Giao thừa đoàn viên, giữ tuổi thọ, tiếp Thần, tế Tổ, chúc Tết.
Bữa cơm đoàn viên
Điều vô cùng quan trọng của đêm giao thừa là bữa cơm đoàn viên, cũng gọi “niên dạ phạn” (bữa cơm tất niên), đây là bữa cơm linh đình nhất trong năm. Bữa cơm tất niên của mọi người Trung Quốc đều như vậy, vì sao bữa cơm tất niên lại quan trọng, tại sao phải kính Thần?
Mọi người ai cũng đều ăn qua hai thứ cơm, đại mễ và tiểu mễ, nhưng Tết lại gọi là “niên phạn” (bữa cơm đoàn viên, bữa cơm giao thừa, bữa cơm tất niên). Cách nấu cơm sao cho có dư qua năm mới, nấu càng chậm càng tốt, dư lại một chút, gọi là “Liên Niên Hữu Dư” (liên tục có dư).
Cho nên bình thường gọi là ăn “nhị mễ phạn” (cơm 2 loại gạo), đến Tết không thể gọi như thế mà phải gọi là “niên phạn”, gọi thế này có ý nhiều may mắn là một loại văn hóa.
Có người vào đêm 30 Tết làm bánh nướng, gọi là “Phiên vận bính” (bánh lật), lật qua lật lại có ý là vận khí tốt, một loại cầu phúc; bánh “niên cao” cũng là loại bánh thiết yếu, là loại bánh chiên dầu, gọi “niên niên cao” (mỗi năm tăng thêm) cũng là cầu phúc, âm thanh lúc chiên tạo bầu không khí lửa hồng náo nhiệt.
Vây quanh bếp lò mừng đoàn viên
Nhất định phải có món cá mới gọi là “Niên niên hữu dư” (Mỗi năm có dư), con cá này không thể hết mà phải lưu một phần, chính là “Liên niên hữu dư” (Liên tục có dư); còn phải có gà, thịt gà làm chi? Gà 鸡 có âm đọc giống chữ “Cát” 吉 (may mắn), đại cát đại lợi.
Phương nam còn có người ăn rau hẹ, rau hẹ đại biểu cho “cửu” (dài), “trường cửu” (lâu dài), “việt trường việt cửu” (càng dài càng lâu); còn ăn củ cải, đại biểu cho cát tường, giàu có, sung mãn.
Mặt khác, quan trọng nhất là giáo tử (sủi cảo, bánh chẻo), là thực phẩm có tính đại biểu lớn nhất của năm mới Trung Quốc. Tên gọi này bắt nguồn từ giao điểm 2 năm kết hợp lại với nhau thành một.
Một lý do khác là từ y thánh Trương Trọng Cảnh, xưa kia cho rằng tiết Đông chí ăn giáo tử. Cuối thời Đông Hán, Trương Trọng Cảnh cáo lão về quê tới bên bờ sông Bạch Hà, lỗ tai bị cóng, liền dùng thịt dê, quả ớt, và thang thuốc xua lạnh nấu một nồi canh lớn, miễn phí phân phát cho mọi người uống. Trương Trọng Cảnh còn đem các loại vật liệu trong canh vớt ra làm nhân bánh, bao thành hình dáng tựa như cái “Kiều nhĩ” (cái tai đẹp), mọi người uống canh “Khư hàn kiều nhĩ thang”, “Kiều nhĩ” chính là giáo tử. Y thánh Trương Trọng Cảnh là vô tư làm việc vì người khác, cho nên mọi người liền vĩnh viễn tưởng nhớ ông.
Nấu bánh giáo tử gọi là “tranh” 挣, có nghĩa là kiếm được, kiếm được tiền.
Nhân bánh giáo tử thì phong tục mỗi nơi mỗi khác, có nơi đòi hỏi làm nhân bánh. Điều này có liên quan đến kính Thần, năm mới nhất định phải ăn giáo tử, vì sao có giới không ăn nhân thịt, vì sao ăn nhân thịt? Bởi vì giới có người nói là làm sạch, ăn vậy một năm sẽ bình an.
Nấu bánh giáo tử không được nói “phá” 破 (hỏng), mà nói “tranh”, chính là kiếm được sai sót, kiếm được tiền, đêm 30 chỉ có thể nói chuyện thuận lợi may mắn, hồ hỡi mời chén may mắn, mâm may mắn, chúc: “Hảo! Tuổi tuổi bình an!”. Chuyện xấu thành tốt, chúc phúc thành công, đây cũng là trí tuệ của người Trung Quốc.
Đêm 30 bữa cơm đoàn viên cần phải hòa thuận vui vẻ, êm xuôi. Giao thừa chính là giao thừa của lão nhân (ông bà), bởi vì qua một năm mới sẽ già thêm một tuổi; năm mới là cầu phúc cho ông bà kéo dài tuổi thọ, cũng là thể hiện hiếu thuận, hiếu tâm của người trẻ.
Nguồn gốc của “áp tuế tiền” (tiền mừng tuổi, tiền lì xì)
Đêm giao thừa rất nhiều trẻ em có được tiền mừng tuổi. Vì sao lại có được tiền mừng tuổi vậy? Ở đây có một truyền thuyết.
Truyền thuyết kể rằng thời xa xưa có một tiểu yêu tên là “Túy”, thân hình đen và tay trắng, hàng năm xuất hiện vào đêm giao thừa để sờ trán những đứa trẻ đang ngủ. Sau khi bị sờ mó, trẻ sẽ sốt cao, nói mê, sau khi hạ sốt sẽ trở nên si ngốc đần độn. Người lớn sợ Túy hại con trẻ nên đêm giao thừa thường bật đèn cả đêm, không chịu ngủ.
Có một gia đình họ Quản, vợ chồng có con lúc về già, hết mực yêu thương. Đêm 30 Tết, để đề phòng hại con, đôi vợ chồng già không ngủ, cứ chơi với con, họ gói mấy đồng tiền vào giấy đỏ, gói rồi mở, mở rồi gói. Nhưng khi đêm càng khuya, đứa trẻ thức không nổi lăn ra ngủ trước. Đôi vợ chồng già đặt những đồng tiền đã bọc bên cạnh gối của con.
Hai vợ chồng già rồi, cũng không thức được nữa, đã đến canh tư, tưởng rằng Túy sẽ không hại con mình! Nhưng ngay khi họ vừa chìm vào giấc ngủ, một cơn gió u ám thổi qua, con quỷ đen và lùn bước vào nhà, vừa định đưa tay chạm vào đầu đứa bé, một luồng sáng vàng đột nhiên xuất hiện từ chiếc gối của đứa bé, Túy thét lên và chạy trốn.
Chẳng mấy chốc, sự việc này lan rộng, mọi người làm theo, đêm giao thừa họ gói tiền bằng giấy đỏ cho con nên Túy không dám quấy rầy nữa. Cho nên, người ta gọi số tiền này là “Áp Túy tiền” (tiền áp chế tiểu yêu Túy), “Túy và “Tuế” phát âm giống nhau, dần dần lâu ngày được gọi thành “Áp tuế tiền” (tiền lì xì, tiền mừng tuổi).
Bái niên (chúc tết, đi chúc Tết, mừng năm mới)
Vãn bối (hậu bối, thế hệ sau) phải chúc Tết trưởng bối, là kính và cảm ân. Trưởng bối cấp cho trẻ tiền mừng tuổi, vãn bối phải chúc Tết lão nhân, ngày xưa phải khấu đầu (dập đầu sát đất) với ông bà nội và cha mẹ. Kỳ thật điều này phải tận đáy lòng.
Quá khứ thật sự là quỳ gối khấu đầu, Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam có nhà hiện tại vẫn còn nếp này, bởi vì “Dạy vợ dạy con trẻ sơ sinh”, đứa trẻ từ nhỏ đã như thế.
Tiếp Thần tế Tổ
Chúc tết là cảm ân tôn kính phụ mẫu trưởng bối, tại thời khắc luân chuyển cũ mới, càng phải nên cảm ân cùng tôn kính Tổ tiên, tiếp Thần chính là điều quan trọng trong văn hóa truyền thống.
Quan trọng nhất trong đêm giao thừa của cổ nhân là tiếp Thần, vì sao bữa cơm giao thừa cần phải thịnh soạn? Cổ nhân chẳng phải là kính Thần đem lòng sùng kính cảm ân lớn nhất đặt ở vị trí đầu tiên sao.
Thông thường trước khi chiều tối là bắt đầu, trước tiên bày một bàn thiên địa, nếu như nhà lớn sẽ bày ở sân trong, bày ở Phật đường, trên bàn có bài vị của các vị Thần, ví dụ như Tài Thần, Phúc Thần.
Quá khứ muốn đòi nợ người khác phải đòi ở năm trước, chủ nợ một khi thấy người ta bày bàn ra cúng, thì phải bỏ qua, nợ không thể đòi. Phong tục này thể hiện cổ nhân làm việc có quy củ, quan trọng nhất là sùng kính đối với thiên địa.
Mọi người đều thích Phúc Thần, Hỉ Thần, Tài Thần, trước khi tiếp Thần, đương nhiên phải kính với tất cả các Thần. Có 3 cách nói về Phúc Thần.
Một là Tuế tinh chính là Mộc tinh, Mộc tinh là hành tinh sáng nhất trong 9 đại hành tinh, cho nên đàn tế nông vụ đầu tiên thời cổ đại hàng năm đều có Tuế tinh đến sau này đã xem nó thành Phúc tinh.
Một cách nói khác cho rằng, vào triều Đường có vị thanh quan gọi Dương Thành, ông là Đạo Châu thứ sử ở Hồ Nam. Lúc ấy Đạo Châu không nguyện ý tiến cung mỗi năm, hằng năm đến ngày phải tiễn đưa một nho sinh, dân chúng thật sự là sinh ly tử biệt, tiếng than động trời!
Sau đó thứ sử Dương Thành không tiến cống nho sinh cho Hoàng Thượng nữa, Hoàng Thượng bởi vậy ra lệnh kể rõ sự tình. Vua Đường Đức tông tiếp nhận can gián của ông, liền không còn thu nho sinh ở Đạo Châu nữa. Bởi vậy dân chúng Đạo Châu về sau mọi nhà đều thờ cúng ông rất nhiều, cho nên ông được mọi người coi như là Phúc Thần, có thể giúp người miễn tai hoạ, Phúc Thần mang lại hạnh phúc.
Một loại khác là Phúc Thần của Đạo giáo, mọi người đều nghe qua “Thiên quan tứ phúc”, thiên quan ban phúc cho con người, cái này có quan hệ với Đạo giáo, là Phúc Thần Đạo giáo.
Vào năm đầu tiên của Hoàng đế Thuận An triều đại Đông Hán, Trương Đạo Lăng sáng lập Thiên Sư đạo, và viết ba cuốn sách chính thức để chữa bệnh cho mọi người. Thời Nam Bắc triều Tam Thành Thương Nguyên Thiên Quan được gọi là Tam Nguyên Đại Đế.
Họ có chức trách của mình, trong đó, các quan trời phụ trách ban phúc, địa quan phụ trách xá tội, và thủy quan thì giải trừ các loại vận rủi, bởi vì thờ thiên quan Đạo giáo càng ngày càng nhiều, nên sau triều nhà Minh đã được công nhận là Phúc Thần.
Trong tranh Tết của Duy huyện, Chu Tiên trấn, Thiểm Tây, hình tượng Phúc Thần đều có vầng trán đầy đặn, năm chòm râu tóc dài mặt mũi hiền lành, eo quấn đai lưng ngọc, tay cầm tranh chữ “Thiên quan tứ phúc”, một bộ phúc tướng rất quý.
Năm mới thời cổ đại bức “Thiên quan tứ phúc đồ”, “Phúc Lộc Thọ tam tinh đồ” được treo ở mọi nhà, Phúc Thần được mời đến cấp cho nhân gian.
Chúng ta nói về truyền thừa văn minh, chúng ta cùng tổ tiên huyết mạch tương liên, bên trong sinh mệnh kỳ thật có trí tuệ của tổ tiên, trí tuệ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi bạn không tôn kính, không thừa nhận tổ tiên, như thế mối liên hệ sẽ liền bị gián đoạn, trí tuệ tàn khuyết không đầy đủ. Thời hiện đại rất nhiều người không còn kính Tổ.
Giáo tử, bữa cơm tất niên, chén đầu tiên là kính thiên địa, chén thứ hai là kính tổ tông, chén thứ ba là kính ông bà. Cha mẹ dâng chén giáo tự cho ông bà, đồng thời dân lên đôi đũa cho ông bà dùng, thể hiện ra lòng tôn kính, trẻ nhỏ sẽ liền học được sự tôn kính với ông bà.
Chúc tết vô cùng quan trọng. Cổ nhân chúc tết là kính bái, phi thường thành kính, thật sự là lòng tôn kính phát ra từ nội tâm, cho dù bạn có chào hỏi thế nào đi chăng nữa.
Chúc tết chúc từ trong nhà, trước hết là gia bái, sau đó mở rộng đến tông tộc chính là theo mối quan hệ thân cận mà chúc, hiện nay chúc tết lại là lấy rất nhiều thứ tranh thủ thời gian trao lên cho lãnh đạo, cái này không gọi chúc Tết mà là hối lộ. Là không đúng, chính là không đúng.
Cổ nhân chúc tết thái độ phi thường tôn kính, quá khứ là quỳ lạy, hiện tại có thể là cúi đầu, nhưng dù thế nào cũng phải tôn kính, cảm tạ và chúc phúc.
Tiêu Phàm
Xem thêm: