Hạ viện Hoa Kỳ thông qua dự luật cấm ‘vũ khí tấn công’
Hôm 29/07, Hạ viện đã thông qua luật cấm những thứ gọi là “vũ khí tấn công” và các ổ đạn có sức chứa lớn.
Dự luật này, do Dân biểu David Cicilline (Dân Chủ-Rhode Island) giới thiệu và được gọi tên là “Đạo luật Cấm Vũ khí Tấn công,” được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 217-213 hầu như theo quan điểm đảng phái.
Mặc dù khái niệm “vũ khí tấn công” từ lâu đã gây nhiều tranh cãi, nhưng dự luật này định nghĩa những vũ khí loại này là “[những] vũ khí bán tự động hoặc [những] thiết bị nạp đạn công suất lớn,” đồng thời quy định việc nhập cảng, sản xuất, chuyển giao, hoặc sở hữu những thiết bị như vậy là một hành động phạm tội.
Định nghĩa này cũng bao gồm một số súng cầm tay bán tự động.
Dự luật này miễn trừ các loại súng đòi hỏi một thao tác bằng tay giữa các đơn vị đạn để chuẩn bị cho súng bắn lại, bao gồm những thứ như các cơ cấu thao tác chốt, bơm, đòn bẩy, hoặc trượt.
Các loại súng cầm tay đã bị làm cho vĩnh viễn không thể hoạt động hoặc được phân loại là đồ cổ cũng được miễn trừ. Ngoài ra, dự luật bao gồm một danh sách ngắn các mẫu súng trường và súng ngắn cụ thể được miễn trừ.
Dự luật này cũng cho phép nhập cảng, bán, sản xuất, chuyển giao, hoặc sở hữu các loại vũ khí cầm tay lẽ ra bị cấm cho các mục đích thực thi pháp luật hoặc nghiên cứu được phép, cũng như các hoạt động liên quan đến bảo vệ các nguyên liệu hạt nhân. Các nhân viên thực thi pháp luật đã về hưu cũng được phép sở hữu các vũ khí bị cấm.
Luật cấm được đề nghị này sẽ không áp dụng với bất kỳ vũ khí cầm tay nào hiện có. Các vũ khí được sản xuất trước ngày luật cấm này có hiệu lực cũng sẽ tiếp tục được mang theo, bán, và sở hữu một cách hợp pháp. Điều khoản miễn trừ với vũ khí có trước đó này tương tự như một điều khoản trong Đạo luật Bảo vệ Chủ sở hữu Vũ khí năm 1986 của cựu Tổng thống Ronald Reagan, vốn cấm sản xuất các vũ khí tự động mới để sử dụng cá nhân sau tháng 05/1986.
Các ổ đạn sức chứa lớn — được định nghĩa trong dự luật là các ổ đạn có khả năng chứa hơn 15 viên đạn — sẽ không được lưu hành, nhưng các chủ sở hữu hiện tại sẽ được phép giữ lại các ổ đạn mà họ đã sở hữu.
Dự luật này cũng yêu cầu các ổ đạn sức chứa lớn và các vũ khí bị cấm được sản xuất cho các mục đích thực thi pháp luật phải hiện rõ ngày tháng sản xuất và số sơ-ri.
Cuối cùng, dự luật cũng tìm cách giảm số lượng vũ khí và ổ đạn trong lưu hành thông qua một chương trình mua lại.
Các thành viên Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa chia rẽ về vấn đề này
Các thành viên Đảng Dân Chủ cho rằng luật này, rất giống một dự luật năm 1994, là cần thiết sau một chuỗi các vụ xả súng đáng lưu ý gần đây.
“Các vũ khí tấn công, đặc biệt khi kết hợp với một ổ đạn sức chứa lớn, là thứ vũ khí được chọn trong các vụ xả súng hàng loạt,” Dân biểu Jerry Nadler (Dân Chủ-New York) cho hay. “Những vũ khí kiểu quân đội này được thiết kế để hạ sát nhiều người nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất.”
Ông Nadler cho biết, “Rất đơn giản, không có chỗ cho chúng trên đường phố của chúng ta.”
Nhắc tới luật cấm vũ khí bán tự động năm 1994, ông Nadler cho biết: “Vào năm 1994, chúng ta đã cấm những cỗ máy sát nhân này, và vô số sinh mạng đã được cứu. Nhưng các thành viên Đảng Cộng Hòa đã khiến [dự luật đó] mất hiệu lực. Kể từ đó, chúng ta đã chứng kiến những hậu quả có thể dự đoán được: các vụ xả súng hàng loạt đã tăng lên theo cấp số nhân trong các khu vực công cộng: học đường, rạp chiếu phim, siêu thị, địa điểm thờ phụng — và những nơi khác quý vị có thể liệt kê — đều trở nên dễ bị tấn công.”
Ông Nadler nói thêm: “Chúng ta còn phải chịu đựng thêm bao nhiêu vụ xả súng hàng loạt nữa đây?”
Mặt khác, các thành viên Đảng Cộng Hòa chỉ trích gay gắt rằng dự luật này vi phạm các quyền theo Tu chính án thứ Hai của những công dân tuân thủ pháp luật.
“Trong nhiều năm các thành viên Đảng Dân Chủ đã nói với chúng ta rằng họ sẽ không nhắm vào súng của quý vị,” Dân biểu Jim Jordan (Cộng Hòa-Ohio) nói trong một bài diễn văn đầy cảm xúc tại Hạ viện. “Ồ vâng thế mà họ đang làm vậy đấy!”
Ông Jordan tiếp tục nói: “Hãy để tôi làm rõ: Thu chính án thứ Hai đã quá rõ ràng — và đó là vấn đề của họ — Thu chính án thứ Hai nêu ‘Quyền được giữ và mang vũ khí sẽ không bị xâm phạm.”
Ông Jordan tiếp tục: “Nhưng họ không quan tâm. Trên thực tế, [Dân biểu Cicilline] nói như thế trong ủy ban. Ông ấy nói: ‘Đừng nói với tôi những chuyện vớ vẩn về các quyền hiến định.’ Họ không màng đến quyền tự do căn bản đó mà các công dân tuân thủ pháp luật tại quốc gia này được hưởng.”
Cơ hội mỏng manh ở Thượng viện
Ban đầu, dự luật này được dự kiến xem xét hôm 27/07.
Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu đó đã bị trì hoãn sau cuộc đấu tranh nội bộ giữa các thành viên Đảng Dân Chủ gây ra nghi ngờ về khả năng thúc đẩy dự luật được thông qua tại Hạ viện. Bởi vì các Đảng Dân Chủ chiếm ưu thế tại Hạ viện với bốn ghế, nên Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Dân Chủ-California) không thể để mất một phiếu bầu nào về luật này, vốn có khả năng vấp phải sự phản đối thống nhất của Đảng Cộng Hòa.
Hôm 20/07 Ủy ban Tư Pháp Hạ viện nhanh chóng thông qua dự luật này mặc cho sự phản đối đồng lòng của Đảng Cộng Hòa.
Dự luật này chỉ là dự luật mới nhất trong hàng loạt nỗ lực của các của các thành viên Đảng Dân Chủ tại Hạ viện và Thượng viện nhằm thúc đẩy các luật kiểm soát súng nghiêm ngặt hơn.
Hồi cuối tháng Sáu, một dự luật thỏa hiệp về súng, được hai thượng nghị sĩ John Cornyn (Cộng Hòa-Texas) and Chris Murphy (Dân Chủ-Connecticut) thương lượng tại Thượng viện, đã giành được đủ sự ủng hộ để vượt qua quyền tranh luận không giới hạn 60 phiếu bầu, và từ đó được thông qua tại Hạ viện và được Tổng thống Joe Biden ký thành luật.
Mặc dù những dự luật này là một chiến thắng cho những người ủng hộ kiểm soát súng và một thất bại nhức nhối cho những người ủng hộ Tu chính án thứ Hai, nhưng các thành viên Đảng Dân Chủ có rất ít cơ hội để có thể lặp lại thành tích này với luật vũ khí có phạm vi rộng rãi hơn.
Giờ đây dự luật mới nhất này sẽ được Thượng viện xem xét, hầu như chắc chắn sẽ không nhận được 10 phiếu bầu cần thiết của các thành viên Đảng Cộng Hòa để vượt giới hạn quyền tranh luận không giới hạn 60 phiếu bầu.
Ông Joseph Lord là phóng viên chuyên đưa tin về Quốc hội cho The Epoch Times.