Hoa Kỳ: SCOTUS bác bỏ nỗ lực của Đảng Cộng Hòa nhằm trao quyền cho các nhà lập pháp tiểu bang đặt ra quy tắc bầu cử
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (SCOTUS) đã ra phán quyết với tỷ lệ 6 phiếu thuận–3 phiếu chống bác bỏ nỗ lực của Đảng Cộng Hòa North Carolina, những người lập luận rằng các cơ quan lập pháp của tiểu bang có toàn quyền đặt ra các quy tắc cho các cuộc bầu cử liên bang ở các tiểu bang đó mà không có sự can thiệp của tòa án.
Vấn đề được đề cập là học thuyết mơ hồ của cơ quan lập pháp độc lập của tiểu bang, theo đó Đảng Cộng Hòa lập luận rằng Hiến Pháp luôn trực tiếp trao quyền cho các cơ quan lập pháp tiểu bang là cơ quan duy nhất đặt ra các quy tắc cho việc tiến hành bầu cử liên bang ở các tiểu bang tương ứng của họ.
Đảng Dân Chủ cho rằng học thuyết này là một lý thuyết pháp lý theo phái bảo tồn truyền thống ít quan trọng có thể gây nguy hiểm cho quyền bầu cử, tạo thuận tiện cho việc thay đổi ranh giới của một địa hạt bầu cử để việc đó có lợi cho một bên cụ thể, và gây ra biến động trong quản lý bầu cử.
Những người theo phái bảo tồn truyền thống chỉ ra hai điều khoản quan trọng trong Hiến Pháp Hoa Kỳ thiết lập các quy tắc quản lý các cuộc bầu cử liên bang ở các tiểu bang.
Điều khoản Bầu cử của Điều 1 quy định rằng “Thời gian, địa điểm và cách thức tổ chức các cuộc bầu cử Thượng nghị sĩ và Dân biểu sẽ được Cơ quan lập pháp của tiểu bang đó quy định tại mỗi tiểu bang.”
Điều khoản Bầu cử Tổng thống tại Điều 2 trao cho mỗi tiểu bang quyền bổ nhiệm các đại cử tri tổng thống “theo cách mà cơ quan lập pháp của tiểu bang đó có thể chỉ thị”.
Nhưng Tối cao Pháp viện đã bác bỏ học thuyết này, nhận thấy rằng Điều khoản Bầu cử không trao quyền độc lập, độc quyền cho các cơ quan lập pháp tiểu bang để đặt ra các quy định liên quan đến bầu cử liên bang.
Bản ý kiến đa số (pdf) trong vụ Moore kiện Harper (hồ sơ tòa án 21-1271) do Chánh án John Roberts, một thành viên của khối bảo tồn truyền thống của tòa án, viết.
Các Thẩm phán thuộc phái bảo tồn truyền thống Brett Kavanaugh và Amy Coney Barrett đồng ý với bản ý kiến đa số đó.
Cả ba thẩm phán thiên tả — bà Sonia Sotomayor, bà Elena Kagan, và bà Ketanji Brown Jackson — cũng đồng ý với bản ý kiến này.
Các thẩm phán theo phái bảo tồn truyền thống Clarence Thomas và Neil Gorsuch đã không đồng ý với bản ý kiến của đa số. Thẩm phán Samuel Alito đồng ý một phần với bản ý kiến bất đồng.
Ông Roberts viết cho Pháp viện: “Các tòa án tiểu bang giữ quyền áp dụng các biện pháp hạn chế theo Hiến Pháp của tiểu bang khi các cơ quan lập pháp hành động theo quyền lực được trao cho họ theo Điều khoản Bầu cử.”
“Nhưng các tòa án liên bang không được từ bỏ nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện xét xử tư pháp,” vị chánh án tiếp tục.
“Khi diễn giải luật tiểu bang trong vấn đề này, các tòa án tiểu bang không được vượt quá giới hạn của việc xét xử tư pháp thông thường đến mức xâm phạm một cách vi hiến vai trò được dành riêng cho các cơ quan lập pháp tiểu bang theo Điều I, Mục 4, của Hiến pháp Liên bang,” theo một tài liệu tham khảo cho Điều khoản Bầu cử.
Quyết định trên được đưa ra sau khi Đảng Cộng Hòa ở North Carolina nói với tòa án cao cấp nhất của quốc gia trong các cuộc tranh luận trực tiếp vào ngày 07/12/2022 rằng Hiến pháp Hoa Kỳ trao cho các cơ quan lập pháp tiểu bang vai trò độc quyền trong việc đặt ra các quy định cho các cuộc bầu cử tổng thống và Quốc hội mà không có sự can thiệp của tòa án.
Khi đưa ra kháng cáo, ông Tim Moore, một thành viên Đảng Cộng Hòa, Chủ tịch Hạ viện North Carolina, cho biết Hiến Pháp nêu “rất rõ ràng: Các cơ quan lập pháp của tiểu bang chịu trách nhiệm vẽ bản đồ địa hạt bầu cử quốc hội, chứ không phải các thẩm phán tòa án tiểu bang và chắc chắn không phải với sự trợ giúp của các nhà hoạt động chính trị đảng phái.”
Nhưng khi những thẩm phán ở Hoa Thịnh Đốn này cân nhắc về vụ Moore kiện Harper, thì vào ngày 03/02, Tòa án Tối cao North Carolina từng do Đảng Dân Chủ kiểm soát, với đa số Đảng Cộng Hòa mới được thiết lập đã quyết định xét xử lại vụ án cơ bản này, được biết đến trong tòa án là vụ Harper kiện Hall.
Tòa án này đó sau đó đã đảo ngược phán quyết trước đó của họ và tuyên bố vào ngày 28/04 rằng Quốc hội — chứ không phải các thẩm phán — có thẩm quyền duy nhất đối với quy trình tái phân chia địa hạt bầu cử.
Bản ý kiến đa số của tòa án tiểu bang viết rằng “không có tiêu chuẩn nào có thể quản lý được về mặt tư pháp để xét xử các khiếu nại về việc thay đổi ranh giới của một địa hạt bầu cử để việc đó có lợi cho một bên cụ thể” và rằng các tòa án “không có ý định can thiệp vào các vấn đề chính sách.”
Dựa theo phán quyết của tòa án tiểu bang trên, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã yêu cầu luật sư của các bên đệ trình các bản tóm tắt bổ sung để tư vấn cho các thẩm phán về cách tiến hành.
Nguyễn Lê biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times