Hậu quả của việc Hoa Kỳ thất trận trước Trung Quốc (Phần 1)
Vào tháng Bảy, tạp chí The National Interest đã xuất bản một bài luận với nhan đề “Hoa Kỳ có thể nào thua trước Trung Quốc?” được viết bởi tác giả Kishore Mahbubani, một thành viên của Viện Nghiên cứu Á Châu thuộc Đại học Quốc gia Singapore và là cựu Đại sứ Singapore tại Liên Hiệp Quốc.
Bài luận này xoáy sâu vào cuộc cạnh tranh giữa Mỹ-Trung về chính trị, kinh tế và xã hội. Ông Mahbubani bắt đầu bằng một lời bình rằng: Người Mỹ tin rằng “một xã hội cởi mở như Hoa Kỳ có nhiều thế mạnh thiên phú” so với chế độ chuyên quyền của Trung Quốc. Bằng việc luôn cho rằng mình có sẵn lợi thế, “người Mỹ thậm chí không thể nào tưởng tượng được khả năng bại trận trước Trung Quốc.”
Điều đó cũng có thể thành sự thật, mặc dù không hoàn toàn đúng theo cách ông ấy định hình vấn đề.
Tôi không đồng tình với một số quan điểm về sau này của ông Mahbubani. Ông ấy cho là nền kinh tế của Hoa Kỳ nên tái hội nhập với Trung Quốc. Dĩ nhiên, về thương mại thì điều này sẽ đem lại lợi ích, nhưng việc Hoa Kỳ phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc là một sai lầm về mặt chiến lược. Thương mại công bằng không tồn tại khi sự tùy hứng lộng quyền thao túng các hợp đồng cũng như các quyết định của tòa án.
Có vài lần ông ấy lại mô tả Bắc Kinh tương đối thân thiện và dễ bị hiểu lầm. Ông ấy cho rằng Hoa Kỳ có thể hòa hợp với Trung Quốc miễn là quốc gia này “không phá vỡ trật tự thế giới”.
Gây hỗn loạn [trật tự] là nghề của Bắc Kinh rồi. Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Philippines. (Tham khảo phán quyết của Tòa Trọng tài La Hay năm 2016.) Việt Nam đã nhiều lần đối mặt với việc giàn khoan và tàu “dân quân biển” của Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh hải được quốc tế công nhận của Việt Nam. Lực lượng [quân đội] của Ấn Độ và Trung Quốc vẫn xảy ra xung đột trên dãy Himalaya kể từ [cuộc giao tranh] năm 1962.
Những người Mỹ lỗi lạc đã tiên liệu rằng [Hoa Kỳ] sẽ thất bại trong cuộc cạnh tranh kinh tế và chính trị với Trung Quốc, dẫn đến tổn thất về tài sản và ảnh hưởng ngoại giao. Ông Mahbubani rõ ràng là khinh khi cựu Tổng thống Donald Trump. Có lẽ câu lạc bộ tài năng đưa ra cao kiến đã khiến ông ta mù quáng trước một sự thật hiển nhiên rằng: cựu Tổng thống Trump xưa nay đều thấy được khả năng thất bại trước Trung Quốc.
Tuy nhiên, vị đại sứ này xứng đáng được ghi nhận vì đã nhận ra sự thất bại trong việc tiên liệu các viễn cảnh thay thế đầy bất an. Tôi định hình vấn đề theo cách này: Phần lớn người dân Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo quốc gia vẫn chưa nghĩ đến hậu quả của việc thất bại trong một cuộc chiến lớn với Trung Quốc.
Ngũ Giác Đài tập trung vào khả năng răn đe quân sự và thất bại này, để giành chiến thắng trong chiến đấu. Trong bảy thập niên qua, các nhà hoạch định của Hoa Kỳ và đồng minh đã thực hiện các ý đồ chiến lược để xem xét “điều gì sẽ xảy ra nếu” cuộc xung đột tại Eo biển Đài Loan xảy ra và các kịch bản khác ở khu vực Đông Á.
Trong thập kỷ qua, một số ý đồ đã cân nhắc tới một cuộc chiến tranh nóng (động năng) ở phía tây Thái Bình Dương và vùng duyên hải của Á Châu khiến Hoa Kỳ và các đồng minh đã đối đầu với Trung Quốc. Đôi lúc lực lượng của Nga cũng phối hợp với Trung Quốc.
Ngũ Giác Đài thừa nhận đã thực hiện một số ý đồ chiến lược cơ mật vào năm 2020. Hồi tháng 03/2021, Yahoo News đã thảo luận về một trong số các ý đồ chiến lược của Không quân Hoa Kỳ trong khung thời gian năm 2030. Kịch bản này bắt đầu với “một cuộc tấn công bằng vũ khí sinh học của Trung Quốc nhắm vào các chiến hạm và căn cứ của Hoa Kỳ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.” Một cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc đã được sử dụng làm vỏ bọc để “điều động một đội quân xâm lược quy mô lớn,” nhằm khởi phát một “cuộc tấn công chớp nhoáng vào hòn đảo Đài Loan.”
Hỏa tiễn của Trung Quốc tấn công “các chiến hạm và căn cứ của Hoa Kỳ” trong toàn khu vực.
Yahoo dẫn lời Trung tướng của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ S. Clinton Hinote: “Nếu quân đội Hoa Kỳ không thay đổi hướng đi thì câu trả lời chắc chắn (của ý đồ chiến lược này) là chúng ta sẽ nhanh chóng thua trận.” Ông Hinote nói thêm “Hơn một thập niên trước, các ý đồ chiến lược của chúng ta cho thấy rằng Trung Quốc đang làm rất tốt việc đầu tư vào các khả năng quân sự khiến mô hình chiến tranh viễn chinh ưa thích của chúng ta, nơi chúng ta thúc đẩy lực lượng tiến về phía trước và hoạt động bên ngoài các căn cứ và hầm trú ẩn tương đối an toàn, ngày càng trở nên khó khăn.”
Ông Hinote không bàn luận về các tàu thuyền và phi cơ bị tổn thất cũng như số binh sĩ thương vong, thiệt mạng và bị bắt giữ. Nhưng rõ ràng là Hoa Kỳ đã thua trong chiến dịch quân sự được mô phỏng này.
Nếu Trung Quốc chiếm Đài Loan, thì họ sẽ đạt được mục tiêu lớn của Trung Cộng, một thứ để lại những hậu quả kinh hoàng về quân sự, ngoại giao, kinh tế và lãnh thổ trong thế giới thực.
Thật ngây thơ khi tin rằng một cuộc chiến tranh khốc liệt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ chỉ giới hạn tại Eo biển Đài Loan và kết thúc cùng với sự thiệt hại của Đài Loan. Trong kịch bản này, hỏa tiễn tấn công các căn cứ của Hoa Kỳ trong khu vực — nghĩa là [ảnh hưởng] cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Guam, có lẽ là cả Úc, Singapore, và đảo Hawaii.
Hãy tiến một bước nữa xem sao. Điều gì kìm chân được cuộc chiến tranh phía tây Thái Bình Dương này không leo thang thành một cuộc chiến vì sự tồn vong của quốc gia đây?
Chuyên mục của tuần tới sẽ cân nhắc kỹ đến một số hậu quả đầy bất an của việc Hoa Kỳ thất trận trước Trung Quốc. Một kịch bản cho thấy chiến tranh nổ ra trước cuộc bầu cử quốc gia của Hoa Kỳ năm 2024.
Tác giả Austin Bay là Thượng tá (đã nghỉ hưu) của Lục quân Trừ bị Hoa Kỳ, tác giả, ký giả trang chuyên đề tổng hợp, giảng viên chiến lược và lý thuyết chiến lược tại Đại học Texas ở Austin. Cuốn sách mới nhất của ông là “Cocktails from Hell: Five Wars Shaping the 21st Century” (“Rượu Cocktail từ Địa ngục: Năm Cuộc chiến Định hình Thế kỷ 21”).
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: