Đồng dao Mẹ Ngỗng: Chúng ta đã quên cách giáo dục trẻ thơ?
Người dân nước Anh có một truyền thuyết từ xa xưa, kể về một bà cụ xấu xí nhưng rất hiền lành và tốt bụng, cưỡi trên con ngỗng lớn đi khắp nơi, ghé thăm các em nhỏ và kể cho các em nghe những câu chuyện thần tiên. Người ta gọi bà là Mẹ Ngỗng.
Thực tế lịch sử lại có những lời lý giải khác nhau về nhân vật Mẹ Ngỗng. Tại Pháp, Mẹ Ngỗng được cho là ám chỉ Hoàng hậu Bertha – vợ Vua Henry II, người được kể lại rằng thường hay vừa quay tơ vừa kể chuyện cho bọn trẻ. Về sau, các truyện của bà được tổng hợp lại bởi Charles Perrault và truyền miệng sang Anh Quốc.
Một phiên bản khác ở vùng Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, Mẹ Ngỗng tên thật là Elizabeth Foster Goose (1665-1758). Sau khi chồng mất, bà sống với con gái cả của mình, thường thích hát các bài đồng dao cho những đứa cháu nhỏ và bọn trẻ trong làng. Con rể của bà là một chủ nhà in, cũng là người đã tập hợp các câu chuyện của bà và xuất bản.
Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một bằng chứng chính xác nào về nhân vật mẹ Ngỗng. Các học giả thế giới tạm chấp nhận rằng, nhân vật mẹ Ngỗng kỳ thực là các tác giả dân gian.
Bài viết dưới đây của tác giả Sean Fitzpatrick cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về đồng dao Mẹ Ngỗng và một hiện thực đáng buồn là nó đang dần trở nên xa vời với tuổi thơ của con trẻ. Và có lẽ, không chỉ đồng dao Mẹ Ngỗng, các bài đồng dao khác trên thế giới cũng có chung số phận.
***
Giáo dục là một hành trình, và cũng giống bất kỳ hành trình nào khác, nó phải có ý tưởng khởi phát hay đích đến trước khi sử dụng bất kỳ phương tiện hợp lý nào để đạt được mục tiêu. Đích đến của giáo dục tất nhiên là sự thật, và thậm chí là một vài sự thức tỉnh giống như bài đồng dao thiếu nhi Mẹ Ngỗng (Mother Goose). Bài đồng dao giống như khúc dạo đầu tuyệt vời cho con đường dẫn đến sự thông thái, những người trưởng thành từ các phòng vui chơi trẻ em và lớp học biết rõ tại sao bài thơ Mẹ Ngỗng có ý nghĩa quan trọng.
Đồng dao Mẹ Ngỗng đưa trẻ vào thế giới thông qua hình ảnh và từ ngữ. Chúng là những mô phỏng, minh họa và giàu tính âm nhạc về thực tế, di chuyển cái nhìn chăm chú của trẻ qua từng trang sách, từ chủ đề này đến chủ đề khác. Nội dung trọng tâm của bài đồng dao là các gia đình, vùng quê và cuộc sống hàng ngày – những điều xảy ra từ khi người ta thức giấc, dùng bữa, làm việc nhà, chơi trò chơi và đi ngủ. Đồng dao Mẹ Ngỗng không quá chú tâm đến những điều bí ẩn sâu sắc bởi vì bề mặt sự vật đã đủ tuyệt vời và hấp dẫn bất kỳ đứa trẻ nào nhìn thấy nó lần đầu tiên. Mẹ Ngỗng khắc họa những lời châm biếm giản dị, thật thà và khôi hài theo phong cách đơn sơ, chân chất và hài hước, với tính uyên thâm và sự giản đơn mà hầu hết đã quên lãng qua thời gian vì thói quen của đa số chúng ta.
Đồng dao Mẹ Ngỗng thể hiện những điều trong thực tế, đưa trẻ em đắm chìm vào từng thế giới cấu thành nên vũ trụ chúng ta. Đồng dao luôn quan tâm đến cái kết của một hành động, vì các âm thanh vang lên cùng với sự cảm nhận thoáng qua về một điều gì đó đang hình thành hoặc đã hoàn tất.
Lấy “Little Boy Blue” (Tạm dịch: Cậu bé Màu xanh) làm ví dụ.
“Little Boy Blue, come blow your horn,
The sheep’s in the meadow, the cow’s in the corn,
What, is this the way you mind your sheep,
Under the haycock fast asleep?”
Tạm dịch:
“Cậu bé Màu xanh, đến thổi chiếc tù và
Những chú cừu trên đồng cỏ, những chú bò trên đồng ngô,
Liệu, đây có phải cách cậu chăm nom những chú cừu,
Ngủ say dưới đồng cỏ khô?”
Có lẽ sẽ có người phản đối rằng: “Thế giới cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc và nếu bạn nuôi dưỡng một đứa con bằng tất cả những điều vô nghĩa như thế này, đứa trẻ sẽ lười biếng, nằm sõng soài ngủ vào giờ giấc không phù hợp.” Cách nghĩ này thúc đẩy người theo đạo Thanh Giáo xuất bản một ấn bản Mẹ Ngỗng đã qua kiểm duyệt, “Cậu bé Màu xanh, đến thổi chiếc tù và, có nhiều việc cần làm và giờ đã là sáng sớm.” Họ viết lại cả bài và biến Cậu bé Màu xanh thành một bạn nhỏ chăm chỉ và giỏi giang, bạn đánh răng, mang rác ra ngoài, ngoan ngoãn với mẹ bạn, và làm tất cả việc nhà, v.v. Nhưng không một đứa trẻ nào quan tâm đến bản dịch đó về Cậu bé Màu xanh bởi vì cậu bé không có thật.
Không hiểu sao, có điều gì đó về “Cậu bé Màu xanh” khiến chúng ta liên hệ với mục đích của đời người. Nó đều là những hồi quang của cuộc sống tuyệt trần. Chúng ta không thể chứng minh điều đó, và chúng ta cũng không nên thử. Không ai nên phân tích bài thơ hoặc chuyển ngữ và giải thích nó bởi vì khi nói “thổi tù và” là nói về chiếc kèn vào ngày cuối cùng của thế giới. Mẹ Ngỗng sẽ quẳng tạp dề trong sự sợ hãi nếu bất kỳ một ai bắt đầu với những điều như vậy. Đừng phân tích hay diễn giải những bài thơ này. Mặt khác, trải nghiệm những bài đồng dao một cách đơn thuần là một điều gì đó giống như sự trọn vẹn. Khi bạn chuyển đến một ngôi nhà khác với Mẹ Ngỗng, nơi bao gồm tất cả những điều quen thuộc, nó được nhìn từ quan điểm của sự nghỉ ngơi, không phải từ góc độ bạn sẽ thu nạp được một điều gì đó, mà từ góc độ bạn đã học được điều đó rồi. Và đó là mục đích của đồng dao Mẹ Ngỗng và tại sao bài đồng dao thiếu nhi này có ý nghĩa quan trọng.
Thật khó để có thể nói rằng trường hợp “Cậu bé Màu xanh” là một trong những bài thơ tuyệt vời nhất trong toàn bộ lịch sử thế giới? Bạn không nên xem nhẹ thể loại văn học này. Bạn không cần kẻ cả với nó. Và Mẹ Ngỗng biết điều ấy. Có một lời tựa nổi tiếng bà đã viết cho những bài đồng dao của mình, nơi bà khẳng định chính mình và minh chứng sự hiện diện của mình một lần và mãi mãi.
“Blossoms yêu quý của bà, hiện giờ trên thế giới, và sẽ mãi mãi về sau, rất nhiều người bà khác ngoài bà, cả người mặc váy lót dài hay quần ống rộng (trang phục phổ biến của phụ nữ khoảng cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19, ở đây ý nói những người bà thuộc thế hệ cũ), hay một vài người chắc chắn trẻ hơn nhiều; nhưng tất cả đều khôn ngoan một cách ác độc, đều lấy tên họ của bà. Những người phụ nữ này chưa bao giờ có con cái, nhưng luôn tỏ ra biết cách giáo dục con của người khác, họ sẽ nói với cháu với một vẻ mặt buồn bã rằng những bài đồng dao hấp dẫn, tĩnh lặng, nhẹ nhàng của bà, những phương thuốc công hiệu của bà cho những đứa bé hay tức giận, cáu kỉnh và khó tính, cần bị dẹp sang một bên để nhường chỗ cho những quyển sách có tính giáo dục cao hơn, ví dụ như những cuốn sách họ chọn lựa và xuất bản. Thật vớ vẩn! Bà nói với cháu rằng, những lời chỉ trích đó không thể làm mất đi vẻ đẹp của bà, hay những lời khôn ranh của họ có thể sánh được với những lời thông thái của bà; và tất cả những kẻ bắt chước bài ca vui thích của bà cũng có thể viết nên một Billy Shakespeare khác hay một Mẹ Ngỗng khác – hai nhà thơ vĩ đại này được sinh ra cùng nhau, và nên rời thế giới cùng nhau.
Không, không, những giai điệu của bà sẽ không bao giờ mất,
Khi những cô y tá hát, hay những em bé khóc.”
Bên cạnh sự thật lớn lao về sức khai mở cuộc sống của những bài thơ nhỏ này, chúng thật sự rất thú vị. Cảm giác vui thích này là sự khởi đầu – không có gì hơn, nhưng sự khởi đầu luôn là phần quan trọng nhất của bất kỳ nỗ lực nào, đặc biệt là giáo dục. Khi chọn bài đồng dao này đóng vai trò làm “lời mở đầu” cho những sự vật trong cuộc sống, nó vĩ đại ở chỗ chúng là các giai điệu. Chúng tự đọng lại trong trái tim, trí tuệ và lời nói của những đứa trẻ một cách dễ dàng, trở thành một phần của ngôn ngữ trẻ thơ và là thước đo cho những trải nghiệm.
Với trẻ em, những giai điệu này không chỉ đơn thuần đem lại sự thỏa mãn. Chúng lay động tâm hồn. Với trẻ thơ, các chú chó cũng thú vị như những con rồng, và vũng nước vô tận như đại dương. Mẹ Ngỗng trình diễn một chuỗi những điều kỳ diệu bình thường này trước những bông hoa nhỏ bé {blossoms – trẻ thơ} của bà, và trong đó, chúng được trải nghiệm hương vị của những điều có thật – và cũng là hương vị của bài thơ, đó là lý do vì sao bài đồng dao này có tính giáo dục. Những “lời giới thiệu” ngắn ấy ca tụng thế giới rộng lớn. Mẹ Ngỗng biết rõ rằng những điều tốt đẹp, vốn bị nhiều người cho là buồn tẻ này, quá đủ để làm vui lòng những đứa trẻ ngây thơ.
Tuy nhiên, tác dụng của Mẹ Ngỗng không phải nằm ở chỗ nó mang đến cho trẻ những hình mẫu hay hành trang làm thế nào để sống có đạo đức, hay cư xử tốt, hoặc đọc sách tốt, hay bất kỳ ý nghĩa thực tiễn nào. Những lời đồng dao khôn ngoan ấy tốt đẹp vì chính nó, mang đến cho trẻ tất cả những trải nghiệm quan trọng để cảm thấy nhẹ nhõm khi đọc xong, ngay cả khi đó là một kết thúc đơn giản hoặc ngớ ngẩn. Bất kỳ lợi ích thiết thực nào thu được từ việc những đứa trẻ khắc ghi những bài đồng dao này trong tâm đều là tự nhiên.
Thử thách chủ yếu nhất để giáo dục cho trẻ em hiện đại bằng Mẹ Ngỗng là nhiều phụ huynh và giáo viên thời nay không được đọc Mẹ Ngỗng. Không một giáo viên hoặc phụ huynh nào có thể dạy con họ điều mà chính họ không biết. Giải pháp cho sự khó khăn này chỉ đơn giản là những ai chưa có trải nghiệm về Mẹ Ngỗng nên đọc Mẹ Ngỗng. Tri thức thi vị cũng tốt cho những người lớn.
Mẹ Ngỗng là người đánh thức những điều kỳ diệu thường nhật trong cuộc sống cho trẻ nhỏ. Không có Mẹ Ngỗng, trẻ em có nguy cơ trở thành những em bé trong rừng mãi mãi, thiếu những nền tảng để hình thành nên thói quen về tri thức. Không có những giai điệu mẫu giáo này, một đứa trẻ có thể không bao giờ học được khát vọng phù hợp hoặc bồi đắp năng khiếu cho những nhiệm vụ đòi hỏi phải thấu hiểu chiều sâu của hiện thực. Không có những bài đồng dao, bản năng thơ ca và triết học của trẻ em không thể phát triển, và giáo dục trở thành một điều khiếm khuyết. Mẹ Ngỗng chuẩn bị hành trang cho những con đường giáo dục kiểu khác. Cuối cùng, Mẹ Ngỗng quan trọng bởi vì đó là sự khởi đầu.
Sean Fitzpatrick dạy Khoa học Nhân văn tại Gregory the Great Academy, một trường nội trú ở Elmhurst, Pa. Những bài viết của ông về giáo dục, văn học và văn hóa được xuất bản trên một số tạp chí bao gồm Crisis Magazine, Catholic Exchange và Imaginative Conservative.
Do Sean Fitzpatrick thực hiện
Ngọc Thuần biên soạn
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: