Giá dầu giảm do những lo ngại về nhu cầu từ Trung Quốc
Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch hôm thứ Ba do lo ngại về nhu cầu từ Trung Quốc và dữ liệu hoạt động sản xuất yếu kém của nước này mặc dù giá dầu sẽ bị đẩy lên do một lệnh cấm của Liên minh Âu Châu có thể xảy ra đối với dầu của Nga.
Dầu thô Brent kỳ hạn tháng Bảy được giao dịch ở mức 106.10 USD/thùng hôm 03/05 lúc 09 giờ 57 phút UTC sau khi chạm mức cao khoảng 108.30 USD trong ngày. Áp lực giảm giá dầu hiện nay xuất hiện do lo ngại về tình hình COVID-19 của Trung Quốc. Vài chục thành phố của Trung Quốc tiếp tục bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ do các ca nhiễm COVID-19 và chính sách Zero-COVID nghiêm ngặt của chính quyền Trung Quốc.
Với hàng trăm triệu người mắc kẹt trong nhà của họ, tiêu dùng công cộng đang bị ảnh hưởng tiêu cực, buộc các chuyên gia phải giảm quy mô dự báo tăng trưởng của Trung Quốc.
Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất và bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nhu cầu suy yếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giá cả. Thủ đô Bắc Kinh của nước này đang xét nghiệm hàng loạt công dân để tránh bị phong tỏa giống như đợt đã bị áp đặt ở Thượng Hải trong tháng qua.
Cục Thống kê Quốc gia (NBS) đã công bố dữ liệu Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) tháng Tư của nước này vào thứ Bảy, điều hóa ra lại đáng thất vọng. PMI tháng Tư của Trung Quốc giảm xuống 47.7 trong tháng Tư từ 49.5 trong tháng Ba, đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp.
Đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 02/2020. PMI là thước đo hướng đi liên tục của các xu hướng kinh tế trong lĩnh vực sản xuất.
Theo NBS, sự cố COVID-19 đóng một vai trò quan trọng trong sự suy giảm nguồn cung và cầu trong lĩnh vực sản xuất. Theo Reuters, NBS cho biết: “Một số công ty gặp khó khăn về nguồn cung cấp nguyên liệu và linh kiện chính, doanh số bán thành phẩm, và hàng tồn kho tăng cao.”
Một cuộc khảo sát đối với các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc của tập đoàn truyền thông Caixin cho thấy hoạt động của nhà máy giảm nhanh nhất trong 26 tháng. Chỉ số đơn đặt hàng xuất cảng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 06/2020.
Trong khi đó, Ủy ban Âu Châu được cho là đang chuẩn bị gói trừng phạt thứ sáu đối với Nga vì cuộc xâm lược Ukraine. Việc này khiến giá dầu bị đẩy lên. Dự kiến sẽ được đề nghị trong tuần này, các lệnh trừng phạt có thể bao gồm lệnh cấm vận mua dầu của Nga. Moscow chiếm 26% lượng dầu nhập cảng của EU.
Hành động hạn chế nhập cảng dầu của Nga diễn ra một tuần sau khi Điện Kremlin cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria do hai quốc gia này từ chối thanh toán bằng đồng rúp của Nga.
Theo Reuters, ủy viên năng lượng EU Kadri Simson cho biết trong một cuộc họp báo sau cuộc gặp của các bộ trưởng EU hôm thứ Hai: “Thanh toán đồng rúp thông qua cơ chế chuyển đổi do các cơ quan công quyền Nga quản lý và một tài khoản chuyên dụng thứ hai tại Gazprombank là hành vi vi phạm lệnh trừng phạt và không thể được chấp nhận.”
Ủy ban Âu Châu có thể cho phép Slovakia và Hungary không áp dụng đề nghị cấm vận dầu mỏ Nga vì các quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch của Moscow. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Slovakia đã nhận 96% lượng dầu thô và các sản phẩm dầu nhập cảng từ Nga vào năm ngoái. Đối với Hungary, con số này là 58%.
Đức, nước mua dầu lớn nhất của Nga trong Liên minh đã chỉ ra rằng nước này có thể thực hiện lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga. Năm 2021, Đức nhập cảng 35% dầu thô từ Moscow, con số này đã giảm xuống 12% trong những tuần gần đây.
Anh Naveen Athrappully là một phóng viên tin tức đưa tin về các sự kiện kinh doanh và thế giới tại The Epoch Times.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: