Cựu TT ‘Bibi’ Netanyahu sẵn sàng trở lại chính trường và ý nghĩa đối với nghị trình của TT Biden
Theo các chuyên gia, do khởi nguồn lớn nhất cho sự bất đồng giữa Hoa Kỳ và Israel – thỏa thuận hạt nhân Iran – gần như sụp đổ, Tổng thống (TT) Joe Biden hẳn sẽ không lo sợ về mặt trận chính sách từ một chính phủ thiên hữu hơn nếu cựu Thủ tướng Benjamin “Bibi” Netanyahu quay trở lại lãnh đạo.
Tờ Wall Street Journal đưa tin, nhà đấu tranh cánh hữu về vấn đề an ninh kiêm cựu thủ tướng Israel đã đạt được một vị thế vững chắc trong cuộc bầu cử thứ năm trong vòng bốn năm sẽ được quyết định vào thứ Ba (01/11). Các chuyên gia nói với Daily Caller News Foundation, một chiến thắng của ông Netanyahu sẽ tạo thêm một tầng thái độ thù địch khoa trương cho các chính sách nhất quán khi thỏa thuận hạt nhân này, vốn dĩ bị các nhà lãnh đạo của Israel liên tục phản đối, dường như bị đình trệ vô thời hạn.
“Mọi người đang quan sát diễn biến này và cho rằng, nếu ông [Yair] Lapid thắng, điều đó tốt cho Đảng Dân Chủ và nếu ông Bibi thắng, điều đó tốt cho Đảng Cộng Hòa,” ông Jonathan Schanzer, phó chủ tịch cao cấp về nghiên cứu thuộc tổ chức Foundation for Defense of Democracies, nói với DCNF. Theo ông Schanzer, khuôn khổ đó là thiếu sót.
“Khi mọi chuyện đang đi đúng hướng ngay lúc này, tôi không mong đợi mọi thứ trở thành đối kháng, không phải là gác lại thỏa thuận với Iran qua một bên,” ông nói và cho biết thêm rằng việc bỏ qua những triển vọng “kéo dài” để quay trở lại thỏa thuận Iran sẽ “có thể tháo gỡ được vấn đề gây tranh cãi nhất có thể xảy ra giữa hai ông Bibi và Biden.”
Ông Netanyahu đã nhảy vào cuộc đua sau khi một chính phủ liên minh bị chia rẽ, vốn được cựu Thủ tướng Naftali Bennett quy tụ lại vào năm 2021, sụp đổ trong tình trạng nhiều thành viên rời bỏ chính phủ và không khôi phục được luật quốc tịch đã có từ lâu. Chính phủ đó chỉ nắm quyền trong một năm, sau bốn cuộc bầu cử bất phân thắng bại chứng kiến ông Netanyahu dần mất quyền lực, theo The Washington Post.
Cũng theo tờ báo này, giờ đây, cuộc thăm dò cho thấy Đảng Likud của ông Bibi chỉ thiếu 61 ghế đa số cần thiết để thống trị quốc hội, còn được gọi là Knesset.
“Nếu đó là một chính phủ do ông Netanyahu lãnh đạo, vấn đề lớn nhất sẽ là Iran,” bà Shoshana Bryen, giám đốc cao cấp của Trung tâm Chính sách Do Thái (Jewish Policy Center), nói với DCNF.
Bà nói: “Chính phủ Biden vẫn muốn tìm cách đối phó với Iran,” mặc dù triển vọng cho một thỏa thuận có vẻ mỏng manh.
Người tiền nhiệm thuộc Đảng Dân Chủ của ông Biden, cựu TT Barack Obama, đã tranh cãi với ông Netanyahu về thỏa thuận hạt nhân này. Theo hãng thông tấn AP, Thủ tướng phản đối chiến dịch của ông Obama nhằm đạt được một thỏa thuận với Iran trong đó giảm nhẹ các lệnh trừng phạt để đổi lấy cam kết từ nhà lãnh đạo Ayatollah nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran.
Times of Israel dẫn lời ông Netanyahu cho rằng, điều khoản kết thúc trong Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (Joint Comprehensive Plan of Action) về những hạn chế đối với các hoạt động làm giàu uranium của Iran sẽ làm đảo lộn bất kỳ lợi ích nào đã đạt được, giúp Iran tự do phát triển một chương trình vũ khí hạt nhân và đe dọa căn bản đến an ninh của Israel. Ông Netanyahu đã gây áp lực buộc ông Trump phải hủy bỏ thỏa thuận mà ông đã thực hiện vào năm 2018.
Khi nhậm chức, ông Biden ưu tiên tái lập thỏa thuận này, đầu tiên làm dấy lên sự phản đối từ ông Likud, sau đó là từ chính phủ trung dung của ông Bennett.
Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao, sự không khoan nhượng của Iran đã khiến người ta đặt ra câu hỏi liệu các bên có thể đạt được thỏa thuận hay không. Hôm 12/10, phát ngôn viên Ned Price cho biết, việc đạt được thỏa thuận này không còn là một ưu tiên của chính phủ nữa, cho thấy các cuộc đàm phán, sau nhiều tháng gián đoạn, có thể đã bị trì hoãn vô thời hạn.
Theo giải thích của cả hai chuyên gia với DCNF, với việc kết thúc thỏa thuận này, hai ông Biden và Netanyahu sẽ có những lời lẽ gay gắt với nhau, nhưng quỹ đạo chính sách căn bản sẽ vẫn như cũ.
Ông Schanzer gợi ý rằng chính phủ ông Biden có thể hợp tác với Israel một cách thiết thực về vấn đề Iran, mặc dù ông Bryen lại hoài nghi việc này.
“Điều này có thể rất thú vị nếu Tòa Bạch Ốc và văn phòng thủ tướng [Israel] có thể làm việc cùng nhau để làm suy yếu chính quyền [Iran] một cách thực sự thông qua các lệnh trừng phạt và áp lực chính trị cũng như các hoạt động cường độ thấp khác. Đây có thể là một diễn biến tích cực thực sự và tôi nghĩ ông Netanyahu sẽ hoan nghênh điều này,” ông Schanzer nói.
Hoa Kỳ và Israel có một lịch sử hợp tác mạnh mẽ về tình báo, chống khủng bố và các vấn đề an ninh khác bất chấp mọi cuộc cãi vã công khai của họ, như chính ông Netanyahu từng thừa nhận khi nhắc đến ông Obama.
“Ông Biden có thể ‘trừng phạt’ Israel bằng cách này hay cách khác – chủ yếu bằng cách thúc đẩy đàm phán với [Chính phủ Palestine] hoặc điều gì đó tương tự, hoặc từ chối phủ quyết một cuộc bỏ phiếu khó chịu tại Liên Hiệp Quốc – nhưng cả hai quốc gia đều có điểm mấu chốt vốn dĩ mà ai cũng biết,” ông Bryen nói với DCNF. “Ngay cả ông Lapid cũng nói với ông Biden rằng Israel sẽ không ủng hộ Hoa Thịnh Đốn về một thỏa thuận với Iran.”
Ông Schanzer suy đoán rằng ông Netanyahu sẽ không dễ thừa nhận một tương lai cho giải pháp hai nhà nước với Palestine và có thể giải quyết vấn đề đó riêng rẽ với lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông ấy sẽ không cố rút khỏi thỏa thuận hàng hải giữa Israel-Lebanon được đàm phán một phần bởi đặc phái viên năng lượng Hoa Kỳ Amos Hochstein mặc dù ông đe dọa sẽ làm như vậy.
Ông Schanzer nói với DCNF: “Nếu có một đường hướng trao đổi rõ ràng về những kỳ vọng của cả hai bên, thì những chuyện này có thể giải quyết.”
Trên cương vị tổng thống, ông Biden đã giành được một vài thắng lợi chính trị với Israel: đàm phán một cuộc bàn giao lãnh thổ tranh chấp cho Ả Rập Xê Út và thỏa thuận hàng hải vốn có thể đã ngăn chặn cuộc bùng phát thứ hai với phần tử Hezbollah. Tuy nhiên, hồi tháng Sáu, ông thừa nhận rằng “thời điểm chưa chín muồi” để khởi động lại những nỗ lực nhằm bảo đảm độc lập cho người Palestine, một mục tiêu khác của chính phủ.
Theo The Jerusalem Post, ông Netanyahu cũng đã tách khỏi chính phủ lâm thời trong việc thả nổi tiềm năng chuyển giao vũ khí cho Ukraine, điều mà Thủ tướng Lapid đã cấm đoán để duy trì một thỏa thuận sơ bộ mong manh với Nga về các hoạt động chống khủng bố của Syria. Liệu chính sách này có thực hiện được hay không khi ông Bibi trở thành thủ tướng vẫn còn cần xem xét.
Ông Schanzer nói với DCNF: “Quý vị nhận thấy mối bang giao ngày càng sâu sắc, ngay cả khi các chính trị gia không đồng thuận về các vấn đề chính sách quan trọng.”
Tòa Bạch Ốc và ông Netanyahu đã không phúc đáp ngay yêu cầu bình luận của DCNF.
Khánh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times