Dân chủ là gì?
Bỏ qua cuộc tấn công ít kịch tính liên quan đến ông Paul Pelosi, thì dường như Đảng Dân Chủ có hai vấn đề trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ: phá thai và dân chủ.
Nhưng dường như các cử tri đều không mấy mặn mà với cả hai vấn đề này.
Vì những lý do có vẻ khó hiểu đối với các chiến lược gia của Đảng Dân Chủ, thì đưa việc sát hại những trẻ em chưa chào đời (hoặc những trẻ em vừa mới chào đời đối với một số thành viên Đảng Dân Chủ muốn “giúp trẻ sơ sinh cảm thấy dễ chịu”), trở thành một chủ đề chính trên nền tảng của quý vị là không phù hợp đối với hầu hết phụ nữ.
Hay nói đúng hơn là việc này đã có những tác động tiêu cực, một phần vì rõ ràng đây là một nỗ lực thao túng chính trị bất cần đạo lý, và phần khác là bởi đối với đại đa số phụ nữ, thiên chức làm mẹ là một phần quan trọng trong cuộc sống của họ. Viễn cảnh hủy hoại chính phần này của họ khiến họ không thể chấp nhận điều đó.
Lời kêu gọi về “dân chủ” phức tạp hơn một chút, nhưng không kém phần đầy hoài nghi.
Như những độc giả lưu tâm sẽ nhận thấy rằng, từ “dân chủ” được thúc đẩy bất cứ khi nào Đảng Dân Chủ có vẻ như đang thua cuộc.
Một dấu hiệu cho thấy điều này sắp xảy ra chính là việc sử dụng một cách rầm rộ cụm từ “nền dân chủ của chúng ta.”
Họ thực sự có ý như thế. Đó không phải là nền dân chủ của quý vị, hỡi những người lao động.
Nếu quý vị bỏ phiếu cho một thành viên Đảng Cộng Hòa, thì quý vị đã bỏ phiếu “chống lại nền dân chủ của chúng ta.”
Như tôi đã nói ở một vài bài báo khác, “dân chủ” đối với họ mang nghĩa là “quyền lực trong tay Đảng Dân Chủ.”
Thật đáng để dừng lại suy ngẫm về sự tiến triển của ý nghĩa mới lạ này của từ “dân chủ.”
Đương nhiên, lúc nguyên sơ “dân chủ” có nghĩa là “quyền lực trong tay quần chúng,” những người dân.
Nhưng như nhà văn George Orwell đã cho thấy trong cuốn tiểu thuyết “Animal Farm” (Trại Súc vật) của ông, rằng có một sự hỗn loạn về mặt đạo đức hoặc chính trị đang diễn ra trong công việc của con người vốn không được kiểm chứng, thường xuyên xuyên tạc “người dân” thành “một số người”.
Quý vị thấy đấy, tất cả các sinh vật đều bình đẳng, nhưng một số loài bình đẳng hơn những loài khác.
Ngoài ra, cần nhắc lại là tính phổ biến của sự suy đồi này của con người là một lý do mà hầu hết các nhà học thuyết về chính trị, từ triết gia Plato và triết gia Aristotle trở về trước, đã nghi ngờ về nền dân chủ.
Triết gia Aristotle cho rằng đó là một hình thái chính phủ tồi tệ hơn, gần như chắc chắn dẫn đến chế độ phân biệt chủng tộc hoặc quy tắc đám đông.
Tổ phụ lập quốc Hoa Kỳ James Madison, trong “Tập tiểu luận Liên bang Số 10,” đã cảnh báo rằng hầu hết các nền dân chủ đều “đoản mệnh như đã từng bạo lực khi chúng diệt vong.”
Đó là một phần thiên tài của Tổ phụ Madison, được Tổ phụ Alexander Hamilton và các Tổ phụ lập quốc khác hậu thuẫn, để tạo ra một nền dân chủ cẩn trọng điều chỉnh niềm đam mê của dân chúng theo hướng bảo vệ quyền tự do cá nhân.
Quý vị có thể nhận thấy rằng những người hay lên tiếng nhất trong Đảng Dân Chủ không hề quan tâm nhiều đến việc bảo hộ quyền tự do cá nhân. Thay vào đó, một mặt họ quan tâm đến việc chiếm hữu và duy trì quyền lực, và mặt khác thực thi quyền kiểm soát.
Quả thật là vừa hài hước và vừa đáng báo động khi chứng kiến phép biện chứng này diễn ra trong các cuộc bầu cử.
Năm 2016, Tổng thống Donald Trump được bầu chọn trong một cuộc bầu cử dân chủ tự do và cởi mở (sử dụng thuật ngữ này theo nghĩa cũ của những từ đó).
Nhưng giới chức do Đảng Cộng sản bổ nhiệm đã ca thán rằng cuộc bầu cử của ông ấy là bất hợp pháp, là một thách thức đối với nền dân chủ, bởi vì — tại sao? Vì người giành chiến thắng không phải là người theo đúng ý của họ.
Những dấu hiệu này không khả quan cho Đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử sắp tới.
Do đó, việc vũ khí hóa cuộc bầu cử của họ đang diễn ra với tốc độ ánh sáng.
Người dẫn chương trình truyền hình Jane Pauley là một phần của lực lượng tiền phong này.
Nếu Đảng Cộng Hòa giành chiến thắng, bà ngụ ý, thì nền dân chủ có thể chấm dứt ở Hoa Kỳ.
“Tương lai của nền dân chủ của chúng ta,” bà nói, đang nằm trên lá phiếu của năm 2022.
Bà Pauley là người khởi xướng cho ký giả Robert Costa của CBS, người đã xướng lên cùng một thông điệp, nhưng còn lớn tiếng hơn.
Ông nói: “Đảng Cộng Hòa bị những kẻ chối bỏ kết quả bầu cử kìm kẹp. Giới báo chí cần đối mặt với việc đó như thế nào? Điều này đang diễn ra bên trong một đảng phái cụ thể.”
Không phải cụm từ “những kẻ chối bỏ kết quả bầu cử”. Điều đó có nghĩa tương tự như sự tai tiếng về mặt đạo đức nhắm đến “Những kẻ chối bỏ Holocaust.”
Cánh tả cũng làm điều tương tự với những người dám bày tỏ nghi ngại về quan điểm mà theo đó, thế giới sắp kết thúc vì “sự nóng lên toàn cầu.”
Họ bị gọi là “những kẻ chối bỏ khí hậu” trong nỗ lực bôi nhọ những con người này với cùng một luận điệu về đạo đức.
Áp dụng một cách sai trái sự sỉ nhục đạo đức như vậy, như tôi đã lưu ý, là điều không trung thực và đáng chê trách, nhưng những cân nhắc như vậy không bao giờ có thể ngăn cánh tả cố gắng loại bỏ những kẻ mà họ không đồng thuận.
Giờ đây các cuộc bầu cử giữa kỳ đã gần kề và những chữ viết trên các bức tường, ở mọi nơi mà người ta nhìn được, ai cũng có thể thấy những nỗ lực của cánh tả nhằm cố gắng gây mất uy tín (đối thủ của mình) như một đòn phủ đầu.
Theo MSNBC, cuộc bầu cử này không chỉ là cuộc bầu cử giữa Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa.
Đó là cuộc chiến giữa “Nền Dân chủ và Chủ nghĩa Phát xít.”
Nhà phân tích chính trị Anand Giridharadas lý giải, “Đây là cuộc đối đầu giữa một bộ phận của đất nước tin tưởng vào nền dân chủ tự do được duy trì và mở rộng, nỗ lực theo đuổi một liên minh hoàn hảo hơn, và một bộ phận của đất nước hiện đang bị thu hút bởi lý tưởng của chủ nghĩa phát xít tại Hoa Kỳ.”
Hoặc là về tuyên bố từ một cố vấn hàng đầu của Tổng thống Biden Keisha Lance Bottoms: “Một lần nữa, những gì chúng ta thấy trong nghị trình MAGA của Đảng Cộng Hòa là nỗ lực phá vỡ nền dân chủ của chúng ta. … Tôi nghĩ rằng sẽ luôn luôn quan trọng khi chỉ ra bất kỳ nỗ lực nào nhằm hủy hoại — về căn bản là hủy hoại — Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.”
Ôi Chúa ơi.
Không có gì ngạc nhiên khi không còn ai tin tưởng vào các phương tiện truyền thông nữa.
Như bất cứ ai từng lưu tâm sẽ nhận ra rằng việc này chẳng có gì mới mẻ.
Hôm 08/11/1994, Đảng Cộng Hòa đã giành được 54 ghế Hạ viện. Cử tri đã dành sự cảm mến cho “Hợp đồng với nước Mỹ” của cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich. Và cánh tả nổi cơn thịnh nộ.
Như mọi khi, vấn đề là các cử tri. Tại sao họ không lắng nghe những người thông thái hơn họ?
Ông Peter Jennings (quý vị còn nhớ ông ấy chứ?) không thể nào tin được hành vi tồi tệ của các cử tri. Ông ấy so sánh họ với những đứa trẻ mới biết đi đang nằm vạ.
“Rõ ràng là như vậy,” ông Jennings nói, “sự tức giận kiểm soát một đứa trẻ chứ không phải ngược lại. Các cử tri đã tức giận. … Quốc gia này không thể được điều hành bởi một đứa trẻ cáu kỉnh mới lên hai.”
Càng cố thay đổi thì lại càng không thay đổi được gì.
Nhận xét về cơn giận của ông Jennings, ông Cal Thomas đã đặt ra một câu hỏi mà câu trả lời là điều mà chúng ta vẫn đang chờ đợi.
Ông Thomas hỏi: “Tại sao những người thiên tả như ông Jennings lại từ chối tin rằng đó là những tư tưởng sai lầm của họ — không phải sự tức giận của cử tri — đã khiến họ kiệt quệ?”
Hãy cho tôi biết khi quý vị tìm ra đáp án.
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times