Khảo sát: Hơn 2/3 nhân viên ngân hàng không lạc quan về kinh tế Trung Quốc
Một cuộc khảo sát mới cho thấy hơn hai phần ba số người làm trong lĩnh vực ngân hàng Trung Quốc không lạc quan về tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại của nước này.
Hôm 29/06, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã công bố Báo cáo Khảo sát Ngân hàng Toàn quốc (pdf). Báo cáo mới nhất này cho thấy các chỉ số khác nhau về tình hình kinh tế vĩ mô, ngành ngân hàng, nhu cầu vốn vay và chính sách tiền tệ của đất nước.
Báo cáo của ngân hàng trung ương cho thấy chỉ có 33.1% nhân viên ngân hàng Trung Quốc coi tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại của nước này là “bình thường” trong quý hai, giảm mạnh 29% so với quý đầu tiên.
Trong khi đó, có thêm 12.7% nhân viên ngân hàng cho rằng chính sách tiền tệ của nước này đã “được nới lỏng” so với quý trước. Trong một môi trường chính sách lỏng lẻo, ngân hàng trung ương hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế. Lãi suất thấp hơn dẫn đến người tiêu dùng đi vay nhiều hơn, làm tăng cung tiền.
Mặt khác, chỉ số sức nóng kinh tế vĩ mô của nhân viên ngân hàng (BMHI) đã giảm 16.6% so với quý đầu tiên. BMHI là một chỉ số của nền kinh tế vĩ mô tổng thể của đất nước; nó bao gồm các xu hướng như GDP, lạm phát, việc làm, chi tiêu cũng như chính sách tài khóa và tiền tệ.
Tương tự, trong xu hướng giảm, chỉ số nhu cầu vốn vay tổng thể (OLDI) đã giảm 13.9% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 15.8 % so với quý trước. OLDI phản ánh nhu cầu vốn vay của nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, bất động sản và các doanh nghiệp quy mô lớn đến nhỏ khác.
Chỉ số môi trường ngành ngân hàng (BICI) và chỉ số lợi nhuận ngân hàng cũng giảm 3.6% và 3.7% so với cùng kỳ năm ngoái và lần lượt giảm 6.1% và 5.3% so với quý trước.
Chỉ số BICI phản ánh hoạt động tổng thể của ngành ngân hàng, bao gồm đánh giá rủi ro tài chính trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Trong số các chỉ số khác nhau, chỉ số tâm lý chính sách tiền tệ (MPSI) là chỉ số duy nhất tăng, với hơn 12.7% nhân viên ngân hàng xem xét chính sách tiền tệ của đất nước là “nới lỏng” so với quý trước. Tuy nhiên, chỉ có 57.9% nhân viên ngân hàng cho rằng lập trường chính sách tiền tệ của nước này là “vừa phải”, giảm 12.6 % so với quý đầu tiên.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã thực hiện Báo cáo Khảo sát Ngân hàng trên toàn quốc từ năm 2004. Cuộc khảo sát này nhắm mục tiêu vào người đứng đầu các tổ chức ngân hàng trên khắp Trung Quốc, bao gồm các ngân hàng thương mại do nước ngoài tài trợ, cũng như giám đốc điều hành của các doanh nghiệp tín dụng khác nhau trong nước.
Ông Albert Song, một nhà bình luận về các vấn đề thời sự và chuyên gia về hệ thống tài chính Trung Quốc, nói với The Epoch Times rằng chính sách zero COVID của Bắc Kinh là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xuống dốc của nền kinh tế vĩ mô Trung Quốc.
Ông Song nói: “Ở Trung Quốc, một vài ca nhiễm COVID-19 mới có thể dẫn đến các đợt phong tỏa trên toàn thành phố làm tạm dừng các hoạt động kinh tế cũng như làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp khó mà tồn tại với những hạn chế đại dịch cứ đóng lại mở liên tục như vậy. Và do đó, họ không trả được nợ ngân hàng.”
Ông Song giải thích: “Các ngân hàng rất háo hức khi thấy nhu cầu vay cao. Mặt khác, doanh nghiệp e ngại hoặc không muốn vay. Nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với ba áp lực chính — nhu cầu giảm bớt, nguồn cung bị gián đoạn, và kỳ vọng yếu, trong đó kỳ vọng yếu là thách thức lớn nhất của nền kinh tế, có nghĩa là công chúng và doanh nghiệp thiếu niềm tin vào nền kinh tế.”
Việc không tự tin vào nền kinh tế Trung Quốc cũng được phản ánh trong số tiền huy động được từ các quỹ tư nhân mới thành lập ở Trung Quốc. Trong nửa đầu năm 2022, các quỹ tư nhân đăng ký mới đạt tổng cộng 102.7 tỷ USD, giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, 15 quỹ không mở thành công trong thời gian đó, theo Finance China.
Ông Song nói: “Việc không huy động được các quỹ đó chủ yếu là do môi trường kinh tế xấu, kỳ vọng đầu tư suy yếu, và thiếu các cơ hội đầu tư tốt,” và cho biết thêm rằng lợi nhuận trung bình của các quỹ trái phiếu đã âm kể từ năm 2022.
Ông cho biết rủi ro tài chính ở Trung Quốc đang tăng lên đáng kể do một số quỹ có chủ đề đầu tư rất rủi ro, điều này chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại cho các nhà đầu tư.
Khi nhiều tin tức tiêu cực xuất hiện, rủi ro ngân hàng đã trở thành một chủ đề nóng ở Trung Quốc đối với cả nhà đầu tư lẫn người đi vay.
Hồi tháng Tư, gần một triệu cư dân Trung Quốc đã không thể tiếp cận với khoản tiền gửi ngân hàng của họ ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc. Ngay sau đó, cư dân ở phía đông Thượng Hải, Nam Trung Quốc Thâm Quyến, phía bắc Đan Đông của Trung Quốc và Cửu Giang ở phía đông Trung Quốc cũng báo cáo về những khó khăn trong việc rút tiền mặt từ tài khoản ngân hàng của họ, và nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Một số ngân hàng được đưa tin là mỗi ngày sẽ chỉ phục vụ một số lượng khách hàng nhất định, mỗi lần rút tiền của mỗi khách hàng cũng được giới hạn đâu đó không quá 1,000 nhân dân tệ (khoảng 149 USD), còn những ngân hàng khác thì đóng cửa chi nhánh cũng như không bỏ tiền vào hầu hết các máy ATM của họ.
Cô Kathleen Li đã đóng góp bài viết cho The Epoch Times từ năm 2009 và chuyên về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Cô là một kỹ sư chuyên về lĩnh vực xây dựng dân dụng và kết cấu tại Úc.