Gửi thế hệ tương lai: Khi hạt cát biến mình thành ngọc trai
Julio Rosas đã nghiên cứu một khảo sát trong bài viết của mình trên trang Washington Examiner là “Cuộc thăm dò ý kiến về tầm quan trọng của tình yêu nước, đức tin vào Chúa, và tình trạng không lập gia đình gia tăng trong giới trẻ” (Importance of Patriotism, God, and Family Plummets Among Young People: Poll). Rosas đ ã mở đầu bài viết của mình bằng những tóm tắt ngắn gọn như sau:
“Wall Street Journal và NBC News vừa công bố kết quả một cuộc khảo sát, gần 80% số người trong độ tuổi 55-91 cho biết lòng yêu nước là quan trọng, trong khi thế hệ Z và thế hệ Y (Millennials), những người trong độ tuổi từ 18-38 chỉ chiếm 42%. Có 34% thế hệ Y và thế hệ Z cho biết tôn giáo là quan trọng, trong khi hơn 75% số người thuộc thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (baby boomer) công nhận điều này. Chỉ có hơn 30% thế hệ Y và thế hệ Z cho rằng có con là quan trọng”.
Nội dung trong cuộc thăm dò cho thấy thế hệ trẻ vượt trội hơn thế hệ người lớn tuổi? Chúng cho rằng “Hoàn thiện bản thân là quan trọng”.
Nếu chúng ta là một trong số những người tin vào giá trị của lòng yêu nước, đức tin và gia đình, thì khi nhìn vào bảng kết quả này, có thể đa số chúng ta sẽ lắc đầu ngán ngẩm và tự hỏi chuyện gì đang xảy ra với thế hệ Y (những người sinh từ năm 1982 – 1995) và thế hệ Z (những người sinh từ năm 1995 – 2015).
Tình yêu đất nước, tình yêu Thiên Chúa, tình yêu gia đình, mong muốn có con: đó không phải là những nền tảng cơ bản của nền văn minh sao? Tại sao giới trẻ lại không cho đây là những điều quan trọng? Chúng có vấn đề gì sao?
Đáp án cho câu hỏi cuối cùng thật đơn giản.
Đất nước chúng ta mới thực sự tạo ra vấn đề.
Từ khi những đứa trẻ này mới vừa rời tã, chúng đã phải sống trong một nền văn hóa thường xuyên coi thường các lý tưởng, thể chế Hoa Kỳ, đức tin tôn giáo và mái ấm gia đình.
Từ những năm 1960, các phương tiện truyền thông, nhà phát triển giáo dục, nhà phê bình đã phá hoại lịch sử và lý tưởng của Hoa Kỳ. Những kẻ tấn công và phê bình này đã khiến đất nước của chúng ta phải hứng chịu những cái chết bởi hàng nghìn vết cắt, đến nỗi tại một số khu vực, những gì chúng ta thấy bây giờ là làn sóng hận thù và chỉ trích đất nước.
Chẳng lâu sau đó, các tín đồ tôn giáo cũng phải hứng chịu những trận công kích tương tự, họ bị chế giễu vì thừa nhận có một quyền năng cao hơn và bị nhạo báng khi trung thành với đức tin truyền thống của mình, đặc biệt đối với những vấn đề liên quan đến tình dục và phá thai. Mặc dù chúng ta vẫn thường nói lời đãi bôi — “Chúng ta tin tưởng vào Chúa” vẫn là phương châm của quốc gia chúng ta — các nhà hoạt động, thẩm phán và chính trị gia từ lâu đã đánh dạt tôn giáo và lời cầu nguyện ra khỏi các lớp học và quảng trường công cộng.
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy nền văn hóa hiện nay của chúng ta không thân thiện với rất nhiều các gia đình. Ví dụ, so sánh quan điểm về cuộc sống gia đình trên truyền hình và trên phim ảnh từ 40 năm trước cho đến nay. Bạn còn nhớ những bộ phim như “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên”, “Những năm kỳ diệu”, “Câu chuyện Giáng sinh” hay “Cha của cô dâu”. Và hãy thử nghĩ về một chương trình truyền hình hoặc một bộ phim trong thập kỷ qua mang một bức chân dung tích cực về một gia đình còn nguyên vẹn: cha, mẹ, con cái.
Đối với việc theo đuổi sự hoàn thiện bản thân, chúng ta đã truyền thụ cho lớp trẻ câu nói “Tôi là người đặc biệt”. Chúng ta đã dạy con cái mình rằng thế giới vận hành quanh chúng. Trong quá nhiều trường hợp, chúng ta đã bỏ qua việc dạy chúng đôi khi cần phải hy sinh, nghĩ cho người khác trước khi nghĩ cho bản thân, tìm cách đạt được điều tốt đẹp, lớn lao hơn nhu cầu thỏa mãn mong muốn của bản thân.
Chúng ta mong đợi lớp trẻ tin vào điều gì?
Một thảm họa lớn hơn sẽ xuất hiện trong tương lai không xa nếu chúng ta không quay đầu nhìn lại.
Ít nhất cũng sẽ có một số người trong thế hệ Y và thế hệ Z trở thành cha mẹ, trở thành thầy cô giáo hay người hướng dẫn cho thế hệ tiếp theo. Liệu họ có truyền lại quan điểm về lòng yêu nước đang sụt giảm trong họ? Liệu họ có dẫn dắt con cái họ rời bỏ đức tin tôn giáo như họ đã từng bị người khác dẫn dắt không? Và liệu họ có vun đắp cho một gia đình lành mạnh?
Tôi không thể sống đủ lâu để xem điều gì sẽ xảy ra, nhưng tôi vẫn có một phần trong tương lai đó: con cái và cháu chắt của tôi. Tám đứa cháu của tôi sinh sau năm 2015, đứa lớn nhất mới 14 tuổi và còn những đứa tiếp theo nữa.
Bốn đứa con của tôi đều thuộc thế hệ Y, không có đứa nào đúng với sự sa sút được mô tả trong cuộc khảo sát này. Vợ/chồng chúng đều có đức tin tôn giáo, yêu quê hương đất nước, tin vào giá trị của gia đình. Tự hoàn thiện bản thân rất quan trọng với chúng nhưng khái niệm đó đã mất đi lợi thế khi bạn vừa thay chiếc tã thứ 10,000.
Nếu bạn thuộc thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh, thành viên của thế hệ X (sinh vào những năm từ 1965–1980) hoặc thế hệ Y và bạn coi trọng đất nước của mình, thực hành tôn giáo của mình và vẫn coi gia đình là nền tảng của văn hóa, bạn và tôi, chúng ta hãy cùng chung bước bảo tồn những giá trị đó.
Trước tiên, chúng ta cần dạy bảo con cái mình trở thành người mạnh mẽ. Chúng ta trao tặng cho chúng những đức tính từng là những giá trị chuẩn mực của Hoa Kỳ. Giúp chúng có niềm tin vào sự thật, sẵn lòng phục vụ, tình yêu tự do, trách nhiệm của người phụ nữ, tính tiết kiệm, làm việc chăm chỉ, mong muốn giải quyết các vấn đề hơn là trông đợi vào giải pháp của chính phủ. Làm như vậy, chúng ta có thể thấm nhuần những giá trị truyền thống này trong thế hệ con cháu chúng ta.
Tiếp theo, cần dạy bảo con cháu chúng ta rằng chúng không chỉ nhận được sự giáo dục trong lớp học, một sự nỗ lực vĩ đại và cần thiết, mà còn phải hiểu ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập và tại sao đây là một trong những văn kiện vĩ đại của thế giới. Và chúng cần hiểu rằng dù còn thiếu sót nhưng Hoa Kỳ vẫn đóng vai trò như một ngọn hải đăng hy vọng cho thế giới, vô số những người đàn ông và phụ nữ đã hiến thân, thậm chí cả mạng sống của họ để tôn vinh và bảo vệ các nguyên tắc tự do.
Nếu chúng ta thực hành một đức tin, chúng ta có thể bồi đắp đức tin đó cho thế hệ con cháu chúng ta, chắc chắn rằng con cái chúng ta hiểu được cả về ý nghĩa bề mặt lẫn tinh thần của luật pháp. Dù hoàn cảnh của bậc làm cha mẹ chúng ta là kết hôn, ly hôn, cha mẹ đơn thân, chúng ta đều có thể làm gương về ý nghĩa của cuộc sống gia đình.
Cuối cùng, khi nền văn hóa xuống cấp tiêm nhiễm vào chúng ta, chúng ta có nhiệm vụ đẩy lùi chúng. Khi chính phủ đưa ra những quy định trái với lương tâm, khi xã hội yêu cầu chúng ta chấp nhận một số chính sách mới về mặt chính trị, chúng ta cần thanh tỉnh phản đối những bức chế này.
Nam diễn viên điện ảnh nổi tiếng Charlton Heston, người đã diễu hành cùng Martin Luther King Jr. và sau đó trở thành người đại diện lên tiếng cho chủ nghĩa bảo tồn truyền thống, trong một bài phát biểu tại Đại học Harvard vào năm 1999, ông đã nhấn mạnh:
“Nhưng khi được chỉ cho cách suy nghĩ, điều cần nói hoặc cách cư xử, chúng tôi không làm như vậy. Chúng tôi không tuân theo các giao thức xã hội bóp nghẹt và kỳ thị quyền tự do cá nhân. Tôi đã học được sức mạnh tuyệt vời của sự bất tuân từ Ngài King, người đã học được nó từ Gandhi, Thoreau, và Chúa Giê-su, và mọi người vĩ đại khác đã lãnh đạo những người có lý trí chống lại những người có quyền lực. Sự bất tuân có trong DNA của chúng ta. Chúng tôi cảm thấy có mối quan hệ thân thích bẩm sinh với tinh thần bất tuân đó, mà đã dẫn đến sự kiện ném những thùng trà xuống biển tại cảng Boston, Thoreau đã phải vào tù, hay không chịu ngồi ở ghế sau xe buýt, phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Cũng trên tinh thần đó, tôi yêu cầu các bạn từ chối sự đúng đắn văn hóa với tinh thần bất tuân lớn đối với các cơ quan quyền lực bất hảo, các chỉ thị xã hội và các luật lệ tồi tệ làm suy yếu tự do cá nhân”.
Hãy nuôi dạy nên những đứa trẻ có tư duy vững vàng. Giáo dục chúng. Bơi ngược dòng khi cần thiết.
Những nỗ lực xem ra có vẻ nhỏ bé hay không đem lại kết quả mong muốn, nhưng xin nhớ rằng, mỗi hạt cát trượt dưới vỏ con hàu có thể sẽ tạo thành một viên ngọc trai.
Chúng ta là những hạt cát đó và chúng ta có thể khiến mình trở thành những viên ngọc trai.
Tác giả Jeff Minick có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy lịch sử, văn học và tiếng Latinh trong các cuộc hội thảo về giáo dục tại nhà ở Asheville, North Carolina. Hiện ông sống và sáng tác tại Front Royal, Virginia.
Do Jeff Minick thực hiện
Minh Vi biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: