Khi người bạn đời chối bỏ rằng họ đã làm bạn tổn thương…
Bạn không cần phải cảm thấy “chẳng còn gì để nói” khi người bạn đời của mình cho rằng ‘Anh (em) chưa từng nói những lời tổn thương như thế’.
Bạn đã từng bao giờ đối diện với việc người bạn đời (hay ai đó thân thiết với mình) chối bỏ những lời nói hay việc làm họ gây tổn thương bạn? Làm thế nào bạn có thể bình tĩnh vượt qua việc này và tránh xung đột trong mối quan hệ này?
Bạn có từng trải nghiệm điều này chưa? Người bạn đời (hay ai đó thân thiết với bạn) nói điều gì gây tổn thương, hay đối xử với bạn theo cách khiến bạn cảm thấy vô cùng đau đớn. Để rồi, khi chạm mặt nhau, người ấy phớt lờ điều đó, hoặc một mực cho rằng sự việc chưa bao giờ xảy ra? Những người này có thể biện minh rằng mình chưa từng nói hoặc làm những việc mà bạn cho rằng họ đã làm hay họ chưa bao giờ nói điều như thế hay dùng giọng điệu đó. Họ đổ lỗi bạn đang “làm quá lên” hoặc bóp méo thực tế. Phủ nhận sự thật sau đó có thể sẽ dẫn đến công kích. Bạn bị cho rằng là người sai, kiểm soát và phán xét không đúng thực tế đã xảy ra.
Hầu hết chúng ta đều đã từng trải nghiệm việc này. Bạn có thể cảm thấy khó khăn và khổ sở để vượt qua. Khi người bạn đời phủ nhận mình đã từng làm việc gây tổn thương bạn, có thể bạn cảm giác như một bức tường bằng gạch đang được dựng lên trong mối quan hệ của mình, một bức tường không có lối xuyên qua. Bức tường ngăn cản tất cả sự chữa lành. Thật đáng buồn. Thấu cảm với điều bạn “dựng nên” không phải là một phương án.
Hơn thế nữa, khi việc “chối bỏ” diễn ra, bạn có thể cảm thấy rằng không có cách nào để cải thiện tình huống hoặc ngăn chặn những gì gây tổn thương cho bạn tái diễn. Theo họ, sự việc khiến bạn tổn thương chưa bao giờ xảy ra. Vậy thì, không chỉ việc bạn đau lòng là không có căn cứ, mà chẳng có vấn đề nào về những điều đã xảy ra (hay không xảy ra) được giải quyết.
Khi ai đó thân thiết với bạn chối bỏ rằng họ đã nói điều khiến bạn buồn lòng, bạn sẽ có cảm giác bực bội, tức giận và đau lòng. Bạn cảm thấy như đã đến cuối đường, như thể chẳng có nơi nào để trút bỏ nỗi đau và sự tức giận. Bạn bị mắc kẹt trong cảm xúc tồi tệ của mình. Nhưng “phủ nhận” không nhất thiết đã là cuối đường hoặc chấm dứt cuộc trò chuyện, thậm chí nếu nó được sắp xếp để làm việc đó. Bạn có thể đối mặt, giải quyết sự chối bỏ bằng việc tỉnh thức, thật kiên nhẫn và kỹ năng cảm xúc. Cho dù điều đó có xảy ra hay không, hay chỉ diễn ra trong tâm trí bạn, bạn vẫn có thể nói ra sự thật mà mình biết, tiến bước về phía trước và quan tâm đến bản thân mình.
Tất nhiên, trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào, những gì chúng ta nghe thấy sẽ được “tinh lọc” thông qua lăng kính cá nhân của chính chúng ta và những câu chuyện trước đây. Những gì chúng ta nghe thấy bị ảnh hưởng bởi những điều đang diễn ra vào thời điểm cụ thể đó và bởi tất cả năm tháng chúng ta đã từng tương tác với người ấy. Hầu hết trong mỗi tương tác, những gì mỗi người chúng ta nghe và trải nghiệm đều khác nhau.
Thông thường, khi tôi hỏi các cặp đôi miêu tả điều gì đã xảy ra trong cùng một sự việc, những câu chuyện của họ không thể nhận ra được khi đem so sánh. Điều rõ ràng khi tư vấn trị liệu cho cặp đôi (và là một phần của cặp đôi) là mặc dù chỉ có một hiện thực khách quan (những lời nói đã được thu âm và máy ghi âm có thể phát lại), phần còn lại của những gì thực sự diễn ra được tạo thành trong tâm trí chúng ta. Do đó, bất kỳ khi nào chúng ta hoàn toàn tin chắc rằng mình đã nghe thấy những lời hoặc giọng điệu nhất định, chúng ta muốn lưu ý đến sự thật rằng chúng ta đã nghe những lời đó, giọng điệu đó với toàn bộ trải nghiệm mà chúng ta đã có, những kỳ vọng và những thương tổn mà chúng ta gặp phải.
Bạn đời của chúng ta cũng nhớ những lời đó và giọng điệu đó, với toàn bộ trải nghiệm mà họ đã có, những kỳ vọng và những thương tổn mà họ gặp phải với chính chúng ta. Vâng, điều đó chẳng thay đổi sự thật rằng chúng ta nghe thấy những gì đã nghe, và chúng ta chắc chắn về điều đó. Chúng ta cũng chắc chắn về nỗi đau chúng ta cảm thấy khi nghe những lời đó. Đối với chúng ta, đó là sự thật. Do đó, chúng ta nắm giữ sự thật này và đồng thời, mỗi người chúng ta nhận ra điều gì có thực và điều gì là chân thật rất khác nhau.
Loại chối bỏ mà tôi đang nói đến ở đây là điều cơ bản hơn, chỉ đơn giản là sự chối bỏ. Bạn biết điều ấy khi bạn nhìn thấy người bạn đời của mình khẳng định rằng họ đã không làm hay nói điều họ đã nói hay làm. Họ cũng có thể phủ nhận điều họ đã “trút lên” bạn, như sự giận dữ, thậm chí là cơn thịnh nộ. Sự chối bỏ mà tôi nói đến không phải là trường hợp mà người bạn đời của bạn chỉ giải thích một trải nghiệm khác với bạn. Tôi muốn đề cập đến loại “bực bội” hơn. Đó là việc chối bỏ hoặc không thừa nhận những gì đã thật sự diễn ra.
Vậy bạn có thể làm gì khi gặp sự chối bỏ này? Làm sao bạn có thể bảo vệ bản thân khỏi cảm giác “không còn gì để nói”, giữ trong lòng một mớ cảm xúc tiêu cực mà bạn muốn bỏ đi? Làm thế nào mà bạn, cuối cùng, vẫn có được những gì bạn cần?
- Điều đầu tiên bạn cần làm khi vấp phải sự chối bỏ, nếu bạn có thể chịu đựng, là dừng lại, thở một hơi thật sâu và thừa nhận những gì đang diễn ra trong lòng mình. Hãy dừng lại nửa giây thôi để tôn trọng thực tế rằng thật tổn thương làm sao khi nghe người ta nói những gì bạn đã thật sự trải qua không diễn ra và do đó, nỗi đau của bạn là không có thật.
- Điều thứ hai, bạn hãy sử dụng những câu có từ “Tôi” bất cứ khi nào có thể. Dẫn dắt bởi những từ “Cho tôi” khi bạn trình bày trải nghiệm của mình. Ví dụ: “Tôi nghe rằng anh/em đã nói điều này, điều nọ” hoặc “Tôi cảm thấy anh/em tức giận” hay “Đối với tôi, nó giống như sự giận dữ”.
- Bạn cố gắng đừng nói những câu như “Anh/em đã nói điều đó” hay “Anh/em đã làm điều đó”. Việc này sẽ làm “hạ nhiệt” mối xung đột và cũng sẽ làm dịu “cuộc tranh cãi” câu chuyện về những gì đã thật sự xảy ra của ai mới đúng. Điều đó cũng có thể làm giảm nhẹ việc bảo vệ bản thân của người bạn đời mà sự chối bỏ là một biểu hiện. Giữ cho mình những gì bạn đã nghe và trải nghiệm, trái ngược với việc buộc tội người bạn đời về những gì mà bạn chắc chắn đã xảy ra. Việc buộc tội không bao giờ dẫn đến điều gì tốt đẹp cả.
- Ngoài ra, ngay khi bạn nhận ra người bạn đời của mình sắp phủ nhận, bạn nên ngay lập tức giải thoát bản thân khỏi các cuộc tranh luận về nội dung của những gì đã thật sự xảy ra. Hãy chấm dứt việc tranh cãi xem câu chuyện của ai mới đúng. Bạn sẽ không thắng nếu cứ tranh hơn thua. Không có bản ghi âm để làm bằng chứng. Bạn càng cố gắng thuyết phục người khác về những gì đã thật sự diễn ra, hay cố gắng khiến họ thừa nhận những gì họ đã nói, bạn càng trở nên mệt mỏi, tức giận và tổn thương. Đồng thời, bạn càng ít được lắng nghe, thấu hiểu hay yêu thương.
- Sau đó, làm cách nào để bạn vẫn có thể đạt được những gì bạn cần, khi tất cả các con đường đều dẫn đến ngõ cụt? Điều quan trọng nhất bạn có thể làm khi đối diện với sự chối bỏ là vững vàng với sự thật của bạn và chia sẻ chân thành. Những gì bạn có thể làm là chuyển hướng cuộc trò chuyện đến những gì bạn muốn và cần trong mối quan hệ. Sự cần thiết phải chối bỏ của người bạn đời không ngăn bạn thể hiện nhu cầu của mình. Bạn hãy bình tĩnh hết mức có thể, chia sẻ với người bạn đời những gì bạn hy vọng nhận được và trải nghiệm trong mối quan hệ.
Thực tế là bạn sẽ không nhận được lời xin lỗi về điều mà người khác cho rằng chưa bao giờ xảy ra, hay có được sự cảm thông về những gì bạn không trải qua theo nhận định của họ. Nhưng bạn có thể sử dụng việc chối bỏ như là cơ hội bày tỏ rõ ràng những gì bạn cần và mong muốn diễn ra trong tương lai. Đó có thể là “Những gì tôi thật sự mong ước là cảm thấy anh/em ở bên cạnh tôi, cảm thấy được hỗ trợ và động viên.” Hoặc có thể: “Tôi muốn cảm nhận sự ân cần của anh/em, chứ không phải sự phán xét.” Dù cho trái tim bạn đang thật sự đau đớn vì điều gì và sự tương tác đáng buồn đem lại sự tỉnh thức. Hãy thẳng thắn. Bạn hãy đối diện sự chối bỏ bằng sự thật của chính mình.
Bảo Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times