Decisional and Emotional Forgiveness on Attributions. Front. Psychol. 10:1425. doi: 10.3389/fpsyg.2019.01425. Accessed June 1, 2022.
- Carson JW, Keefe FJ, Goli V, Fras AM, Lynch TR, Thorp SR, Buechler JL. Forgiveness and chronic low back pain: a preliminary study examining the relationship of forgiveness to pain, anger, and psychological distress. J Pain. 2005 Feb;6(2):84-91. doi: 10.1016/j.jpain.2004.10.012. PMID: 15694874. Accessed June 1, 2022.
- Owen, Amy & Hayward, R. & Toussaint, Loren. (2011). Forgiveness and Immune Functioning in People Living with HIV-AIDS.
- Cleare S, Gumley A, O’Connor RC. Self-compassion, self-forgiveness, suicidal ideation, and self-harm: A systematic review. Clin Psychol Psychother. 2019 Sep;26(5):511-530. doi: 10.1002/cpp.2372. Epub 2019 Jun 13. PMID: 31046164. Accessed May 31, 2022.
Quan điểm được thể hiện trong bài viết này là quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Tiến sĩ Jennifer Margulis, là nhà báo từng đoạt giải thưởng và tác giả của cuốn “Your Baby, Your Way: Taking Charge of Your Pregnancy, Childbirth, and Parenting Decisions for a Happier, Healthier Family” (tạm dịch: Con của bạn, cách của bạn: Chịu trách nhiệm về các quyết định mang thai, sinh con, và nuôi dạy con cái để có được một gia đình hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn). Là người từng đoạt giải Fulbright và là người mẹ bốn con, cô hoạt động trong chiến dịch cứu sống trẻ em ở miền Tây Phi, ủng hộ việc chấm dứt nô lệ trẻ em ở Pakistan trên chương trình TV vào khung giờ vàng ở Pháp, và dạy văn học hậu thuộc địa cho học sinh phi truyền thống ở nội thành Atlanta. Tìm hiểu thêm về thông tin của cô tại JenniferMargulis.net
Tiến sĩ Joe Wang, nhà khoa học chính cho dự án vaccine SARS của Sanofi Pasteur vào năm 2003. Hiện tại ông là chủ tịch của đài truyền hình Tân Đường Nhân (Canada).