Cuộc chiến giành tự do trước cái ác
Bản chất xấu xa tàn bạo của chính quyền độc tài cộng sản mà người dân Trung Quốc phải chịu đựng đã được thể hiện đầy đủ tại các tòa án ở Lãnh thổ Thủ đô Úc (ACT), khi người đàn ông tên Triệu Khang (Kang Zhao), 30 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, bị phạt 3,000 AUD (2,000 USD) vì tội hành hung một người biểu tình ôn hòa.
Hôm 10/03, công chúng Úc đã chấn động khi biết được sự thật về một người đàn ông họ Triệu đã hành hung một phụ nữ tên Nancy Dong, người đang thực thi quyền tự do ngôn luận của mình tại Úc bằng cách chỉ ra sự thật hiển nhiên rằng — Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không đại diện cho Trung Quốc cũng như người dân nước này.
Nếu đảng này thực sự đại diện cho người dân, thì sẽ không cần đến chế độ độc tài và sự đàn áp tàn nhẫn đối với những người bất đồng chính kiến, bởi vì họ sẽ được ủng hộ trong các cuộc bầu cử tự do và công khai. Nếu thực sự như vậy, thì những người bất đồng chính kiến sẽ không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào vì tất cả mọi người đều sẽ thấy rõ tính ưu việt của họ.
Có những nghi vấn rằng vụ tấn công vốn khiến nạn nhân bị các vết bầm trên người và tổn thương tinh thần này không phải là một hành động tự phát. Thủ phạm đã dùng một bình phun sơn để phá hoại tấm áp phích của người biểu tình ôn hòa này.
Hầu hết người ta thường không ngẫu nhiên cất một bình phun sơn trong túi quần phía sau của mình như thể một phụ nữ có thể mang theo một chiếc lược hoặc son môi trong túi xách của cô.
Hành động này là có chủ tâm và vì vậy việc có thời gian để cân nhắc trước khi tấn công khiến vụ hành hung này xứng đáng nhận khoản tiền phạt 3,000 AUD.
Phân biệt ĐCSTQ với người dân Trung Quốc
Vụ tấn công nói trên cũng đặt ra câu hỏi về việc một số công dân Trung Quốc đã bị tẩy não như thế nào.
Niềm tự hào dân tộc là một điều tốt đẹp. Lòng biết ơn của một người đối với đất nước của mình và những thành tựu của đất nước ấy là những đức tính đáng trân trọng.
Tuy nhiên tính đáng quý của các phẩm chất đó sẽ chỉ là vô nghĩa nếu sự đáng quý đó biện minh và khuyến khích cho hành vi côn đồ hành hung nạn nhân là nữ giới này.
Việc anh Triệu cố gắng bào chữa cho những hành động của mình, như việc anh phản ứng trước tấm biểu ngữ được xem là sự sỉ nhục đối với quê hương và anh đã hành động vì “lòng tự hào dân tộc,” thực sự rất đáng buồn và phơi bày sự tẩy não của nhà cầm quyền cộng sản đối với nhiều người dân Trung Quốc.
Có vẻ như anh Triệu không thể phân biệt được giữa quê hương của mình, người dân ở đó, và chính quyền đương nhiệm.
Trong loại tư tưởng méo mó này, chính quyền độc tài (ĐCSTQ) cùng dân tộc Trung Hoa bị đan xen trộn lẫn vào nhau một cách bất phân — như thể hai điều này là một; một cuộc tấn công vào đảng cũng chính là một cuộc tấn công vào người Trung Quốc.
Một sinh viên ở Queensland cũng từng bị một số sinh viên Trung Quốc hành hung theo cách tương tự vì sinh viên này đã thể hiện lập trường ủng hộ dân chủ và tự do trong khuôn viên trường.
Những kiểu tư duy tương tự đã xuất hiện tại một phiên điều trần của Thượng viện trong thời gian gần đây. Tại đó, những người hiện diện với tư cách là các chuyên gia về Trung Quốc không thể có nổi can đảm để lên án chính quyền độc tài cộng sản Bắc Kinh bất chấp lịch sử vi phạm nhân quyền khủng khiếp của nhà cầm quyền này, từ việc giữ một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các trại tập trung, cho đến việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức học viên Pháp Luân và các tín đồ Cơ Đốc tại gia, chưa kể đến cảnh ngộ của những người dân Hồng Kông tranh đấu cho những quyền tự do mà họ từng được hứa hẹn.
Phản ứng như thế này là kiểu ví dụ điển hình mà tác giả người Úc Clive Hamilton nêu ra trong tác phẩm nổi tiếng “The Silent Invasion” (Cuộc Xâm Lăng Thầm Lặng) của ông. Người chất vấn này đã bị lên án là phân biệt chủng tộc, và còn vô số những tên gọi khác nữa, khiến giới truyền thông thiếu sáng suốt của Úc bị phân tán khỏi các vấn đề hiện tại.
Thực tế rằng phản ứng kiểu này đã được ghi chép lại và được tiên đoán trước đã bị cố tình bỏ qua, mặc dù một trong những “chuyên gia” kể trên có một tài khoản truyền thông xã hội có mô tả “đỏ.”
Bảo vệ tự do
Mặc dù cô Nancy Dong gan dạ sẽ sống với cơn ác mộng này trong suốt phần đời còn lại của mình, nhưng vẫn có thể hy vọng rằng một số điều tốt đẹp sẽ đến từ vụ việc đáng hổ thẹn này. Chắc hẳn phải có một bộ phận giới truyền thông và công chúng Úc tỉnh ra rằng chính quyền Trung Quốc là một chế độ tàn bạo và đang tiến hành nhồi sọ có tính hệ thống đối với công dân của họ.
Hãy hỏi bất kỳ sinh viên Trung Quốc nào về sự kiện Quảng trường Thiên An Môn và họ sẽ hoặc là không biết quý vị đang nói về điều gì, hoặc nếu có thì đó cũng bị xem như tuyên truyền của phương Tây.
Khi anh Triệu trở về Trung Quốc, anh sẽ được chế độ này tiếp đãi ân cần. Mặt khác, cô Nancy Dong xứng đáng được ca ngợi là một anh thư vì đã đứng lên chống lại một chế độ xấu ác là thủ phạm đã tàn sát hàng triệu công dân và đàn áp hàng triệu người khác.
Quyền tự do là một giá trị quý báu cần được liên tục bảo vệ và những người có thiện chí phải kiên trì tranh đấu nhằm không để quyền này bị mất vào tay những chế độ độc tài tàn bạo như ở Trung Quốc, một chế độ mà quá nhiều người sống trong đó phải chịu đựng. Cô Nancy Dong nằm trong số những người tiên phong tranh đấu cho tự do đích thực.
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times