Giám đốc IMF cho biết Hoa Kỳ phải tiếp tục tăng lãi suất vì ‘họ nợ thế giới điều đó’
Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva, đã cảnh báo rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ chậm lại việc tăng lãi suất khi cơ quan này cố gắng chế ngự lạm phát tăng vọt.
Nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP hôm thứ Ba (29/11), Giám đốc điều hành IMF đã được hỏi về suy nghĩ của bà về việc tạm dừng tăng lãi suất trong bối cảnh lo ngại rằng đồng USD mạnh lên đang làm suy yếu các loại tiền tệ khác trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo hơn, và góp phần vào cuộc khủng hoảng chi phí cuộc sống ở các quốc gia đó.
Bà Georgieva nói rằng Ngân hàng Trung ương “không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục tiến trình đó” cho đến khi chi phí sinh hoạt giảm đáng kể.
Bà Georgieva nói, “Họ nợ nền kinh tế Hoa Kỳ điều đó, họ nợ nền kinh tế thế giới điều đó, bởi vì những gì xảy ra ở Hoa Kỳ nếu lạm phát không được kiểm soát cũng có thể có tác động lan tỏa đến phần còn lại của thế giới.”
Đồng USD tăng 18% trong năm nay và đạt mức cao mới trong hai thập niên vào tháng Chín sau khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản.
Bên bờ vực khủng hoảng
Trong tháng Mười, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã cảnh báo rằng các nền kinh tế đang phát triển đang đứng bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do chính sách tài chính và tiền tệ của các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ.
UNDP cho biết: “Các nước giàu có đủ nguồn lực để chấm dứt cuộc khủng hoảng nợ, vốn đang xấu đi nhanh chóng một phần do chính sách đối nội của chính họ.”
UNDP cho biết: “Những chính sách này đã khiến lãi suất ở các nền kinh tế đang phát triển tăng vọt và các nhà đầu tư tháo chạy.”
“Các điều kiện thị trường đang thay đổi nhanh chóng do sự thu hẹp đồng loạt về tài chính và tiền tệ, và tăng trưởng thấp đang thúc đẩy sự biến động trên toàn cầu: 19 nền kinh tế đang phát triển hiện đang trả hơn 10% lãi suất cho trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ để vay tiền trên thị trường vốn, khiến thực tế là họ không thể vay tiền trên thị trường. UNDP cho biết những người nắm giữ nhiều trái phiếu của các nền kinh tế đang phát triển đang giao dịch với mức chiết khấu sâu từ 40 đến 60 xu/1 USD.”
“Cộng đồng quốc tế không nên đợi cho đến khi lãi suất giảm hoặc một cuộc suy thoái toàn cầu bắt đầu mới hành động: Giờ là lúc để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng phát triển kéo dài.”
Cũng trong tháng Mười, trong báo cáo Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo về một cuộc suy thoái toàn cầu sắp xảy ra do chính sách tiền tệ và tài khóa của các nền kinh tế phát triển, bao gồm cả chính sách của Cục Dự trữ Liên bang.
UNCTAD cảnh báo rằng các nước đang phát triển sẽ tiến gần hơn đến việc vỡ nợ trừ khi các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế phát triển đảo ngược phương hướng hành động của họ.
Bất chấp những lo ngại về tác động của chính sách tiền tệ trong nước đối với các quốc gia đang phát triển, ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đã bác bỏ khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ thắt chặt của mình, khi lạm phát đạt 7.7% trong tháng Mười, vượt xa mục tiêu 2% của Fed.
Ông Jim Bullard, chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis, trong một cuộc phỏng vấn với MarketWatch hôm 28/11, cho biết ông tin rằng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) có thể sẽ cần phải tích cực hơn với các đợt tăng lãi suất của mình trong tương lai, nâng chúng lên ít nhất 5% trong nỗ lực hạ nhiệt lạm phát nóng đỏ.
Ủy ban dự kiến sẽ họp lại vào ngày 13–14/12 cho cuộc họp cuối cùng của năm 2022.
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times