Huy Thương đi khắp thiên hạ, đạo đức thương nghiệp vang danh từ xưa đến nay
Mười mấy năm trước, đại lục từng chiếu phim truyền hình Thương đạo sang Hàn Quốc. Nội dung miêu tả Lâm Thương Ốc, một tay buôn lớn trong giới thương nhân giàu có Hàn Quốc vào thế kỉ 19, quan điểm buôn bán của ông ta là: “Người buôn bán một đời chân chính, không nên truy cầu cái gọi là lợi, mà phải truy cầu cái gọi là nghĩa”; “Xem tài vật giống như nước, làm người phải công chính cương trực như cái cân”.
Cùng với Lâm Thương Ốc, cơ hồ có sự thành công của phú thương Sơn Tây Kiều Trí Dung người cùng thời Thanh, giống nhau ở chỗ ông ta cực kỳ trọng thị “đức hạnh”, vô luận người nào làm việc gì vẫn là lập quy tắc làm người gánh vác, đều là như thế. Quan niệm buôn bán của ông là, đầu tiên là Tín, thứ hai là Nghĩa, thứ ba là Lợi. Trong lời giảng dạy vào ngày thường, Kiều Chí Dung cũng nhiều lần nhấn mạnh đạo lý “Người bỏ ta lấy, lời ít nhưng chi tiêu rộng rãi, giữ gìn chữ tín, danh dự, không làm việc dối trá”. Tức muốn dùng danh dự để có được khách hàng, không thể lấy quyền thuật coi khinh người khác, càng không thể đem chữ “lợi” đặt lên trên hết, kiếm tiền trái với lương tâm.
Không thể nghi ngờ, Lâm Thương Ốc, Kiều Trí Dung là đại biểu kiệt xuất cho Tấn Thương ở Trung Quốc, Hàn Quốc, bọn họ trọng nghĩa khinh lợi, cứu khốn phò nguy, thích làm việc thiện. Trong lịch sử Trung Quốc còn có dạng đoàn thể thương nghiệp, bọn họ chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho gia rất sâu sắc, tuyệt đại đa số mọi người đều tuân theo đạo đức thương nghiệp thành tín, trọng nghĩa, lại thích làm việc thiện, phú thương trong số bọn họ nhiều vô số kể. Đây chính là đệ nhất thương bang của thời Minh, Thanh: Huy Thương.
Huy Thương xuất hiện
Thời Minh Thanh, theo đà phát triển nhanh chóng của kinh tế hàng hóa, thương nghiệp ngày càng phát đạt, càng ngày càng có nhiều người gia nhập vào hàng ngũ thương gia, cũng dần dần tạo thành khu vực căn cứ thương bang (tức các bang hội buôn bán). Thương bang nổi danh nhất có mười mấy bang như Huy Thương, Tấn Thương, Thiểm Tây Thương bang, Sơn Đông Thương bang, Phúc Kiến Thương bang, Động Đình Thương bang, Quảng Đông Thương bang, mà Huy Thương ở vị trí đứng đầu vững vàng, làm việc nhân đức không nhường ai.
Huy Thương là đoàn thể thương bang do các thương nhân có quan hệ lỏng lẻo tạo thành, chủ yếu ở sáu huyện thuộc phủ Huy Châu thời Minh Thanh, tức Khê huyện, Hấp huyện, Hưu Ninh huyện, Y huyện, Kỳ Môn huyện và Vụ Nguyên huyện. Huy Châu trong lịch sử có tổng diện tích hơn một vạn cây số vuông, núi nhiều mà đất cày ít, lại thêm nhiều di dân từ phương bắc bởi vì chiến loạn mà di cư đến ở giữa vùng núi non trùng điệp này, áp lực sinh tồn càng tăng thêm.
Sau khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương thành lập triều Minh, có chính sách toàn lực phát triển kinh tế, cổ vũ di dân, khai khẩn đất hoang, đồng thời giảm bớt thuế thương nghiệp, buông lỏng việc hạn chế công tượng, thống nhất tiền tệ .v.v. có lợi cho sự phát triển thương nghiệp. Các đời Hoàng đế kế nghiệp sau đó tiếp tục các chính sách của Minh Thái Tổ, bởi vậy trải qua mấy chục năm nghỉ ngơi dưỡng sức, kinh tế nhà Minh có bước phát triển nhảy vọt, khu vực chuyên về kinh tế nông nghiệp liền phân chia thành các khu vực trồng các loại như bông, dâu tằm, lương thực, mía, thuốc lá .v.v. tốc độ tăng rất nhanh. Như Hồ Quảng trở thành nơi trọng yếu sản xuất lương thực, địa khu ở Giang Nam như Tô Châu, Hồ Châu .v.v. trở thành khu vực trọng yếu sản xuất bông và dâu tằm.
Thủ công nghiệp theo đó mà hình thành khu vực riêng, như phủ Tùng Giang trở thành trung tâm dệt vải bông của cả nước, trung tâm dệt tơ phương nam tại Tô Châu, Hàng Châu, Tùng Giang, Hồ Châu, Phù Lương Giang Tây (trấn Cảnh Đức) là trung tâm chế tạo đồ sứ, trấn Thạch Môn thuộc huyện Sùng Đức, Chiết Giang là trung tâm về ép dầu vùng đông nam… Sản phẩm của những trung tâm sản xuất này tự nhiên cần có hướng đi tìm đến thị trường rộng lớn.
Ngoài ra, sự phồn vinh của các trấn từ nam đến bắc càng thúc đẩy tăng cường mậu dịch thương nghiệp giữa các khu vực, thị trường càng rộng lớn hơn, thêm nữa là việc sử dụng bạc trắng phổ biến, đều khiến cho buôn bán càng có lợi hơn, từ đó sự vươn lên của thương nhân đã cung cấp điều kiện có lợi, mà người Huy Châu không cách nào dựa vào đất đai cằn cỗi để nuôi sống gia đình, dưới bối cảnh lớn như vậy, rất nhiều người đi theo con đường buôn bán. Vương Thế Trinh, người triều Minh nói: “Huy Châu có tục 13 tuổi ở tại ấp, 17 tuổi đi khắp thiên hạ”. Nói cách khác, phong tục Huy Châu, 13 tuổi còn ở trong nhà, 17 tuổi liền bắt đầu ở bên ngoài buôn bán rồi, có thể thấy được người Huy Châu trong số người buôn bán rất nhiều.
So sánh người Huy Châu với người ở địa phương khác, người Huy Châu thân ở vùng núi, sinh hoạt gian khổ, đặc biệt có thể chịu được cực khổ, bởi vậy bên ngoài hành tẩu, vô luận gặp phải khó khăn như thế nào, đều sẽ nghĩ biện pháp vượt qua. Phải biết, năm đó đi lại buôn bán bên ngoài là việc rất vất vả, có khi rời nhà mấy năm thậm chí vài chục năm, cái này tuyệt không phải là những người sống trong an nhàn có thể nguyện ý chịu đựng được.
Trọng yếu hơn là, người Huy Châu chịu khổ còn có văn hóa. Bởi vì chiến loạn từ phương bắc dời đến Huy Châu có rất nhiều thế gia đại tộc và kẻ sĩ, bọn họ tôn sùng Nho gia, trọng việc giáo dưỡng, bởi vậy sớm vào thời kì Nam Tống, Huy Châu liền xuất hiện hiện tượng “thôn mười nhà, chưa từng thôi tiếng đọc sách”. Dân bản xứ nhà cho dù nghèo, đều muốn đưa con đi đọc sách, học tập “nhân nghĩa lễ trí tín”, từ đường trong gia tộc đến như mỗi hộ mỗi nhà đều trưng đầy câu đối trên sảnh đường, đều viết đức hạnh và những câu chữ có liên quan đến việc đọc sách. Không thể nghi ngờ, người Huy Châu có bối cảnh văn hóa Nho gia, trong quá trình buôn bán, ngoài có sức phán đoán nhạy cảm, càng có thể đem chuẩn tắc nhân nghĩa, thành tín của Nho gia quán xuyến trong hoạt động thương nghiệp, hình thành một thương bang lớn có đạo đức thương nghiệp tươi sáng.
Ngoài ra, người Huy Châu coi trọng tông tộc, càng dễ kết thành đoàn thể tin cậy lẫn nhau, giữa họ và thương bang khác có sự cạnh tranh, mà người cùng một tông tộc càng dễ dàng truyền thừa kinh nghiệm trong lĩnh vực thương nghiệp.
Huy Thương đi khắp thiên hạ, tiến vào nhiều ngành nghề
Hồ Quát, đại nho thời dân quốc cũng là hậu duệ của Huy Thương từng nói qua: “Người Huy Châu giống như người Scotland trên ba đảo vương quốc Anh, buôn bán tứ phương, dấu chân khắp cả nước”. Cụ thể mà nói, phạm vi buôn bán chủ yếu của người Huy Châu đến hôm nay là địa khu tam giác dài, bao gồm hai tỉnh Thượng Hải và Chiết Giang, bởi vì địa khu này cũng là hai vùng có kinh tế phát triển nhất thời Minh, Thanh.
Trừ cái này ra, dấu chân Huy Thương còn khắp tận đến thành thị biên duyên Trường Giang và Đại Vận Hà, như các vùng Vũ Hán, Cửu Giang, Vu Hồ. Địa khu ven sông có câu “không có Huy Thương không thành trấn”. Đương nhiên, rất nhiều nơi khắp cả nước cũng đều có thể nhìn thấy cái bóng của Huy Thương, như bắc đến Bắc Kinh, Đông Bắc, nam đến Quảng Châu, Tuyền Châu, tây đến Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, vùng giữa như Hà Nam, Sơn Đông, Giang Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc.v.v. Rất nhiều Huy Thương còn đang kể trên ở địa phương an gia lập nghiệp. Còn theo tư liệu lịch sử ghi chép, dấu chân Huy Thương còn từng xa đến tận Nhật Bản, Đông Nam Á và Bồ Đào Nha.
Liên quan tới Huy Thương, dân gian có miêu tả như thế này: Hàng hóa của họ không có chỗ nào không có, đất của họ không có nơi nào không đến, thời giờ của họ không có nơi nào không nhanh chóng, sự tính toán của họ không chỗ nào không tinh anh, cái lợi của họ không chỗ nào không chú ý, quyền của họ không chỗ nào không nắm”. Tức là đối với Huy Thương mà nói, không có cái đồ vật gì là không thể bán, không có nơi nào là không thể đi, không có cái gì không đuổi kịp, không có cái gì tính toán không tinh chuẩn, không có cái gì mà không chú ý, không có quyền lợi gì không dám nắm. Chỉ cần có thị trường, có nhu cầu, có lợi nhuận, và chính phủ cho phép, liền đều có Huy Thương tiến vào. Bất quá, thời Minh Thanh, ngành nghề Huy Thương chủ yếu kinh doanh có mấy ngành nghề lớn gồm muối, cầm cố, trà, vật liệu gỗ, lương thực, vải bông, tơ lụa .v.v., những ngành nghề này đều có mặt khắp thiên hạ.
Trong các ngành nghề kể trên, vốn liếng hùng hậu nhất thuộc về thương nhân buôn muối Huy Châu, lúc ấy rất nhiều tài phú là thương nhân buôn muối đều đạt đến hơn trăm vạn lượng thậm chí hơn ngàn vạn lượng bạc, một số thương nhân buôn muối giàu có không chỉ có kinh nghiệm phong phú, còn có văn hóa, bởi vậy được đề cử đảm nhiệm tổng thương Lưỡng Hoài, làm cầu nối câu thông giữa triều đình và các thương nhân buôn muối khác. Các tộc lớn ở Huy Châu có Uông, Trình, Giang, Hồng, Phan, Trịnh, Hoàng .v.v., đều là thế hệ kinh doanh nghề muối.
Lại như nghề cầm cố. Người Huy Châu sớm vào giữa thời Minh liền bắt đầu khởi nghề cầm cố, thương nhân cầm cố chủ yếu là người Hưu Ninh, đồng thời họ Uông và họ Ngô là nhiều nhất, rất nhiều người cũng là thế hệ theo nghề cầm cố. Nghe nói ngôn ngữ thông dụng trên các phố của Bắc Kinh chính là tiếng địa phương Huy Châu, đủ thấy sức ảnh hưởng của Huy Thương.
Ngoài việc tiến vào các ngành nghề lớn kể trên, Huy Thương còn tiến vào ngành nghề đồ sứ, thuốc Đông y, chế mực, khắc sách, quán trọ .v.v., cũng đều có thành tựu lớn.
Huy Thương coi trọng đạo đức thương nghiệp
Sự phát triển nhanh chóng của Huy Thương vào hai thời Minh, Thanh và kéo dài mấy trăm năm không suy, tự nhiên là bởi vì buôn bán có đạo. Huy Thương chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho gia, tạo thành đạo đức thương nghiệp của chính mình, tức lấy sự chân thành đối đãi với mọi người, lấy chữ tín đối đãi với vật, lấy nghĩa làm lợi, lấy chất thủ thắng. Ví dụ như thế này, trong Huy Thương có rất nhiều, bởi vì độ dài có hạn, mỗi hạng chỉ có thể nêu một ví dụ để nói rõ.
Lấy chân thành đối đãi người chính là lấy thành thật làm gốc. Như Giang Cung Huân, thương nhân Vụ Nguyên và Trần Vạn Niên người Đức Thanh, Hồ Châu, Chiết Giang hùn vốn buôn bán, mấy năm sau, kiếm lời không ít tiền. Không ngờ Trần Vạn Niên đột ngột bị bệnh nặng, một năm sau thì chết, lúc này con của ông ta chỉ có 4 tuổi. Giang Cung Huân không có tham lấy tất cả tiền tài, mà lập tức căn cứ sổ sách bao năm qua, tính ra Trần Vạn Niên nên được tiền vốn cùng lãi tổng cộng hơn 1800 lượng bạc, cũng tự mình đưa đến tay vợ của Trần Vạn Niên. Vợ của Trần Vạn Niên cực kì cảm động, muốn xuất ra một phần ngân lượng biểu thị lòng biết ơn, nhưng Giang Cung Huân khéo léo từ chối.
Lấy chữ tín mà đối đãi với vật chính là thủ tín, coi trọng uy tín. Khổng Tử nói: “Người mà không có chữ tín, thì không biết được gì cả”. Như Chu Sí, thương nhân mua bán trà người Vụ Nguyên thời nhà Thanh, có một năm vận chuyển số lượng lớn trà mới ở Huy Châu đi Châu Giang, Quảng Đông tiêu thụ, bởi vì đường sá xa xôi, trên đường lại chậm trễ một chút thời gian, lá trà sau khi đến được nơi cần đến thì đã qua thời điểm buôn bán tốt nhất. Thế là ông và những thương nhân khác giao dịch, lúc giao dịch tất viết hai chữ “Trần trà”, “để biểu thị không hề coi thường”. Điều này tự nhiên ảnh hưởng tới giá cả lá trà và lợi nhuận, nhưng Chu Văn Sí kiên trì không thay đổi.
Lấy nghĩa làm lợi chính là kiếm tiền cũng cần giảng cứu “nghĩa”, đồng tiền trái lương tâm không phù hợp “nghĩa”, là không thể kiếm, mà cái này hoàn toàn phù hợp việc quán xét nghĩa và lợi của Nho gia. Như Hồ Sơn, thương nhân người Hấp huyện đời Minh kinh doanh lương thực, có một năm vận chuyển lương đến Gia Hòa, chính lúc này gặp phải nạn đói nơi đó, giá lương thực nâng lên, một đấu gạo cần trên ngàn tiền, trong những người đi cùng có người đề nghị trong gạo trộn lẫn một chút cát đá và gạo mốc, có thể kiếm nhiều tiền, nhưng Hồ Sơn kiên quyết phản đối. Còn có Uông Bình Sơn, Huy Thương đời Minh, trong lúc thiếu lương thực đem lương thực trong tay toàn bộ đưa cho người nghèo vay, mà lại không cần tiền lời, mà không phải giống những thương nhân khác trữ hàng, bán giá cao.
Lấy chất thủ thắng chính là cam đoan chất lượng thương phẩm, không lấy hàng kém. Như Hồ Thiên Chú, thương nhân Tích Khê đời nhà Thanh sáng lập cửa hàng viết giấy khai của nhà họ Hồ, để cam đoan chất lượng, không tiếc món tiền rất lớn mua nguyên liệu thượng đẳng, thuê người làm có tay nghề giỏi, tỉ mỉ chế mực, bởi vậy chế được mực từ đầu đến cuối chất lượng siêu quần.
Những năm cuối triều Thanh, chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh lớn, Huy Thương xuống dốc không phanh, mặc dù bây giờ Huy Thương đã trở thành lịch sử, nhưng đạo đức thương nghiệp mà Huy Thương đề xướng vẫn được người đời sau ca ngợi như xưa.
Huy Thương hồi báo về quê hương, lo làm việc thiện
Bởi vì quan niệm tông tộc rất mạnh, rất nhiều Huy Thương sau khi kiếm được tiền, đều không quên hồi báo về quê quán và tông tộc, ví như xây dựng nghĩa học và thư viện. Nghĩa học tương đương với tiểu học hôm nay, thư viện là trường học các học trò tụ tập giảng học, nghiên cứu học vấn, vì khoa cử mà chuẩn bị. Tại Huy Châu, rất nhiều nghĩa học và thư viện đều là do Huy Thương xuất tiền lo liệu, bọn họ gánh chịu các loại phí tổn như nơi ở, thầy dạy, học sinh, việc dạy học.
Để bảo đảm nghĩa học và thư viện vận hành bình thường trong thời gian lâu dài, nhóm Huy Thương còn nghĩ ra biện pháp tiền đẻ ra tiền, một loại là mua lại ruộng nghĩa học, đem tiền thuê ruộng thu được làm kinh phí trường học; Một loại là mua phòng ốc cho thuê, dùng tiền thuê duy trì chi tiêu trường học; Còn có một loại là đem khoản quyên góp giao cho thương nhân buôn muối hoặc thương nhân cầm đồ, đem lợi tức sung làm kinh phí mở trường. Bởi vì kinh phí sung túc, nghĩa học và thư viện Huy Châu kéo dài trong thời gian rất lâu. Trọng thần triều đình giữa thời Thanh là Song Khánh từng đến Huy Châu thị sát có ấn tượng này: “Biết bổn nghiệp có tục đẹp đẽ như thế, xem trọng liêm sỉ, sĩ tử đều nho nhã rực rỡ, phong tục của nước Trâu, nước Lỗ phía đông nam thực vẫn còn người gìn giữ”.
Ngoài coi trọng giáo dục, Huy Thương còn nặng lòng trong văn hóa, như thư họa, hí kịch, văn học…, không khí văn hóa hết sức tốt đẹp của Huy Châu như vậy hình thành nên tác dụng thay đổi một cách âm thầm, nhân tài Huy Châu xuất hiện nhiều cũng không phải là ngẫu nhiên.
Chịu ảnh hưởng tư tưởng sợ thiên mệnh và cứu giúp thiên hạ của Nho gia, tuyệt đại đa số Huy Thương thích làm việc thiện, nhiệt tình làm việc công ích, như gặp việc sửa đường bắc cầu, phát chẩn người gặp tai ương, giúp người thiếu đói, cứu khốn đỡ nghèo, mở trường dạy trẻ, cho áo quan giúp việc chôn cất, tu sửa việc thủy lợi .v.v., Huy Thương đều khẳng khái giúp đỡ tiền bạc. Những ví dụ như vậy liên tục không ngừng.
Như thương nhân mua bán trà Chiêm Đình Dung ở quê hương sửa đường, xây cầu, sổ sách chép việc sửa sang liên tục “không dưới ngàn vàng”; Hồ Nam Khuê quyên việc nghĩa món tiền khổng lồ sửa cầu, xây đền thờ, trợ chẩn cứu tai. Chiêm Văn Tích buôn bán ở Tứ Xuyên, xuất ra mấy ngàn vàng thuê mướn dân bản xứ đào núi mở đường, đem con đường nguy hiểm nơi thường đi lại nhất Trùng Khánh gọi là “bãi Kinh Mộng” (bãi khiến người đi phải khiếp sợ, hãi hùng) đổi thành đường đi thông suốt cho tàu thuyền qua lại tiện lợi, dân bản xứ bàn bạc làm thêm việc tốt, khắc đá nơi đây gọi là “Chiêm Thương lĩnh” (núi Chiêm Thương). Giữa thời Vạn Lịch nhà Minh, thương nhân buôn bán gạo Chiêm Cảnh Thụy đến Nhiêu Châu, gặp lúc nơi đó thiếu lương thực chịu nạn đói nghiêm trọng, liền đem 4200 thạch gạo dự định tiêu thụ toàn bộ quyên ra, cứu sống vô số nạn dân.
Không thể nghi ngờ, Huy Thương thời kì Minh, Thanh đối với sự phát triển của thành thị và nông thôn đều xuất ra cống hiến tương đối lớn. Hôm nay, nếu có duyên bái học Huy Châu, vẫn như cũ có thể cảm nhận được nội tình văn hóa phong phú mà Huy Châu tích lũy được, mà cái thiếu khuyết về sau này không làm được chính là hình ảnh Huy Thương.
Tham khảo tư liệu:
- Đệ nhất thương bang
- Giả nhi hảo nho
Do Văn/Chu Hiểu Huy thực hiện
Chịu trách nhiệm biên tập: Lý Tịnh Thành
Toan Đinh biên dịch
Qúy vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: