Dân số Trung Quốc sụt giảm là một vấn đề kinh tế lớn
Sự thiếu hụt lao động ngày càng nghiêm trọng sẽ hạn chế triển vọng tăng trưởng.
[Kết quả] điều tra dân số Trung Quốc năm 2020 cuối cùng cũng được công bố. Cuộc điều tra này đã mang lại cho Bắc Kinh một số tin tốt nhưng chỉ liên quan đến những dự phóng đáng quan ngại (trước đây). Các số liệu thống kê vẫn có một cảnh báo cho tương lai.
Bản điều tra công bố rằng dân số Trung Quốc vào năm 2020 đạt tổng cộng 1.41 tỷ người, tăng 5.4% so với năm 2010. Do đã có một số quan ngại đáng kể rằng dân số bị thu hẹp, nên con số này đã là một tin tốt cho các nhà chức trách. Nhưng niềm vui hẳn đã vụt tắt.
Mức tăng trưởng này là nhỏ nhất kể từ khi Trung Quốc bắt đầu điều tra dân số vào những năm 1950. Và nếu tốc độ tăng dân số Trung Quốc tuy chậm này giúp giải toả những dự phóng tồi tệ nhất của Bắc Kinh, thì bức tranh tổng thể vẫn cho thấy dân số sẽ ít hơn trong những năm tới. Quan trọng nhất theo quan điểm kinh tế là sự sụt giảm không cân đối ở những người trong độ tuổi lao động, vì viễn cảnh này đe dọa sẽ hạn chế nghiêm trọng tốc độ phát triển chung.
Căn nguyên của những vấn đề này nằm ở chính sách một con thịnh hành ở Trung Quốc từ những năm 1970 cho đến gần đây. Khi cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khởi xướng quy định các gia đình chỉ được có một con, ông ta chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế và đã nói rõ rằng ít trẻ em hơn sẽ giúp phát triển kinh tế bằng cách giải phóng nhiều người trẻ hơn để đi làm. Ít trẻ em đi học hơn cũng có thể giải phóng các giáo viên cũ để dành cho các nỗ lực phát triển. Nhưng theo thời gian, khi tỷ lệ sinh giảm xuống dưới mức thay thế, dân số ở độ tuổi thanh niên của quốc gia này giảm đi, do đó ngày nay Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu người trong độ tuổi lao động để thay thế số lượng lao động to lớn hiện đang bắt đầu nghỉ hưu.
Khi sự bất tương xứng giữa những người về hưu và số lao động trẻ mới này ngày càng gia tăng, thì một vấn đề có mức độ rất nghiêm trọng nhưng tiến triển rất chậm chạp đã hình thành. Ví dụ, tình trạng thiếu hụt nhân công đã thổi phồng mức tăng lương của Trung Quốc, theo Cục Thống kê Quốc gia, đạt mức hơn 9.0% hàng năm trong suốt 5 năm qua. Mặc dù tiến triển này mang lại lợi ích cho người lao động, nhưng nó đã bắt đầu thu hẹp khoảng cách tiền lương giữa Trung Quốc với phương Tây và Nhật Bản. Như vậy, việc tăng lương này đã lấy mất đi phần nào sức hấp dẫn mà Trung Quốc vốn đã có từ lâu như một nguồn sản xuất giá rẻ.
Vẫn còn yếu tố căn bản hơn, là dòng lao động trẻ chậm lại khiến Trung Quốc không còn nguồn lực tối quan trọng cho tăng trưởng kinh tế: bàn tay và trí óc lao động. Và vì hầu hết sự đổi mới là từ những người trẻ tuổi, tình hình nhân khẩu học đang sắp ảnh hưởng trầm trọng nhất đến sự đổi mới công nghệ mà Bắc Kinh ngày càng nhấn mạnh. Liên hợp quốc dự báo rằng trước thập kỷ này khi dân số bị già đi, thì tình trạng thiếu hụt lao động mới sẽ khiến lực lượng lao động của nước này bị thu hẹp theo số tuyệt đối.
Một vài năm trước, khi vấn đề nhân khẩu học này trở nên rõ ràng, Bắc Kinh, sau gần 50 năm, đã nới lỏng chính sách một con. Nhưng công chúng ở Trung Quốc dường như không có phản ứng. Theo số liệu gần nhất, tỷ lệ sinh của quốc gia này ở mức trung bình là 1.3 con trên mỗi phụ nữ, thấp hơn nhiều so với mức thay thế. Có vẻ như chi phí sinh hoạt và chi phí nuôi dạy con cái cao đã khiến các cặp vợ chồng trẻ ngần ngại trong việc xây dựng gia đình, đặc biệt là sau nhiều thập kỷ mà chính sách một con đã làm thay đổi sở thích của họ. Ngay cả trong trường hợp khó xảy ra là tỷ lệ sinh tăng, sẽ phải mất từ 15 đến 20 năm trước khi sự thay đổi này có thể có bất kỳ ảnh hưởng nào đến quy mô tương đối của dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chỉ riêng nhân khẩu học, dù nghiêm trọng đến đâu, cũng sẽ không thể ngăn cản sự tăng trưởng và phát triển của Trung Quốc. Nhưng nhân khẩu học sẽ góp phần làm chậm tốc độ tăng trưởng rõ rệt, đặc biệt là so với tốc độ chóng mặt mà Bắc Kinh và thế giới vốn đã quen thuộc. Nói cách khác, di sản của chính sách một con giờ đây sẽ cản trở tham vọng lớn của Bắc Kinh. Hậu quả này cũng nên trở thành một bài học.
Trung Quốc sẽ không phải đối mặt với vấn đề này nếu không sử dụng sức mạnh của biện pháp tập quyền và áp đặt từ trên xuống. Nếu các nhà chức trách ở Bắc Kinh ghi nhớ được thực tế này, thì họ đã có thể tránh được những cạm bẫy khác trong cách tiếp cận tập quyền và kế hoạch hoá của mình. Tuy nhiên, có ít dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hoặc các đồng nghiệp của ông ta ở Tử Cấm Thành có bất kỳ sự mẫn cảm nào với cảnh báo này. Thực tế đó có lẽ là nguồn khích lệ lớn đối với các đối thủ và kẻ thù của Trung Quốc.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Milton Ezrati là một biên tập viên cộng tác với The National Interest, một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Vốn Con người tại Đại học Buffalo (SUNY), và là nhà kinh tế trưởng của Vested, công ty truyền thông có trụ sở tại New York. Cuốn sách mới nhất của ông là “Thirty Tomorrows: The Next Three Decades of Globalization, Demographics, and How We Will Live” (“Ba Mươi Ngày Mai: Ba Thập Kỷ Tiếp Theo của Toàn Cầu Hóa, Nhân Khẩu Học, và Cách Chúng Ta Sẽ Sống.”)
Bình Hòa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: