Dinh thự Medici và Học viện Nghệ thuật Pháp
Đối với các nghệ sĩ ngày nay, di sản hàn lâm của thời kỳ Phục Hưng không đóng vai trò như một sự kìm nén mà là một nguồn cảm hứng bất tận đầy hữu ích.
Léon Pallière đang ngồi nghỉ ngơi thư giãn bên dưới trần nhà cao vút của căn phòng và xưởng của mình tại Dinh thự Medici ở Rome. Ông là một sinh viên mỹ thuật đã học hội họa tại Học viện Paris trước khi đến Rome để tiếp tục nghiên cứu với tư cách là “người hưu trí” của Học viện Pháp. Năm 1817, khi bức tranh cá nhân được vẽ xong, chàng trai trẻ vừa hoàn thành nghiên cứu sinh 5 năm và chuẩn bị trở về Pháp để bắt đầu sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của mình. Căn phòng trong bức tranh mở ra một khung cảnh rộng rãi và trang trí đầy tất cả các loại vật dụng thông thường. Nơi đây đã chứng kiến sự trải nghiệm cuộc sống tha hương của ông xen lẫn với niềm đam mê nghệ thuật, lịch sử và sức lôi cuốn vô hình của thành phố Eternal
Đối với các họa sĩ trẻ làm việc tại Pháp trong thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, Rome là điểm đến cuối cùng, là nơi đào tạo lý tưởng để họ đắm mình giữa những kiệt tác thời Phục hưng và tàn tích của thời kỳ cổ đại.
Cũng giống như thành Rome không được xây dựng trong một ngày, và danh tiếng của Rome cũng không phải được xem là một trung tâm nghệ thuật. Trong thời Trung cổ, những tàn tích mục nát của thủ đô cũ là dấu hiệu từ sự trì trệ văn hóa và được cho là nguyên nhân gây ra “luồng khí âm ám” làm chậm tiến độ phát triển nghệ thuật nơi đây. Mãi đến thế kỷ 15 và 16, các nghệ sĩ mới bắt đầu nhận ra những thành tựu của người xưa và đi sâu vào nghiên cứu những tàn tích kiến trúc và điêu khắc của họ.
Mặc dù xuất phát ban đầu là sao chép lại, nhưng những nhà đổi mới của “thời kỳ Phục hưng” này đã vay mượn một tinh hoa nghệ thuật cổ xưa để cho phép họ tạo ra những kiệt tác ca ngợi kỷ nguyên mới của riêng mình. Trong suốt thời kỳ Phục hưng, những tàn tích cổ đại được trân quý như là kiệt tác cổ điển, cũng giống những tác phẩm nghệ thuật của các bậc thầy như Raphael, Michelangelo, Annibale Carracci và Nicolas Poussin. Rome là nơi tự hào về sự phong phú của cả nghệ thuật cổ đại và cổ điển, do đó nơi đây bắt đầu thu hút các họa sĩ đầy tham vọng đến từ khắp Âu Châu.
Xuất thân từ một gia đình họa sĩ nổi tiếng, chàng trai trẻ Pallière đã đặc biệt may mắn khi giành được “Giải thưởng Rome,” một khoản học bổng danh giá mà chính phủ muốn dành trọn cho năm năm học tập không bị quấy rầy tại Học viện Pháp ở Rome. Giải thưởng du lịch, được thành lập vào năm 1663 dưới triều đại của vua Louis XIV, đã đánh dấu sự khởi đầu của nhiều sự nghiệp rực rỡ, như của họa sĩ François Boucher và Jean-Honoré Fragonard, Jacques-Louis David, và Jean-Auguste-Dominique Ingres, những người đã mắc nợ rất nhiều thành công của họ từ chuyến du ngoạn đến thời kỳ đầu của Rome.
Năm 1803, vua Napoléon Bonaparte đã di dời Học viện đến Dinh thự Medici thanh lịch và yên tĩnh, một cung điện và khu vườn thời Phục hưng đã từng là nơi tổ chức trường học kể từ đó. Mỗi năm, sinh viên ở Paris đều trải qua cuộc cạnh tranh khốc liệt để cố gắng tìm kiếm cơ hội có một không hai này, nhưng chỉ có một người từ mỗi ngành học được chọn. Sau đó, họa sĩ, nhà điêu khắc và kiến trúc sư chiến thắng sẽ thực hiện chuyến hành trình kéo dài hai tháng đến Thành phố Enterna, để tiếp tục quá trình đào tạo khắt khe và không ngừng thăng tiến của họ. Sau tất cả, thành tựu ở tuổi trẻ chỉ đơn giản là đánh dấu bước khởi đầu của một hành trình gian truân, trong đó người ta không chỉ bị phán xét là chống lại những người đồng sự cùng thời, mà còn chống lại truyền thống lý lẽ đanh thép đã không ngừng sản sinh những bông hoa nghệ thuật tuyệt vời.
Thật vậy, những cuốn sách, tác phẩm điêu khắc và bản phác thảo được nhìn thấy trong bức chân dung của Pallière đã tiết lộ sự chăm chỉ của chàng trai trẻ đầy khát vọng này. Tuy nhiên, bây giờ rất ít người không chuyên về nghệ thuật Pháp có thể nghe nói về ông. Pallière đã giành được Giải thưởng năm 1812 và tiếp đó vẽ một bệ thờ cho một nhà thờ Pháp ở Rome trước khi qua đời ngay sau đó. François-Édouard Picot, một sinh viên cùng lớp đoạt giải năm sau, đã tiếp tục thành công trong sự nghiệp vẽ các đề tài lịch sử và thần thoại, nhưng ông được nhớ đến nhiều nhất với vai trò là một giáo sư, đã dạy các họa sĩ hàn lâm như Gustave Moreau, Alexandre Cabanel và William Bouguereau. Jean Alaux, một đồng nghiệp về hưu ở Rome và là tác giả của bức chân dung của Pallière, cuối cùng đã kết thúc việc dẫn dắt trực tiếp ở Villa Medici sau nhiệm kỳ của họa sĩ Jean-Auguste-Dominique Ingres.
Ngoại trừ họa sĩ Ingres theo trường phái tân cổ điển và một họa sĩ biểu tượng khác là Moreau, danh tiếng của những nghệ sĩ thành công đó hầu hết đã bị làm lu mờ bởi sự xuất hiện của trường phái nghệ thuật ấn tượng và hiện đại, nhằm muốn thoát khỏi sự đào tạo khắt khe và các quy chuẩn của học viện. Nhưng, cho dù đó là sự miêu tả chính xác về hình dạng con người hay sự thể hiện khéo léo của không gian phối cảnh, thì những cái gọi là “giới hạn” đó trên thực tế vẫn là những khối cơ bản cần thiết trong việc tạo ra một câu chuyện bằng hình ảnh.
Những hình khối này chính là nền tảng xây dựng bố cục của cơ thể con người và các chủ thể trong một bức tranh, có năng lực biểu đạt vô hạn cho vô số câu chuyện và tình cảm. Mặc dù đòi hỏi nhiều năm nỗ lực nghiên cứu chăm chỉ, học viện nghệ thuật đã có thể xây dựng một hệ thống giảng dạy công phu, truyền lại các thành tựu của thời kỳ Phục hưng từ Ý sang Pháp và hơn thế nữa. Đối với các nghệ sĩ ngày nay, di sản hàn lâm đó không đóng vai trò như một sự kìm nén mà là một nguồn cảm hứng bất tận.
Da Yan là một nghiên cứu sinh về lịch sử nghệ thuật Âu châu. Lớn lên ở Thượng Hải, Trung Quốc, hiện nay anh sống và làm việc ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ.