Chuyên gia: Thâm hụt thương mại của Mỹ-Trung đã ‘bơm máu’ nuôi béo Trung Cộng
Cựu Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer gần đây đã có bài bình luận trên tạp chí The Economist, nói rằng khoản thâm hụt thương mại mỗi năm của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã “bơm máu” nuôi béo ĐCSTQ và làm tổn hại đến lợi ích của Hoa Kỳ và thế giới.
Ông Lighthizer nói rằng mức thâm hụt của Hoa Kỳ với Trung Quốc là rất lớn nên Hoa Kỳ cần có tư duy mới và duy trì mức thuế cao (đối với Trung Quốc).
Ông Lighthizer là luật sư thương mại quốc tế giàu kinh nghiệm, ông cũng từng giữ các vị trí quan trọng trong chính quyền Trump và ông Reagan. Ông Lighthizer từng là người đi đầu trong giai đoạn đầu của hiệp định thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc, và là người khiến ĐCSTQ vừa nể vừa sợ.
Ngoài ra, với tư cách là tờ báo luôn ủng hộ lý thuyết thương mại tự do, việc The Economist chọn đăng lý thuyết thương mại bảo thủ của ông Lighthizer cũng rất hiếm thấy.
Vậy ông Lighthizer đã gửi đi những thông điệp gì trong bài viết của mình? Ông đã kiến nghị chính phủ Hoa Kỳ tăng thuế quan và tính phí các quỹ nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.
Trước hết, ông Lighthizer đã quy chính lại khái niệm về thâm hụt thương mại, nó không phải chỉ đánh giá kết quả trong một năm, mà nó còn có tính chất cộng dồn. Nếu duy trì xu hướng nhập siêu trong thời gian dài, nền kinh tế sẽ rơi vào nguy hiểm.
“Mọi người có xu hướng nghĩ rằng thâm hụt thương mại là trên cơ sở hàng năm, nhưng trên thực tế, chúng được tích lũy. (Mọi người nói) không quan trọng việc năm nào thâm hụt, năm nào thặng dư, vì chúng sẽ cân bằng. Nhưng đây không phải là những gì đã xảy ra trong thực tế. Vấn đề quan trọng không phải là thâm hụt thương mại toàn cầu hàng năm của Hoa Kỳ, cũng không phải sự mất cân bằng thương mại song phương, mà là xu hướng thâm hụt dài hạn (tích lũy) mà không có thặng dư trong nhiều thập kỷ.”
Ông nói rằng tình hình thương mại trong những năm này tương đương với việc Hoa Kỳ đã trao hàng nghìn tỷ USD của cải cho các nước khác, và Trung Quốc đã giành được phần lớn nhất trong số đó.
Ông Lighthizer cảnh báo rằng nếu để thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc tiếp tục diễn ra, Hoa Kỳ sẽ chết vì “mất máu” quá nhiều.
Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu và là con nợ lớn nhất thế giới
Ông Lighthizer nói rằng cá nhân mình không có ý chê bai hoạt động thương mại, ông cũng nhìn thấy thực tế là thương mại đã mang lại lợi ích cho các cơ quan hoặc một số ngành công nghiệp của Hoa Kỳ.
“Vấn đề là cho đến nay, Hoa Kỳ cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, điều này cũng khiến Hoa Kỳ trở thành quốc gia gánh nợ lớn nhất thế giới.” Ông nói.
“Thực tế, thương mại đang khiến nước ta dần mất máu mà chết; khiến nước ta trở thành con nợ thương mại với món nợ khổng lồ và dai dẳng.”
Ông nói rằng trong hơn hai thập kỷ, thâm hụt thương mại trung bình hàng năm của Hoa Kỳ đã vượt quá 500 tỷ USD (chiếm khoảng 3-5% GDP), và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên.
“Về nhiều mặt, thâm hụt không phải là một điều tốt. Chúng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, có tác động tiêu cực đến cơ cấu lực lượng lao động và tiền lương, và gây ra những biến dạng kinh tế vĩ mô.”
Ông Lighthizer cho rằng việc Hoa Kỳ đồng thời trở thành nước tiêu thụ hàng nhập khẩu và là con nợ lớn nhất thế giới hoàn toàn là điều bất ngờ.
Đánh đổi nguồn lực sản xuất và tương lai kinh tế cho hàng tiêu dùng: lợi bất cập hại
Ông Lighthizer giải thích rằng mặt khác của thương mại hàng hóa là lưu chuyển tiền tệ, Hoa Kỳ đang sử dụng quyền sở hữu sản xuất và tương lai kinh tế để đổi lấy hàng tiêu dùng. “Quan trọng hơn, vì những thâm hụt dai dẳng này, Hoa Kỳ đang chuyển dịch hàng nghìn tỷ USD của cải ra nước ngoài để đổi lấy hàng hóa, thường là hàng tiêu dùng ngắn hạn.”
“Những đồng USD này không chỉ rơi vào tay các kho bạc nước ngoài, mà các đối tác thương mại của chúng ta đã sử dụng chúng để mua lại tài sản và công cụ nợ của Hoa Kỳ.” Ông Lighthizer nói, “Theo ý nghĩa thực tế, Hoa Kỳ đang sử dụng tài sản sản xuất và tương lai kinh tế để đổi lấy tiêu dùng ngắn hạn. “
Ông cũng chỉ ra một hiện tượng thú vị, có rất ít quốc gia trên thế giới bị thâm hụt thương mại lớn. Xét về quy mô tuyệt đối thì có Anh, Pháp, Canada, Ấn Độ và Hoa Kỳ, trong khi chỉ có hai quốc gia luôn duy trì thặng dư thương mại khổng lồ là Trung Quốc và Đức.
“Nhiều người tin rằng hai quốc gia này đã được hưởng lợi từ việc phá giá tiền tệ, các chính sách (trợ cấp) công nghiệp ở mức độ khác nhau và những công dân sẵn sàng từ bỏ tiêu dùng hiện tại”, ông nói.
Khoản thâm hụt thương mại mỗi năm của Hoa Kỳ với Trung Quốc nói cách khác là “bơm máu” nuôi béo ĐCSTQ
Ông Lighthizer cho biết, một tác động tiêu cực khác của việc chuyển giao khối tài sản khổng lồ do thương mại là Trung Quốc đã hưởng lợi từ vấn đề thâm hụt thương mại song phương của Hoa Kỳ.
Ông nói: “Nhìn chung, nếu không có những phương thức không công bằng hoặc những vấn đề mang tính hệ thống, tôi sẽ không nghĩ rằng thâm hụt song phương là một vấn đề. Nhưng việc chuyển giao của cải sang Trung Quốc lại là một vấn đề khác”.
“Trung Quốc không chỉ là đối thủ toàn cầu của chúng ta, mà còn đang cạnh tranh với các hệ thống tự do và dân chủ của phương Tây để đo lường xem hệ thống của chúng ta hoặc hệ thống của họ sẽ tồn tại – tự do dân chủ hay chủ nghĩa xã hội độc tài sẽ tối ưu hơn.
“Không quá lời khi nói rằng hàng trăm tỷ USD chuyển giao sang Trung Quốc mỗi năm của chúng ta đã vỗ béo ĐCSTQ và giúp nó chi tiêu vào việc mở rộng và bành trướng khả năng quân sự. Điều này không phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ cũng như lợi ích của thế giới tự do.”
Tăng thuế toàn diện, ít nhất là tạm thời duy trì mức thuế cao
Ông Lighthizer cho rằng một giải pháp khác để giảm thâm hụt thương mại là áp thuế tạm thời đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu và tăng giảm thuế dựa trên mức độ thâm hụt. Ví dụ, có thể áp dụng mức thuế nhập khẩu hàng hoá là 10%. Hiện tại, mức thuế nhập khẩu trung bình vào Hoa Kỳ là khoảng 3%.
“Nếu thâm hụt không giảm, thì tăng thuế quan lên 20% trong vài năm tới. Nếu điều này không mang lại hiệu quả mong muốn, thuế quan sẽ tăng lên 30%. Các ngoại lệ sẽ được thực hiện đối với các mặt hàng chủ chốt. Khi thâm hụt giảm đáng kể, thuế quan cũng sẽ giảm và cuối cùng sẽ bị loại bỏ”, ông Lighthizer viết.
Ông nói rằng thay đổi biểu thuế và việc đánh thuế các quỹ chảy vào Hoa Kỳ để mua chứng khoán sẽ làm giảm thâm hụt thương mại.
Ông cho rằng tình hình ngoại thương của Hoa Kỳ hiện nay khiến ngành sản xuất trong nước bị lép vế, đánh mất hàng triệu cơ hội việc làm, và sự bất bình đẳng về tài sản. Những thị trấn sản xuất vừa và nhỏ đã trở thành sa mạc kinh tế, và hầu hết các ngành sản xuất đã bị Mexico và Trung Quốc chiếm thế thượng phong.
Chính sách thương mại của Biden về cơ bản giống với Trump
Ông Lighthizer hiếm khi nói về chính trị trong nước ở Hoa Kỳ. Ông nói rằng các nhà kinh tế về mặt lý thuyết có thể lấy lợi ích của thương mại để biện minh, nhưng chính trị gia Hoa Kỳ tự có bản năng ứng phó riêng của họ. Đây là một phần lý do tại sao ông Trump đắc cử tổng thống năm 2016, và ông đã thực hành chính sách thương mại của mình, tăng thuế quan đối với Trung Quốc trong nhiệm kỳ của mình.
Ông Lighthizer cũng cho biết trên thực tế, ông Biden và Trump về cơ bản có cùng một cương lĩnh tranh cử vào năm 2020. Ông Biden đã từ bỏ lập trường ủng hộ trong quá khứ của mình đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Vào ngày 4/10 tại Think Tank, Bà Katherine Chi Tai, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ hiện tại, đã có bài phát biểu về chính sách thương mại của chính phủ Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Mặc dù bà đã đề xuất “tái hợp tác” (re-coupling)và “chung sống lâu dài” (durable coexistence) với Trung Quốc trong bài phát biểu của mình. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia và nhà phân tích tin rằng chính quyền Biden về cơ bản sẽ tiếp tục chính sách thương mại của chính quyền Trump đối với Trung Quốc, bao gồm cả thuế quan.
Do Lí Duyên, Lâm Yên thực hiện
Minh Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: