Cuộc hạ cánh đổ vỡ của ông Powell
Hạ cánh mềm, không có đâu. Đúng vậy, chỉ có hạ cánh đổ vỡ. Các chu kỳ Lạm phát/Giảm phát, Bùng nổ/Đổ vỡ của Wall Street sẽ tiếp tục không suy giảm. Số lượng tăng cung tiền và bán nợ ngày càng lớn hơn bảo đảm các chu kỳ này sẽ tiếp tục phát triển nguy hiểm hơn với mỗi lần lặp lại. Xu hướng này thực sự là một tin xấu đối với hầu hết các nhà đầu tư. Nhưng đối với những người biết cách giao dịch với những sự vận động này, thì thị trường có thể mang lại nhiều cơ hội hơn để tỏa sáng.
Này Wall Street, chúng ta có vấn đề về biên lợi nhuận. Cổ phiếu của Target (TGT) đã giảm 25% hôm 18/05 khi tỷ suất lợi nhuận của họ giảm xuống cùng một mức. Tỷ suất lợi nhuận của TGT giảm do chi phí đầu vào cao hơn, tồn kho quá nhiều, và nhân sự dư thừa. Nhiều người ví câu thần chú rằng các cổ phiếu là một hàng rào tuyệt vời chống lại lạm phát. Trên thực tế, lạm phát đang phá hủy các công ty Mỹ, nền kinh tế, và tầng lớp trung lưu.
Walmart (WMT) là công ty tư nhân sử dụng lao động nhiều nhất của Mỹ và thế giới. Báo cáo lợi nhuận của công ty hôm 17/05 đã có rất nhiều điều để nói về nền kinh tế Hoa Kỳ. Công ty này đã không đạt được kế hoạch lợi nhuận chủ yếu vì lạm phát và áp lực về biên lợi nhuận. Một trong những nguyên nhân chính cho sự kìm nén về biên lợi nhuận là WMT có quá nhiều nhân viên. Lý do ở đây rất rõ ràng: sau khi các tấm chi phiếu kích cầu vì COVID hết hạn, những người lao động tạm nghỉ việc này nhận ra mình không còn tiền tiết kiệm và cần tiền. Do đó, họ trở lại làm việc liên tục. Điểm mấu chốt ở đây là nhà tuyển dụng lớn nhất thế giới không còn thuê người làm nữa mà thay vào đó sẽ để công nhân ra đi. Có hơn 2.7 triệu người làm việc cho WMT và TGT.
Một thị trường lao động suy yếu thường sẽ khiến Fed quay sang lập trường ôn hòa. Tuy nhiên, Chủ tịch Fed Jerome Powell và Fed không thể ôn hòa ngay lập tức được. Song Wall Street vẫn đang hy vọng rằng khả năng Fed sẽ có biện pháp hỗ trợ khi thị trường giảm đến một mức nào đó hầu như sẽ xảy ra. Nhưng lạm phát cao kỷ lục là vấn đề chính mà người tiêu dùng và các tập đoàn phải đối mặt. Ông Powell cuối cùng cũng hiểu điều này. Do đó, Fed đang buộc phải áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ nhất kể từ năm 1980. Nguyên nhân chính xác là bởi một nền kinh tế không thể hoạt động bình thường trong khi lạm phát đang ở mức cực cao.
Mặc dù vậy, Fed, cùng với những kẻ phụ hoạ của mình ở các kênh truyền thông tài chính chính thống, đang bận rộn cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư tại sao chu kỳ thắt chặt tiền tệ hiện tại này sẽ không kết thúc trong suy thoái và suy sụp của thị trường chứng khoán giống như hầu hết mọi lần khác trong lịch sử. Họ hối hả ví chu kỳ thắt chặt tiền tệ này giống như lần chu kỳ kết thúc bằng một cuộc hạ cánh mềm vào năm 1994. Fed đã nâng lãi suất từ 3% vào đầu năm 1994, lên đến 5.5% vào cuối năm. Tổng số 250 điểm căn bản tăng lãi suất đó đã không gây ra suy thoái và được coi là bằng chứng cho thấy khả năng của Fed trong việc thiết kế một cuộc hạ cánh mềm là có thể đạt được trong thời gian này. Quả thực, tăng trưởng GDP cho cả năm 1994 đạt 4%. Vì vậy, liệu năm 2022 có diễn ra giống như năm 1994, như những người theo xu hướng thị trường giá tăng (perma-bulls) khiến quý vị tin?
Cơ hội hạ cánh mềm trong nền kinh tế Hoa Kỳ lần này là gần bằng 0-chu kỳ tăng lãi suất này sẽ không giống như năm 1994.
Cựu Chủ tịch Fed Alan Greenspan đã bắt đầu tăng lãi suất 25 điểm căn bản lên 3.25% vào tháng Hai năm đó. CPI trung bình là 2.6% trong năm 1994, với mức cao là 3%. Lạm phát 3% thậm chí không hề gần với mức lạm phát 8.3% mà chúng ta phải chịu đựng ngày nay. Tương tự, mức chênh lệch đường cong lợi suất kho bạc kỳ hạn 10 năm và 2 năm vào năm 1994 là 150 điểm căn bản, là chỉ báo của một nền kinh tế lành mạnh. Hoàn toàn ngược lại, Fed đã bắt đầu tăng lãi suất vào khoảng thời gian này khi mà mức chênh lệch lợi suất ấy là đi ngang tới đảo ngược lại. Ngoài ra, trong quý 1 năm 1994, mức tăng trưởng GDP là 3.9%. [Trong khi] tăng trưởng GDP quý 1 năm 2022 thực sự bắt đầu với mức tăng trưởng hàng năm là âm 1.4%. Do đó, tình huống ngày nay là một thực tế mà lạm phát cao hơn nhiều và điểm khởi đầu của GDP thấp hơn đáng kể so với tình huống trong lần hạ cánh mềm hết sức hiếm hoi đã có được cách đây 28 năm.
Quan trọng nhất, Fed chỉ nâng lãi suất các Quỹ của Fed vào năm 1994 để giảm lạm phát. Tuy nhiên, chu kỳ tăng lãi suất lần này đang được kết hợp với chương trình Thắt chặt định lượng (QT) lớn hơn gần gấp đôi so với nỗ lực bị thất bại trước đó nhằm giảm bảng cân đối kế toán của Fed vào năm 2018. Ngoài ra, bong bóng tài sản và mức nợ ngày nay cho thấy lớn hơn nhiều so với mức ở vị trí cách đây vài thập niên. Như ông Scott Minerd của Guggenheim đã chỉ ra, Fed chưa bao giờ giảm được lạm phát quá 2% mà không gây ra suy thoái. Trong khi ông Powell hiện được giao nhiệm vụ giảm lạm phát hơn 6 %.
Hạ cánh mềm, không có đâu. Đúng vậy, chỉ có hạ cánh đổ vỡ.
Cần nhấn mạnh một vài điểm dữ liệu quan trọng và gần đây. Năng suất phi nông nghiệp, thước đo sản lượng trên một đơn vị giờ làm việc, đã giảm 7.5% trong Q1; có nghĩa là năng suất của người lao động đã giảm xuống với tốc độ nhanh nhất vào đầu năm 2022 trong gần 75 năm. Đồng thời, chi phí đơn vị lao động tăng 11.6%, đưa mức tăng trong năm qua lên 7,2%, mức tăng chi phí lao động lớn nhất kể từ quý 3 năm 1982. [Mà thông qua] năng suất lao động chứ không phải thông qua lạm phát là cách quý vị phát triển một nền kinh tế lành mạnh.
Ông Powell, chúng ta có vấn đề về lạm phát.
Do đó, Fed phải tiếp tục với lập trường chính sách tiền tệ rất cứng rắn của mình cho đến khi một hoặc hơn số trong ba kịch bản sau đây xảy ra: báo cáo Bảng lương Phi nông nghiệp tiêu cực liên tiếp; thị trường tín dụng đóng băng (không phát hành được lãi suất cao, thương phiếu, CLO, v.v.) hoặc lạm phát giảm trở lại dưới 4%/năm và mức tăng hàng tháng giảm xuống dưới 0.3 %. Tình huống thứ ba là hy vọng duy nhất của quý vị cho một đợt phục hồi thị trường bền vững và rõ ràng. Nếu các thị trường việc làm hoặc tín dụng suy giảm trước, thì thị trường [tài chính] sẽ rơi vào trạng thái rơi tự do trước khi ông Powell có thời gian phản ứng. Vậy nên, những người tin vào thị trường sẽ tăng giá buộc phải hy vọng rằng tỷ lệ lạm phát sẽ giảm mạnh trong vòng vài tháng tới.
Tuy nhiên, việc công bố dữ liệu CPI tháng Tư hôm 11/05 đã làm giảm ý kiến rằng lạm phát sẽ sớm hạ nhiệt đáng kể. Ngược lại, tỷ lệ lạm phát theo tháng đang thực sự tăng lên. Vì vậy, thị trường và nền kinh tế đang trong cuộc chạy đua chống lại Fed. Lạm phát sẽ phải giảm xuống ngay — trước khi các đợt tăng lãi suất 50 điểm căn bản vào tháng Sáu và tháng Bảy xảy ra và chương trình QT 95 tỷ USD mỗi tháng tăng lên vào tháng Chín. Nền kinh tế và thị trường đang xáo trộn rồi; và tình huống này là trước khi Lãi suất các Quỹ Fed ở mức trên 1% và trước khi QT bắt đầu hôm 01/06. [Vậy nên] hãy cứ để dành câu chuyện bắt đáy [chứng khoán] cho các hãng truyền thông tài chính chính thống thôi.
Thị trường giá xuống mới xuất hiện này cuối cùng sẽ thiết lập cho các nhà đầu tư một cơ hội mua tuyệt vời; nhưng chỉ sau khi lạm phát trở nên hoàn toàn có thể kiểm soát được. Cơ hội mua tuyệt vời đó chỉ dành cho những người có tầm nhìn xa để bảo toàn vốn của họ trong thời gian thị trường giá xuống này (bao gồm cả việc huy động lượng tiền mặt lớn bất thường trong ngắn hạn).
Đối với hầu hết những người ở Wall Street, những người đã mua và giữ trong toàn bộ quá trình giảm giá này, thì chỉ có một sự sụp đổ đau đớn của thị trường chứng khoán và nền kinh tế mà không có cơ hội dự tích một lượng tiền mặt đáng kể một khi thị trường chạm đáy. Trong khi các nhà đầu tư còn nguyên vốn của họ, sẽ có cơ hội kiếm lời tốt hơn khi cuộc khủng hoảng thanh khoản này kết thúc.
Các chu kỳ Lạm phát/Giảm phát, Bùng nổ/Đổ vỡ của Wall Street tiếp tục không giảm đi. Số lượng tăng cung tiền và bán nợ ngày càng lớn hơn có thể bảo đảm các chu kỳ này sẽ tiếp tục phát triển nguy hiểm hơn với mỗi lần lặp lại. Đó thực sự là một tin xấu đối với hầu hết các nhà đầu tư. Nhưng đối với những người biết cách giao dịch với những sự biến động này, thì thị trường có thể mang lại nhiều cơ hội hơn để tỏa sáng.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Michael Pento là Chủ tịch và Người sáng lập của Pento Portfolio Strategies. Ông sản xuất podcast hàng tuần có tên “Kiểm tra thực tế giữa tuần”. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “Thị trường trái phiếu sắp sụp đổ.”
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: