Đau dây thần kinh V – một mẹo Đông y phòng ‘thiên hạ đệ nhất thống’

Lời người biên tập: Nếu cơn đau được chia thành 10 cấp độ, chỉ số đau của đau dây thần kinh V có thể đến cấp 9-10. Kiểu đau đầu này khiến người ta không muốn sống, thậm chí muốn đập đầu vào tường, nên gọi là “thiên hạ đệ nhất thống”. Đông y làm thế nào để ngăn ngừa và giảm đau dây thần kinh V đáng sợ này?

Các triệu chứng đau dây thần kinh V

Dây thần kinh V là gì? Dây thần kinh V là cặp dây thần kinh sọ não số 5 (dây V, dây tam thoa, dây thần kinh sinh ba), nó chủ yếu kiểm soát cảm giác của má và các cử động trên khuôn mặt như nhai và cắn. Dây thần kinh V được chia thành ba nhánh, dây thần kinh mắt, dây thần kinh hàm trên và dây thần kinh hàm dưới.

mẹo chữa Đau dây thần kinh V
Dây thần kinh V là cặp dây thần kinh sọ não thứ 5, chia thành ba nhánh, dây thần kinh mắt, dây thần kinh hàm trên và dây thần kinh hàm dưới. (Ảnh: Shutterstock/Đồ họa Epoch Times)

Đau dây thần kinh V thường xuất hiện sau 40-50 tuổi. Khi mới khởi phát, cơn đau đột ngột xuất hiện đau như điện giật kéo dài khoảng vài giây, lâu nhất là 2 phút. Đau rất dữ dội cảm giác như dao cắt, thiêu đốt, điện giật, châm chích. Lúc bệnh nặng lên, má sẽ co giật, khóe miệng bị kéo về phía bên đau, thậm chí có thể chảy nước mũi, chảy nước mắt, xung huyết niêm mạc mũi, kết mạc mắt và các triệu chứng khác.

Khởi phát của đau dây thần kinh V là không cố định thời gian, khó đoán trước. Thời gian đầu có thể rất lâu mới xảy ra một lần, nhưng càng về sau các cơn đau càng dày đặc hơn, cuối cùng có thể vài phút lại xảy ra một lần, khiến người bệnh rất đau đớn.

Tại sao bị đau dây thần kinh V?

Xét theo Tây y, bệnh đau dây thần kinh V được chia thành hai loại là nguyên phát và thứ phát. Nguyên phát là bản thân dây V xuất hiện thay đổi bệnh lý, nhưng nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được kết luận chính xác. Thứ phát là do các bệnh khác gây ra. Các khối u, phình động mạch, dị dạng mạch máu, viêm màng nhện, đa xơ cứng, v.v… đều có thể dẫn đến đau dây thần kinh V.

Đông y cho rằng đau dây thần kinh V chủ yếu liên quan đến kinh lạc.

Thời xưa đau dây thần kinh V được gọi là “Diện phong”, “Diện thống”, “Diện phong” chính là chỉ khuôn mặt bị ảnh hưởng bởi phong tà. Nhà Tùy – trong “Chư bệnh nguyên hầu luận” – giảng rằng: “Đầu diện phong giả , thị thể hư, chư dương kinh mạch vi phong sở thừa dã” (chứng đầu diện phong, là thể hư, các kinh dương là nơi bị nhiễm phong). Mười hai kinh mạch của cơ thể con người được chia thành sáu kinh âm và sáu kinh dương. Sáu kinh dương đều tập hợp trên đầu mặt. Người có thể chất hư nhược, dương kinh rất dễ bị trúng phong tà, dẫn đến khí huyết không thông suốt, có thể xuất hiện đau dây thần kinh V.

Vị, Tiểu trường, Đại trường khí huyết không thông, có thể gây ra chứng đau dây thần kinh V. Kinh Vị là một trong 6 đường kinh dương. Nếu ăn uống đồ quá nhiệt, hỏa khí quá lớn, tuần hoàn kinh Vị dễ phát sinh trở ngại, lại phải chịu thêm phong tà, sẽ làm kinh lạc bế tắc, tạo thành đau.

Trật cột sống cổ, có thể gây ra đau dây thần kinh V

Trên lâm sàng chúng tôi thấy rằng, đau dây thần kinh V có liên quan trực tiếp đến trật đốt sống cổ.

Đau dây tk tam thoa
Đau dây thần kinh V có liên quan trực tiếp đến trật đốt sống cổ, theo Đàm cổ luận kim thoại Trung y.

Hình trên biểu thị mô hình cột sống cổ, trong đó, phần màu vàng là dây thần kinh, phần màu đỏ là động mạch cột sống cổ. Nếu các đốt cột sống cổ bị lệch, sẽ dễ chèn ép vào các dây thần kinh, gây viêm dây thần kinh, hoặc là ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, dần dần sẽ gây ra các vấn đề về dây thần kinh V.

Trật đốt sống ngực, dẫn truyền thần kinh không đều, cũng có thể phát sinh trở ngại cho việc lưu thông khí huyết.

Tuy nhiên, nếu cột sống chỉ bị lệch ít, chụp X-quang có thể không phát hiện thấy. Bằng cách ấn vào các cơ ở hai bên cột sống, mới có thể tìm thấy điểm gân bị lệch.

Người bị trật đốt sống cổ thường bị đau mỏi vai gáy. Có một số người dù khi ngủ có dùng gối gì đi chăng nữa, thì khi thức dậy cổ đều không thoải mái, tình trạng này có thể cho thấy cột sống cổ của bạn đã bị xoay và lệch rồi.

Các triệu chứng của trật đốt sống ngực là tức ngực, hoặc lưng đau khó chịu.

Một cách đơn giản giữ gìn cột sống cổ, phòng đau dây thần kinh V

Chúng ta có thể thông qua ấn vùng cổ, để cột sống cổ trở về vị trí, khôi phục tuần hoàn khí huyết, từ đó ngăn ngừa, giảm đau dây thần kinh V.

Có một phương pháp đơn giản, có thể tự làm tại nhà (video minh họa như sau):

Đầu tiên, đưa hai tay ra sau đầu, duỗi đều 2 ngón tay cái, đồng thời ấn cân xứng các cơ hai bên cột sống cổ. Bình thường, cơ hai bên sẽ không bị đau khi ấn vào. Nếu một phần nào đó của cột sống cổ bị xoay lệch vị trí, khi ấn vào, các cơ ở một bên cột sống cổ sẽ cảm thấy đặc biệt căng, ấn đau, còn bên kia không đau lắm.

Cơ tại điểm đau cứng như cục đất, không ấn vào được. Chúng ta ấn với lực vừa phải, ấn trong khoảng 30 giây đến 2 phút, dần dần cục cơ căng sẽ từ từ bắt đầu nới lỏng, giãn ra, sau đó sẽ tự nhiên đẩy khớp về vị trí ban đầu.

Sở dĩ phải ấn đối xứng hai tay, là để cân bằng lực hai bên, tránh một bên ấn quá mạnh. Ấn thuận theo cột sống cổ từ trên xuống dưới, cảm giác căng đau sẽ dần biến mất, phần lớn cột sống cổ sẽ được phục hồi.

Trong quá trình ấn, khi cảm thấy các cục cơ hơi giãn ra một chút, có thể xoay cổ nhẹ nhàng, giúp hoạt hóa các khớp, điều chỉnh vị trí cột sống cổ.

Đây là phương pháp nhẹ nhàng và an toàn, thông thường mọi người có thể áp dụng phương pháp này để giữ gìn cột sống cổ.

Dùng nhĩ châm điều trị đau dây thần kinh V

Theo kinh nghiệm lâm sàng của tôi, phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với chứng đau dây thần kinh V, ngoài việc khôi phục (bao gồm cả cột sống cổ), chính là điều trị bằng nhĩ châm.

Điều trị bằng nhĩ châm có thể được chia thành hai phần, một là chích máu tai, hai là ấn dán huyệt ở tai.

  • Chích máu tai
mẹo chữa Đau dây thần kinh V
Trong điều trị đau dây thần kinh V bằng nhĩ châm, điểm chích máu chủ yếu là ở vị trí Nhĩ tiêm, theo Đàm cổ luận kim thoại Trung y.

Chích máu tai là phương pháp điều trị đau dây thần kinh V nhanh, hiệu quả nhất, sau khi chích máu, cơn đau có thể thuyên giảm hơn một nửa.

Điểm chích máu chủ yếu là Nhĩ tiêm – trung tâm của năm xuất huyết điểm. Trước khi chích máu, đầu tiên xoa bóp tai, để tai sung huyết, sau đó dùng bông tẩm cồn sát trùng. Sau khi dùng kim châm chảy máu, dùng tay xoa tai, để từ từ nặn máu ra, sau đó lại dùng bông tẩm cồn lau sạch vết máu.

Áp sát tai vào đầu, khi chích máu huyệt tai, là để tuần hoàn máu có một lối thoát ra ngoài, giúp khí huyết nơi dây thần kinh V đi qua và cổ vai đều có thể thông suốt, từ đó làm giảm bớt cơn đau.

Cần chú ý đến thể chất của bệnh nhân, nếu bệnh nhân thể khí hư, thiếu máu, rối loạn chức năng đông máu, thì khi chích máu cần chú ý.

  • Ấn dán huyệt ở tai
Đau dây tk tam thoa
Trong bệnh đau dây thần kinh V, các điểm thần kinh thái dương tai vô cùng nhạy cảm, theo Đàm cổ luận kim thoại Trung y.

Ngoài ra, cũng có thể ức chế cơn đau dây thần kinh V bằng cách ấn dán các huyệt ở tai, 3 nhĩ huyệt thường dùng là điểm thần kinh Thái dương tai, huyệt Tam tiêu và điểm đối ứng Thân não.

Trong số đó, điểm thần kinh Thái dương tai nối với nhánh dưới của dây thần kinh V, trong bệnh đau dây thần kinh V, điểm thần kinh Thái dương tai rất nhạy cảm, khi ấn nhẹ đã đau. Chúng tôi thông qua dán vào huyệt này, có thể để thúc đẩy dẫn truyền thần kinh truyền qua dây thần kinh V, truyền đến hệ thống lưới thân não, lại liên tiếp với vỏ não, ức chế cơn đau, từ đó giảm đau.

Tôi có một bệnh nhân là một bà 45 tuổi, đau dây thần kinh V đã 15 năm mới tới điều trị. Thông qua chích máu tai, dán nhĩ huyệt, châm cứu và điều chỉnh cột sống cổ, điều trị đến hiện nay, đau đã giảm 7-8 phần, hiện tại cơ bản không còn tái phát nữa.

Chỉnh lý từ “Đàm cổ luận kim thoại Trung y”.

Giảng thuật Ngô Quốc Bân - Chủ nhiệm Phòng khám Đông y Tâm Y Đường
Kha Huyền Chỉnh lý
Lâm Mộc biên dịch
 

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn