Khảo sát: 80% người Hồng Kông muốn di cư, số triệu phú giảm 15%
Theo dữ liệu nhập cư chính thức của thành phố, trong tháng Hai và tháng Ba, Hồng Kông ghi nhận dòng di cư ròng 65,295 và 66,334 cư dân. Xu hướng này sẽ còn mạnh mẽ, vì một cuộc thăm dò mới cho thấy gần 80% cư dân Hồng Kông được khảo sát quan tâm đến việc di cư.
Hồi giữa tháng Ba, Bartra đã phỏng vấn gần 500 cư dân Hồng Kông từ 18 tuổi trở lên thông qua một bảng câu hỏi trực tuyến. Theo cuộc thăm dò, 79% số người được hỏi cho biết họ đang cân nhắc việc di cư hoặc sẽ xem xét làm như vậy trong tương lai; 48% cho biết điều đó “có thể xảy ra trong tương lai” và 31% cho biết họ đang “cân nhắc” hành động này.
Ba lý do hàng đầu để cân nhắc là vì một môi trường sống tốt hơn (51%), tìm kiếm giáo dục tốt hơn cho con em của họ (29%), và để có được trạng thái cư trú và quốc tịch ngoại quốc (27%).
Ngoài ra, hơn 40% số người được hỏi thích di cư theo diện đầu tư hơn vì nó đơn giản và trực tiếp hơn.
Giám đốc khu vực của Bartra, ông Lâm Trác Đình (Jeffrey Ling) cho biết công ty đã nhận được khoảng 500 yêu cầu nhập cư trong quý đầu tiên của năm nay. Trước đây, 80% các trường hợp nhập cư thành công là các chuyên gia có thu nhập ổn định; và nhiều gia đình có thu nhập cao ở Hồng Kông đã có ý định di cư. Ông tin rằng với sự suy giảm của dịch bệnh ở Hồng Kông và việc hủy bỏ thị thực doanh nhân ở Vương quốc Anh, dự kiến số lượng đơn xin nhập cư vào Ireland trong năm nay sẽ tăng lên
Ông Lâm nói rằng vì chính sách nhập cư của Vương quốc Anh có vẻ không chắc chắn, và hệ thống thuế phức tạp của nước này, nên ông kỳ vọng một số khách hàng Hồng Kông của mình sẽ cân nhắc nhập cư vào Ireland thay vì Anh hoặc Đài Loan.
Chương trình nhập cư đầu tư của Ireland chỉ yêu cầu người nhập cư ở lại Ireland một ngày trong năm để giữ quyền cư trú, giúp các nhà đầu tư dễ dàng quản lý các doanh nghiệp hiện có với tính linh hoạt cao hơn.
Khảo sát của Citibank: Số triệu phú Hồng Kông giảm 15%
Trong khi đó, hôm 26/04, Citibank đã công bố “Báo Cáo Khảo Sát về Triệu Phú Hồng Kông 2021” (“Hong Kong Multi-millionaire Survey Report 2021”).
Ước tính đến cuối năm ngoái (2021), có 434,000 “triệu phú” với tài sản ròng từ 10 triệu HKD trở lên ở Hồng Kông, chiếm khoảng 7.4% dân số Hồng Kông, cứ 13 người thì có 1 triệu phú. Tuy nhiên, so với một cuộc khảo sát tương tự từ cùng thời kỳ năm 2020, con số đó đã giảm 15%, tương đương 81,000 người. Cuộc khảo sát năm 2021 được thực hiện từ tháng 10/2021 đến tháng 01/2022, với 3,786 cư dân Hồng Kông từ 21 đến 79 tuổi được phỏng vấn ngẫu nhiên qua điện thoại
Ở Hồng Kông, “triệu phú” được định nghĩa là người giàu có với tổng giá trị tài sản ròng từ 10 triệu HKD (khoảng 1,274,300 USD) trở lên và tài sản lưu động ít nhất là 1 triệu HKD (khoảng 127,400 USD). Giá trị tài sản ròng trung bình của những triệu phú này là 15.7 triệu HKD (khoảng 2 triệu USD), tăng nhẹ 1.3% so với 15.5 triệu HKD (khoảng 1,975,200 USD) trong cùng thời kỳ năm 2020. Khoảng 70% tài sản của họ là bất động sản và còn lại là tài sản lưu động.
Báo cáo cho thấy tài sản lưu động trung bình tăng từ 3.5 triệu lên 4 triệu. Hầu hết tài sản thanh khoản của các triệu phú có gần một nửa là tiền mặt, gần 30% là cổ phiếu, và hơn 20% là quỹ và trái phiếu.
Hơn 30% cho biết chiến lược đầu tư của họ đã chuyển sang cách tiếp cận thận trọng hơn vì dịch bệnh; họ có xu hướng giữ nhiều tiền mặt hơn, với việc giảm lượng cổ phiếu nắm giữ, giảm các khoản đầu tư mới, với các khoản đầu tư mới vào các sản phẩm có rủi ro thấp.
Sau hai năm xảy ra đại dịch, hơn 70% số người nói rằng tổng tài sản của họ đã trở lại mức trước khi có dịch, và gần 25% trong số họ cho rằng tổng tài sản của họ đã tăng lên so với trước khi có dịch.
Khoảng 30% trong số các triệu phú cho biết họ kỳ vọng kinh tế sẽ tăng trưởng nhẹ trong năm nay, với 24% cảm thấy lạc quan về thị trường bất động sản trong 12 tháng tới và gần 60% có thái độ ‘chờ xem’.
Mức siêu giàu của Hồng Kông từng vượt qua New York
Trên thực tế, Hồng Kông đã từng là thành phố có nhiều người siêu giàu nhất thế giới.
Theo báo cáo “Báo Cáo về Giới Siêu Giàu Thế Giới 2018” (“The World Ultra Wealth Report 2018”) do Wealth-X công bố hồi tháng 09/2018, Hồng Kông đã vượt qua New York, với hơn 10,000 người có tài sản ít nhất 235 triệu HKD (khoảng 30 triệu USD).
Theo báo cáo, trong năm 2017, số người siêu giàu ở Hồng Kông tăng 31% lên khoảng 10,000 người; theo sau là New York, thành phố có lượng người siêu giàu lớn nhất trên toàn Hoa Kỳ với gần 9,000 người; Tokyo đứng thứ ba. Tại thời điểm đó, tổng số người siêu giàu trên thế giới ở vào khoảng 256,000 người, với tổng tài sản là 31.5 ngàn tỷ USD.
Tính đến năm 2020, New York đứng ở vị trí đầu tiên với 113 triệu triệu phú (cá nhân có giá trị ròng cao), tiếp theo là Hồng Kông và trung tâm công nghệ San Francisco lần lượt ở vị trí thứ hai và thứ ba. Năm 2021, New York vẫn nằm trong danh sách này, nhưng Hồng Kông và San Francisco đã bị loại.
Năm 2021, những người giàu nhất Trung Quốc đã có năm tồi tệ nhất kể từ khi Bloomberg bắt đầu ghi nhận tài sản của những người giàu nhất thế giới vào năm 2012. Các quy định của chính quyền Trung Quốc nhắm vào các công ty tư nhân lớn, đặc biệt là các ngành công nghệ cao, dẫn đến việc mất gần 61 tỷ USD tài sản đối với giới tỷ phú Trung Quốc.
Việt Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: