Giải mã Israel (P3): ‘Tiêu chuẩn của chúng tôi là không đầu hàng khủng bố’
“Gần như cả đời tôi đã trải qua chủ nghĩa khủng bố. Tôi chưa đến mười tuổi khi chứng kiến hai người Do Thái bị giết ngay bìa rừng Vishneva. Tôi mười lăm tuổi khi bắt đầu học sử dụng súng trường. Không phải để săn bắn mà để bảo vệ trường học khỏi bị tấn công vào ban đêm. Tôi đã đứng ở hiện trường những vụ ám sát thảm khốc, từng khóc với các gia đình mất mẹ mất con, trước khi nhà nước Israel hình thành, và toàn bộ khoảng thời gian về sau, chúng tôi phải lớn bên bên cạnh chủ nghĩa khủng bố. Chúng tôi phải tự vệ trước nó, chôn cất nạn nhân của nó tìm cách chống lại nó. Chúng tôi đã có những bài học xương máu từ nỗi đau và bi kịch về cái giá phải trả cho sự thù địch và nguyên nhân của nó.”
(Shimon Peres – người từng hai lần giữ chức Thủ tướng Israel)
Không chỉ Israel phải chịu thảm họa khủng bố, nó đã trở thành cuộc khủng hoảng trên toàn cầu với mức độ tàn bạo ngày càng tăng, một cuộc khủng hoảng mà các quốc gia phải đối đầu. Kể từ sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9 vào Hoa Kỳ, chủ nghĩa khủng bố như một bóng ma chết chóc bao phủ thế giới.
Các phần tử khủng bố muốn dùng bạo lực để đả phá trật tự thế giới, dùng sợ hãi để khống chế nhân tâm. Chủ nghĩa khủng bố mang đến bạo lực, thù hận, giết chóc, sợ hãi, phá huỷ và đau khổ, người bị hại là toàn thể nhân loại.
Cuộc đối đầu với khủng bố của mỗi quốc gia chính là bài kiểm tra khó khăn nhất về phẩm chất lãnh đạo. Nhìn vào hành động của các nhà lãnh đạo trong việc đối đầu với khủng bố, có thể nhận ra tương lai quốc gia đó.
Israel tin rằng: Đối với những kẻ khủng bố, không thể giải quyết chỉ bằng thỏa hiệp và nhượng bộ. Đáp ứng yêu cầu của những kẻ khủng bố chỉ làm cho chúng càng thêm đòi hỏi. Quốc gia bé nhỏ luôn bị bao vây bởi các thế lực khủng bố này, đã tuyên bố với thế giới rằng: Israel không đầu hàng khủng bố.
Tiêu biểu nhất cho sự xác quyết này là cuộc giải cứu con tin phi thường ngoài sức tưởng tượng của lực lượng đặc nhiệm Israel trong chiến dịch được gọi là Thunderbolt (Sấm sét) năm 1976.
Chiến dịch đột kích sân bay Entebbe
Chiến dịch đột kích sân bay Entebbe hay chiến dịch ‘Sấm sét’ là một phi vụ giải cứu con tin chống khủng bố táo bạo nhất trong lịch sử Israel, do Các lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tiến hành nhằm giải cứu 106 con tin trên chuyến bay Air France 139, bị một nhóm không tặc người Palestine và Đức bắt cóc.
Ngày 27/6/1976, chuyến bay Air France 139 khởi hành từ Tel Aviv đi Paris chở theo 247 hành khách và phi hành đoàn 12 người đã bị 4 phần tử không tặc khống chế, chuyển hướng hạ cánh xuống sân bay Entebbe, Uganda.
Tại đây nhóm không tặc thả 148 người không phải là công dân Israel, chỉ giữ lại những con tin Israel và ra yêu sách thả 53 tù nhân người Palestine bị giam giữ tại Israel và 4 quốc gia khác. những kẻ không tặc đe doạ giết hại các con tin nếu các yêu cầu thả tù nhân của chúng không được đáp ứng.
Chính phủ Israel lúc bấy giờ đứng trước hai lựa chọn. Hoặc đồng ý yêu cầu của kẻ không tặc, thả các tù nhân để đổi lấy sự an toàn của các con tin. Hoặc tiêu diệt bọn khủng bố và giải cứu các con tin.
Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin lúc bấy giờ cực lực phản đối bất kỳ nỗ lực giải cứu con tin nào do lo ngại rằng một chiến dịch tấn công bọn khủng bố thất bại sẽ khiến các con tin thiệt mạng và chính phủ của ông cũng sụp đổ theo. Từng là một quân nhân, ông hiểu được chiến dịch giải cứu rất dễ phạm sai lầm.
Riêng Shimon Peres – Bộ trưởng Quốc phòng trong chính phủ của Yitzhak Rabin muốn theo đuổi thực hiện kế hoạch giải cứu con tin, mặc dù ý tưởng đó thật sự hoang đường. Bởi nó đòi hỏi thực hiện một chiến dịch quân sự ở một nơi cách xa hàng ngàn dặm chống lại những kẻ khủng bố được vũ trang và theo tin tình báo không chính xác lắm, có thể phải chạy đua với thời gian để tránh cả quân đội Uganda. Tổng thống Uganda lúc đó là Idi Admin, một người ủng hộ Palestine, đã triển khai lực lượng quanh sân bay, nhưng để bảo vệ nhóm không tặc.
Hầu hết các tướng lĩnh cao cấp đều nghĩ chiến dịch giải cứu này đơn giản là bất khả thi. Các con tin hơn 100 người Israel đang trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Nếu Israel không giải cứu được các con tin thì lựa chọn duy nhất còn lại là phải đàm phán trao trả tức là tuân theo yêu cầu của bọn không tặc.
Nhưng Shimon Peres lo sợ rằng làm như vậy sẽ tạo ra một tiền lệ tệ hại và hậu quả không thể đoán trước: “Nếu chung ta nhượng bộ yêu cầu của những kẻ bắt cóc và thả bọn khủng bố, mọi người sẽ hiểu chúng ta nhưng không ai tôn trọng chúng ta. Còn nếu chúng ta tiến hành chiến dịch quân sự để giải cứu con tin thì có thể không ai hiểu nổi chúng ta nhưng mọi người sẽ tôn trọng chúng ta”.
Khi thủ tướng Rabin chất vấn Peres về việc ông cho rằng nếu Israel đầu hàng thì sẽ mở rộng cửa mời bọn khủng bố đến trong tương lai. Peres trả lời: “Cho đến giờ (1976), người Mỹ vẫn không đầu hàng trước bọn khủng bố vì Israel đã đặt ra chuẩn mực chung là không được đầu hàng. Nếu chúng ta đầu hàng thì không chỉ một nước mà cả thế giới sẽ làm theo. Chúng ta sẽ tạo tiền đề để có thêm nhiều sự vụ như thế này nữa.”
Shimon Peres hiểu rằng chiến dịch giải cứu táo bạo khó thành công sẽ đặt các con tin và hiểm nguy rất lớn nhưng ông quyết định giải pháp này không phải vì không lo lắng cho họ. Ngược lại Peres luôn xuất phát từ lợi ích của người sống và sự an toàn của hành khách trong tương lai. Mối đe dọa lớn nhất là các tổ chức khủng bố sẽ thấy những gì chúng làm là có tác dụng. Từ một máy bay bị cướp sau này sẽ là hàng trăm chiếc, con số nạn nhân không chỉ là hàng trăm mà sẽ lên đến hàng nghìn người.
Hơn hết, Peres muốn người dân Israel tin tưởng rằng chính phủ của họ đủ mạnh để bảo vệ người dân trước mối đe dọa của khủng bố. Nhiều đế chế vĩ đại đã sụp đổ khi người dân không còn lòng tin ở nhà cầm quyền. Nhiều quốc gia nhiều tập đoàn lớn cũng vậy. Israel tồn tại được chính là nhờ khát vọng của công dân và một cuộc khủng hoảng con tin như thế này sẽ hủy hoại ý thức về bản thân, tác động xấu đến tương lai của đất nước.
Kế hoạch… chỉ có trong tưởng tượng
Shimon Peres lên một kế hoạch giải cứu mà theo đó binh linh Israel sẽ đến sân bay mà không biết họ sẽ gặp phải điều gì. Trong lịch sử ngoài Trung Đông ngắn ngủi của quân đội Israel, việc này chưa từng có liên lệ. Nó rất phức tạp có nhiều yếu tố khó đoán và không giống bất cứ diễn dịch nào trước đây.
Không ai thật sự tin sẽ tiến hành được chiến dịch quân sự khi có quá nhiều điểm chưa chắc chắn quá nhiều điều chưa biết, bởi thế cách duy nhất để phác thảo là sử dụng… trí tưởng tượng và tận dụng mọi ý tưởng kể cả điên rồ nhất.
Một vài người trong số các con tin không phải người Israel được bọn không tặc tha, đã về đến Pháp và cung cấp thêm những thông tin quan trọng, về thiết kế nhà ga và con tin đang bị giam trong nhà ga cũ.
Nắm được thông tin Tổng thống Amin đang có chuyến công du nước ngoài, Shimon Peres, đã cùng các tướng lĩnh vạch ra một kế hoạch táo bạo. Đó là chở một đội đặc nhiệm đến sân bay Entebbe, lái một chiếc Limousine Mercedes giống của Tổng thống Amin, đóng giả tình huống ông Amin công du trở về, băng qua vòng canh gác của binh lính Uganda, tiêu diệt những tên khủng bố, và nhanh chóng đưa con tin lên các máy bay đang đợi sẵn.
Sau vài ngày nghiên cứu bản đồ, vận dụng trí tưởng tưởng tượng và các thông tin tình báo có được, ‘đội hình siêu đẳng’ của Peres đã có phương án triển khai rất rõ ràng:
Từ sân bay, quân đội Israel sẽ bay qua không phận Ethiopia, dưới tầm quan sát của radar rồi tiếp cận Uganda bằng tuyến bay của các chuyến bay thương mại, lực lượng đặc nhiệm do Yoni chỉ huy sẽ tấn công vào nhóm không tặc và giải cứu các con tin ở nhà ga cũ. Các máy bay còn lại sẽ bay lần lượt cách nhau và phút đứa thêm lính đặc nhiệm đến.
Một số có nhiệm vụ chiếm nhà ga mới, đường băng và kho nhiên liệu. Một số khác sẽ tấn công các máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất đang đậu chung quanh. Một đơn vị sẽ lái các chướng ngại vật trên đường cao tốc không cho tiếp viện đến sân bay kịp thời. Khi được giải cứu xong các con tin sẽ được đưa đến một máy bay Hercules và cát cánh đến Kenya để tiếp nhiên liệu. Các máy bay còn lại sẽ bay theo đến Kena sau đó cùng trở về Israel.
Phương án tác chiến được lên chi tiết. đến từng phút và lực lượng đặc nhiệm đã bắt đầu tập luyện thử nghiệm mọi tình huống suốt ngày đêm. Họ nghiên cứu kỹ bản đồ như cha ông họ từng nghiên cứu từng trang kinh Talmud vậy. Tất nhiên vẫn còn hàng trăm yếu tố cần xem xét với vô số diễn biến bất lợi có thể xảy ra.
Tiến hành
Tối ngày 3/7/1976, hơn 200 lính đặc nhiệm Israel bay đến sân bay Entebbe do đội trưởng, đại tá Yoni Netanyahu dẫn đầu.
Các lực lượng Israel hạ cánh tại Entebbe lúc 11 giờ đêm, với các khoang hàng đã mở cửa sẵn. Một chiếc Mercedes đen được hộ tống bởi những chiếc Land Rover được triển khai để tạo cảm giác rằng các binh sĩ Israel đang lái xe từ chiếc máy bay vừa hạ cánh ra tới nhà ga là một đoàn hộ tống cho Amin vừa quay trở về, hay một quan chức cấp cao khác.
Chiếc Mercedes và những chiếc xe hộ tống nhanh chóng được các thành viên đội tấn công Israel lái tới nhà ga sân bay theo đúng kiểu thông thường của Amin. Mọi thứ đều diễn ra như kế hoạch.
Lính Israel lao ra từ những chiếc xe và xông vào nhà ga, giải cứu các con tin. Toàn bộ chiến dịch kéo dài 53 phút – trong đó thời gian tấn công chỉ kéo dài 30 phút, và toàn bộ bảy tên không tặc có mặt đều bị giết.
Kết thúc chiến dịch, 4 tên không tặc và ít nhất 20 lính Uganda bị bắn hạ, nhưng đội trưởng Netanyahu và ba con tin khác bị thiệt mạng do trúng đạn. Các con tin được đưa lên các vận tải cơ Hercules đang đợi sẵn rồi cất cánh về Nairobi.
Một quốc gia không thể bị xóa sổ
Khi nói về việc đối đầu với chủ nghĩa khủng bố, cựu TT Donald Trump cho rằng:
“Nếu lịch sử có dạy chúng ta điều gì thì đó là những quốc gia vững mạnh cần những nhà lãnh đạo mạnh mẽ với những nguyên tắc an ninh quốc gia được xác định rõ ràng. Thực tế thay đổi với tốc độ chóng vánh; các sự kiện quốc tế có thể đổi chiều trong tích tắc. Các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9, chiến tranh ở Iraq, Afghanistan, Libya, mùa Xuân Ả-rập – tất cả những biến cố này đều xảy ra trong chớp mắt. Một tổng thống không phải lúc nào cũng có thể dự đoán “đám cháy” an ninh quốc gia tiếp theo sẽ bùng lên ở đâu, nhưng ông ta có thể và phải có một chiếc la bàn ổn định và đáng tin cậy làm kim chỉ nam cho các quyết định của mình. Các công dân cần biết những giá trị và nguyên tắc mà vị tổng thống của họ dựa vào để dẫn dắt đất nước vượt qua bất kỳ mối đe dọa ẩn tàng nào nằm ở phía trước.”
Có lẽ không sự kiện nào tiêu biểu hơn cho những giá trị và nguyên tắc mà Israel theo đuổi bằng cuộc đấu tranh niềm tin bên trong và hoàn cảnh phức tạp bên ngoài trong chiến dịch của IDF ở Entebbe – Chiến dịch với sứ mệnh giải cứu con tin táo bạo nhất trong lịch sử Israel, nhiệm vụ nguy hiểm nhất của IDF, hoạt động xa đất nước nhất và gần kẻ thù nhất trong bóng đêm đen tối nhất với nỗi cô đơn lớn nhất.
Trung Cộng tài trợ chủ nghĩa khủng bố
Các phần tử khủng bố muốn dùng bạo lực để đả phá trật tự thế giới, dùng sợ hãi để khống chế nhân tâm, thủ đoạn sử dụng là phản đạo đức, phản giá trị phổ quát của nhân loại. Điều này có liên quan mật thiết đến sự ủng hộ của Trung Cộng đối với chủ nghĩa khủng bố.
Arafat là thuỷ tổ của chủ nghĩa khủng bố hiện đại và là tiền bối của Bin Laden. Chủ nghĩa khủng bố của Arafat sớm nhất được Trung Cộng gật đầu và ủng hộ. Từ Năm 1959 Arafat chuẩn bị thành lập “Phong trào giải phóng dân tộc Palestine” (Gọi tắt là FATAH). Ông ta từng đến thăm Trung Quốc 14 lần, hầu như đã hội kiến với các lãnh đạo Trung Cộng qua các nhiệm kỳ, gồm cả Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, được Trung Cộng cảm kích sâu sắc.
Trong khoảng từ năm 2000 đến 2001, Arafat và lãnh đạo Giang Trạch Dân của Trung Cộng gặp mặt song phương. Trong thời kỳ này Palestine-Israel đã bộc phát xung đột đẫm máu trên quy mô lớn. Nước Mỹ, Israel vẫn luôn cho rằng Arafat là kẻ lên kế hoạch đằng sau của một loạt các sự kiện khủng bố ở Trung Đông. Những tổ chức mà ông ta lập ra như FATAH, PLO trước năm 1988, vẫn luôn bị chính phủ Mỹ nhận định là tổ chức khủng bố. (1)
Sau sự kiện 11/9, tình báo Mỹ phát hiện ZTE và Huawei của quân đội Trung Quốc đang giúp đỡ quân đội Taliban tại thủ đô Kabul của Afghanistan xây dựng một mạng điện thoại.[2]
Trung Cộng vẫn luôn phản đối Liên Hiệp Quốc chế tài Taliban. Đồng thời, Trung Cộng tiếp tục cung cấp kỹ thuật quân sự nhạy cảm cho các quốc gia ủng hộ phần tử chủ nghĩa khủng bố. [3]
Cuối năm 2000, hội đồng Liên Hiệp Quốc đề xuất đề án chế tài Taliban, để ép Taliban đóng cửa trại huấn luyện phần tử khủng bố của Bin Laden trong lãnh thổ nước này, nhưng Trung Cộng đã bỏ phiếu trắng. Sau đó, Trung Cộng tiếp tục giao thương bí mật với Taliban, và đạt được hiệp định giúp đỡ Taliban xây dựng hệ thống thông tin quân sự phạm vi rộng trên toàn lãnh thổ Afghanistan bởi các sản phẩm từ Trung Quốc.[4] Vào ngày diễn ra cuộc tấn công khủng bố 11/9, Trung Cộng đã ký kết với các quan chức Taliban hiệp định mở rộng hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật.[5]
Nhóm người hi sinh lớn nhất do chủ nghĩa khủng bố thông thường đều là nhóm người và quốc gia nơi sinh ra các phần tử khủng bố kia, mặc dù thấy trên báo thông thường là cuộc tấn công của phần tử khủng bố nhắm vào phương Tây, nhưng nhóm người bị hi sinh lớn nhất do các phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan tàn sát lại là người Hồi giáo. So với việc Trung Cộng tàn sát hàng trăm triệu người dân của chính mình, thì có thể nói là giống nhau như một.
Thực tiễn 100 năm của chủ nghĩa cộng sản, khắp nơi đều gắn với lừa dối, bạo lực và giết chóc. Chủ nghĩa khủng bố là công cụ trọng yếu mà những người cộng sản dùng để thúc đẩy hình thái ý thức của nó và khống chế thế giới. Loại chủ nghĩa khủng bố do chính phủ chủ đạo này chính là chủ nghĩa khủng bố quốc gia.
Tất cả những chính quyền cộng sản về sau này như Stalin, Mao Trạch Đông, Polpot, Castro, Honecker, Ceausescu, Kim Nhật Thành v.v. đều là dựa vào ‘nhất lộ sát’ (suốt đường giết chóc) để duy trì sự thống trị. Tội ác bạo lực và giết chóc khủng bố vô pháp vô thiên không giới hạn.
Nhận diện và đối đầu
Việc đối đầu với chủ nghĩa khủng bố là vấn đề sống còn của các quốc gia hiện đại. Nhưng quan trọng hơn hết là nhận diện ra bộ mặt của nó dưới các hình thức bạo lực, giết chóc, gây thù hận và hủy hoại nhân phẩm con người cùng các giá trị phổ quát của nhân loại.
Tất cả vinh quang, chiến dịch Entebbe chính là niềm cảm hứng thuần khiết trong thời kỳ khó khăn đen tối của Israel. Chiến thắng này cũng gửi đến cả thế giới thông điệp rằng Israel là một quốc gia can đảm khôn ngoan từ chối đầu hàng trước chủ nghĩa khủng bố và luôn cam kết theo đuổi những giá trị phổ quát.
Chính phủ Uganda, sau này đã tìm cách tổ chức một kỳ họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để tìm kiếm một sự lên án chính thức với cuộc đột kích của Israel, như sự xâm phạm vào chủ quyền của Uganda. Trong bài phát biểu của mình trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đại sứ Israel Chaim Herzog nói:
“Chúng tôi tới với một thông điệp đơn giản tới Hội đồng: chúng tôi tự hào về điều mình đã làm bởi chúng tôi đã thể hiện với thế giới rằng, đối với một quốc gia nhỏ bé, Israel, phẩm giá của một con người, cuộc sống của con người và tự do của con người là những giá trị cao nhất. Chúng tôi không chỉ tự hào bởi chúng tôi đã cứu mạng sống của hơn một trăm đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội mà còn bởi tầm quan trọng của hành động của chúng tôi cho lý tưởng tự do của loài người.”
Khi một quốc gia coi phẩm giá, quyền được sống và tự do của con người là những giá trị cao nhất, thì quốc gia đó mới có đủ sức mạnh, lòng can đảm, sự sáng tạo, can trường để đối đầu với chủ nghĩa khủng bố, và biến những điều không thể thành có thể.
Đan Thư