ĐỘC QUYỀN: Phát hiện đồn công an hải ngoại thứ hai của ĐCSTQ tại Úc
Theo một báo cáo mới của tổ chức nhân quyền quốc tế Safeguard Defenders, ngoài một đồn công an Trung Quốc ở Sydney đã thu hút sự quan tâm của công chúng gần đây, một đầu mối liên lạc khác có liên hệ với Bắc Kinh đã được xác định ở Úc.
“Trung tâm dịch vụ” này nằm trong số 48 đồn công an bất hợp pháp do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) điều hành trên toàn cầu vừa được tổ chức phi chính phủ về nhân quyền có trụ sở tại Tây Ban Nha công bố. Tổ chức này trước đó đã xác định được 54 cơ sở như vậy, nâng tổng số lên 102 quầy dịch vụ hiện diện tại 53 quốc gia.
Những kết quả đầu ra này, dưới những tên gọi khác nhau và dưới vỏ bọc là phục vụ Hoa kiều ở hải ngoại, có thể được chế độ cộng sản sử dụng để “sách nhiễu, đe dọa, hăm dọa, và buộc các mục tiêu phải quay về Trung Quốc để đàn áp.”
“Quầy dịch vụ công an hải ngoại” này được đặt tại Birchgrove Cres Eastwood ở Sydney, theo một danh sách liên lạc các quầy dịch vụ hải ngoại của công an Nam Thông vào năm 2016.
The Epoch Times đã gọi đến số của trung tâm dịch vụ Sydney được liệt kê trên trang web, nhưng cuộc gọi không thể kết nối được.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra đã không phúc đáp các yêu cầu bình luận của The Epoch Times về hai đầu mối liên lạc này ở Úc.
Người Úc gốc Hoa ở địa phương lo lắng về sự hiện diện của công an Trung Quốc
“Thực sự đáng sợ,” cô Leechen Zhang, một người Úc gốc Hoa, nói. “Đột nhiên, tôi biết được rằng một đầu mối [liên lạc] của công an chỉ cách tôi hai cây số. Điều đó rất đáng sợ.” Cô Zhang cho biết công an Trung Quốc khác với cảnh sát ở các quốc gia dân chủ. Cô đã thoát khỏi cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Pháp Luân Công là một môn tu luyện thiền định kết hợp với các bài giảng đạo đức.
Ông Joey Huang, một điều phối viên của điểm tập luyện Pháp Luân Công ở Eastwood, cũng lo ngại rằng sự hiện diện của công an Trung Quốc ở vùng ngoại ô này có thể có mối liên hệ nào đó với sự can thiệp mà nhóm đã trải qua trong quá khứ.
“Điểm luyện công của chúng tôi bị theo dõi. Tôi từng để ý thấy có người chụp ảnh chúng tôi,” ông nói.
Ông Huang cũng đề cập đến một sự cố trong cuộc bầu cử hội đồng thành phố năm ngoái, trong đó các tờ thông tin bầu cử giả được phân phát ở Eastwood để gây bất lợi cho các ứng cử viên và làm mất uy tín của cộng đồng Pháp Luân Công địa phương.
Ông Huang kêu gọi chính phủ xem xét kỹ hơn các đồn công an bị cáo buộc.
The Epoch Times đã không chứng kiến hoặc có bất kỳ bằng chứng nào cho các hoạt động mà những người được phỏng vấn về đồn công an tiềm năng ở hải ngoại chỉ ra.
Phản ứng từ các chính phủ
Theo một cuộc kiểm đếm của Safeguard Defenders, ít nhất 14 quốc gia đã mở cuộc điều tra chính thức về các báo cáo nói rằng các quầy dịch vụ công an bất hợp pháp của Trung Quốc đang hoạt động trong khu vực tài phán của họ, bao gồm Áo, Canada, Chile, Séc, Đức, Ireland, Ý, Nigeria, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hà Lan, Vương quốc Anh, và Hoa Kỳ.
Đáp lại việc tiết lộ các đồn công an ở hải ngoại của ĐCSTQ, Cảnh sát Liên bang Úc (AFP) cho biết họ “biết về các bản tin truyền thông liên quan đến những vấn đề này”.
Ông Ian McCartney, Phó ủy viên của AFP, cho biết hồi tháng trước rằng ông không tin rằng đầu mối liên lạc của ĐCSTQ ở Sydney đang hoạt động.
Ông Tần Tấn, Chủ tịch Liên đoàn Vì một Trung Quốc Dân chủ có trụ sở tại Sydney và là người có bằng Tiến sĩ Khoa học Xã hội của Đại học Sydney chỉ trích gay gắt quan điểm trên trong một thư điện tử gửi tới The Epoch Times trước đó.
Phương Anh lược dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times