Hành trình tâm linh đến Ladakh, Ấn Độ
Tiếng gọi thiêng liêng thôi thúc một học viên Pháp Luân Công hồng truyền chân, thiện và nhẫn đến các vùng núi phía bắc Ấn Độ.
Bà Christiane Teich thích được mọi người gọi mình là “Chris.” Bà đã hành hương đến Ấn Độ suốt hơn 30 năm để tìm kiếm một điều gì đó. Bà Chris là người gốc Đức, từng sống ở châu Phi và Nam Mỹ trước khi đến Ấn Độ.
Trong suốt những chuyến đi của mình, bà Chris đã thử nhiều loại thực hành tâm linh khác nhau, trong đó có khí công, thiền siêu việt, yoga, triết học Ấn Độ, Kỳ Na Giáo, và Phật Giáo, nhưng vẫn chưa cảm thấy mãn nguyện.
Ladakh
Bà Chris từng nghe nói về một miền đất nhỏ bé xinh đẹp nằm ở vùng núi thuộc cực bắc Ấn Độ, có tên là Ladakh. Mặc dù bà sống chủ yếu ở Sarnath, Ấn Độ (nơi Đức Phật truyền pháp lần đầu tiên), nhưng bà vẫn thích đến Ladakh. Ở Ladakh không khí mát mẻ, thời tiết đẹp, và có khí hậu khác biệt so với những vùng miền khác của Ấn Độ. “Ở độ cao lớn, khí hậu hoàn toàn khác biệt, rất khô ráo và rất dễ chịu vào mùa hè,” bà chia sẻ.
Kể từ khi bà sống ở Ấn Độ, gần như vào mỗi mùa hè, bà đều đến thăm Ladakh và thường ở lại đó khoảng 3 đến 4 tháng.
Ladakh nằm giữa dãy núi Côn Luân ở phía bắc và dãy Great Himalaya chính ở phía nam (Great Himalaya là dãy núi cao nhất trong ba dãy Himalaya.) Ladakh giáp Tây Tạng ở phía đông và là nơi sinh sống chủ yếu của những Phật tử Tây Tạng. Vùng dân cư thưa thớt này nổi tiếng nhờ vẻ đẹp của miền núi xa xôi và văn hóa Tây Tạng.
Khi bà Chris lần đầu đến Ladakh khoảng 23-24 năm về trước, ở đây có rất ít TV. “Đó là một khu vực rất nhỏ, rất ít TV, và chỉ có hai đồn cảnh sát,” bà kể.
Nhưng trải qua nhiều năm, cùng sự gia tăng của cả du khách Tây phương lẫn du khách Ấn Độ, [đã khiến] điều này thay đổi hoàn toàn. Bây giờ TV có mặt ở khắp mọi nơi.
Chính tại nơi đây, bà Chris đã được giới thiệu về môn tu luyện thiền định Pháp Luân Công, hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp.
Pháp Luân Đại Pháp
Bà Chris trìu mến nhớ lại lần tham dự một cuộc họp phụ nữ thường niên, nơi phụ nữ từ nhiều ngôi làng gần xa tụ tập nấu ăn, ca hát, nhảy múa, và dệt vải. Gần đó có một ngôi chùa địa phương nằm cheo leo trên ngọn núi, nơi có một phụ nữ người Mỹ gốc Hoa đang đứng nhìn xuống đám đông. Rồi đột nhiên người phụ nữ quyết định xuống núi và bắt đầu biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp cùng với một người Tây Tạng địa phương.
Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện tinh thần được phổ truyền ra công chúng ở Trung Quốc vào năm 1992. Môn tu luyện này bao gồm năm bài tập thiền định và các bài giảng về những nguyên lý phổ quát là chân, thiện, và nhẫn. Năm 1999, lo sợ về sự phổ biến của môn tu luyện này, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động một cuộc đàn áp nhằm vào các học viên Pháp Luân Công. Kể từ đó, hàng triệu học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị giam giữ bất hợp pháp, phần lớn trong số họ bị cảnh sát ngược đãi trong khi bị giam giữ, theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.
Bà Chris chưa từng nhìn thấy những bài tập khí công này trước đây, nhưng bà có thể hỏi người phụ nữ một vài câu hỏi. Bà được hướng dẫn đến một cửa hàng, nơi bà có thể mua ấn bản của cuốn sách Chuyển Pháp Luân — ấn bản duy nhất hiện có trong cửa hàng. Đây là cuốn sách mà các học viên đọc hằng ngày và chứa đựng những lời dạy chi tiết về nguyên lý Chân, Thiện, và Nhẫn.
Bà Chris mất đến vài năm để từ bỏ tất cả các giáo lý trước đây của mình. Vì vậy, bà đã không trở thành học viên Pháp Luân Đại Pháp ngay lúc đó.
Hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp
Khi bà Chris bị thôi thúc bởi tiếng gọi tâm linh, bà bắt đầu dán các bích chương và nhãn dán về Pháp Luân Đại Pháp khắp thị trấn lớn nhất ở Ladakh vào mỗi mùa hè — đến nỗi năm 2007, một trong những trường học địa phương đã mời bà đến để hướng dẫn các bài công pháp cho các em học sinh trong trường.
Dù bà đã đến trường và hướng dẫn các bài công pháp nhưng lại cảm thấy thiếu một điều gì đó. “Tôi không có hứng thú với việc chỉ giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp không thôi, bởi vì hầu hết các bài công pháp chỉ được thực hành xong trong trường học, thường là trong nhiều ngày liên tục, mà điều đó không thu hút tôi chút nào,” bà nói.
Vào năm 2008 và năm 2009, bà Chris bắt đầu giúp mọi người hiểu rõ hơn về cuộc đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc, bằng cách dựng một quầy thông tin và phát tài liệu giảng chân tướng. Sau khi làm việc với một học viên khác và cùng học viên này đến thăm các trường học, bà Chris lại tận tâm hồng truyền Đại Pháp đến các trường học ở địa phương.
Năm 2010, bà đến một trường học khác và bắt đầu hướng dẫn các bài công pháp trở lại, nhưng lần này bà cũng dựng một quầy thông tin và giảng chân tướng cho họ. Từ đó, ban giám hiệu nhà trường và các em học sinh biết được nhiều sự thật hơn về Pháp Luân Đại Pháp.
“Đây là một ngôi trường Tây Tạng, nơi hiệu trưởng và các giáo viên thường xuyên được tặng tài liệu giảng chân tướng, và nhiều tài liệu đã có mặt trong thư viện của trường suốt nhiều năm. Nhiều trẻ em nhận được tờ rơi Pháp Luân Đại Pháp và chân tướng tại các quầy trưng bày bên ngoài trong nhiều năm qua, vậy nên ngôi trường này đã được trang bị kỹ lưỡng,” bà cho biết.
Bà Chris ở lại ngôi trường này và hai chi nhánh nhỏ của trường cho đến năm 2013. “Bên cạnh đó, tôi nhận thấy tầm ảnh hưởng [của việc hồng truyền Đại Pháp] đến trẻ em và giáo viên nên đã đến nhiều trường học khác, thường là các ngôi làng, và nhận ra cơ hội tuyệt vời này. Trong khi tạo bầu không khí tốt lành để luyện tập các bài công pháp, người ta có thể dễ dàng dựa vào đó để giảng chân tướng dưới các hình thức như bích chương, Ipad, phim ngắn, và hát Pháp Luân Đại Pháp Hảo [Pháp Luân Đại Pháp là tốt],” bà nói.
Bà Chris hồi tưởng, có lần bà trở lại Ladakh muộn hơn thường lệ một chút và rất cảm động khi thấy mọi người nhớ bà đến nhường nào. Với đôi mắt ngấn lệ, bà Chris kể lại việc họ hỏi bà, “Bà đã đi đâu vậy; sao bà không đến đây [sớm hơn]?”
Đối với bà Chris, chuyến hành hương bắt đầu vào khoảng 30 năm trước này — [giờ đây] đã đạt đến đỉnh cao nhất — đó là sứ mệnh hồng truyền những lời dạy về chân, thiện, và nhẫn đến các trường học. Bà Chris vẫn tiếp tục đến thăm Ladakh vào mỗi mùa hè — và thậm chí trước khi đến đó, bà sẽ gửi các bích chương, nhãn dán, và tờ rơi cho những người dân đang mong mỏi phân phát tài liệu đi khắp nơi, kể cả những vùng xa xôi nhất.
Mới năm trước [2021], bà Chris đã gửi hơn 220 pounds (hơn 100kg) tài liệu đến Ladakh.
Nhóm biên dịch Văn hóa – Đời sống Epoch Times Tiếng Việt
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times