Cuộc chiến về sự thật trong thế giới này và thế giới tiếp theo
Trong khi đó, ở Pháp, ông Emmanuel Macron đang vạch ra một kế hoạch trấn áp “tin giả.” Như tờ Reclaim đã đưa tin, vị tổng thống Pháp này có kế hoạch quản lý internet thông qua các nền tảng công nghệ lớn nhất hành tinh. Hôm 10/11, chính khách 44 tuổi này đã gặp gỡ nhiều đại diện khác nhau đến từ các công ty công nghệ lớn, trong đó có Microsoft, Facebook (Meta), Amazon, và TikTok, nền tảng do công ty Trung Quốc có liên kết chặt chẽ với Bắc Kinh ByteDance sở hữu.
Chính phủ Toàn trị đang hợp nhất với các Đại công ty Công nghệ để kiểm soát thông tin, điều này không có gì là mới. Sự cộng tác này đã diễn ra trong nhiều năm. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng mối quan hệ cộng tác này dường như đang trở nên mạnh mẽ hơn nhiều. Chính phủ Pháp, cũng như nhiều chính phủ khác, hiểu rõ một cách tinh tế về tính trung thực. Trong khi đó, lượt thích của Facebook và TikTok chỉ làm nghiêm trọng hơn tình trạng tồi tệ về “thông tin sai lệch.” Trong nỗ lực cứu vãn tình trạng này, liệu nên xem các Đại công ty Công nghệ và Chính phủ Toàn trị là những người cứu hỏa hay những kẻ phóng hỏa?
Tất nhiên, người ta không thể nào thảo luận về cuộc chiến chống “thông tin sai lệch” mà không đề cập đến Hoa Kỳ. Hồi tháng Mười, một loạt tài liệu, mà The Intercept là tổ chức đầu tiên có được, đã phơi bày nhiều cách mà Bộ An ninh Nội địa (DHS) lên kế hoạch nhắm vào những người cung cấp thông tin không mong muốn. Cụ thể hơn, những tài liệu này cho thấy rõ ràng cách Chính phủ Toàn trị và các Đại công ty Công nghệ đang hợp tác để làm suy yếu nội dung nguy hiểm tiềm ẩn, trong đó có “tin giả liên quan đến bầu cử.”
Các chính trị gia nổi tiếng — chẳng hạn như Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Amy Klobuchar — đang yêu cầu các quan chức chính phủ tác động nhiều hơn về những thông tin nào được phép đăng và chia sẻ trực tuyến. Nói rõ hơn, có một số thông tin là không nên được ủng hộ hoặc đưa lên các nền tảng bất kể khuynh hướng chính trị của người đưa tin là gì. Thông tin này bao gồm bất kỳ thứ gì có bản chất phân biệt chủng tộc hoặc bài trừ người Do Thái một cách rõ ràng.
Tuy nhiên, chúng ta phải chống lại khi nói đến các vấn đề như tính minh bạch của các cuộc bầu cử, hiệu quả của các biện pháp phong tỏa, và các quy định đeo khẩu trang bắt buộc không có tính khoa học. Có một nỗ lực mang tính phối hợp để trừng phạt những người lệch khỏi câu chuyện đã được quy định và phê chuẩn từ trước. Một xã hội lành mạnh phát triển dựa trên tư duy khác biệt, chứ không phải dựa vào tư duy đồng nhất theo nhóm.
Trong những năm tới, người ta không cần phải là nhà tiên tri Nostradamus để thấy rằng nỗ lực để kiểm soát “thông tin sai lệch” và “tin giả” này sẽ chỉ ngày càng gia tăng về bản chất. Hồi tháng Mười, một số doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất trong giới Đại công ty Công nghệ, Đại công ty Truyền thông, và Chính phủ Toàn trị đã tham dự Diễn đàn Dân chủ Athens. Một trong những chủ đề đã được thảo luận có liên quan đến cách các thể chế dân chủ có thể giúp định hình không gian ảo (metaverse). Tất nhiên, định hình ở đây có nghĩa là quản lý.
Để tôi giải thích rõ hơn, không gian ảo (metaverse) là nói về bước tiếp theo trong quá trình phát triển của mạng internet. Như tôi đã thảo luận ở phần khác, người dùng sẽ tham gia vào Thế Giới Mới Dũng Cảm (Brave New World) này thông qua các thiết bị có thể đeo trên người. Hãy suy nghĩ rằng không gian ảo là một mạng internet có thể sinh sống được, một môi trường thu hút hơn khiến người dùng hao tổn cả về tinh thần lẫn thể chất. Ai sẽ kiểm soát không gian thực tế ảo này?
Quý vị đã đoán ra, chính những người đang kiểm soát không gian này.
Các diễn giả tại Diễn đàn Dân chủ bao gồm cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, và ông Jeffrey Sachs, một kinh tế gia nổi tiếng của Hoa Kỳ với một quá khứ đáng ngờ. Cần lưu ý rằng sự kiện này nhận tài trợ của Facebook (Meta), Microsoft, Quỹ Dân chủ Liên Hiệp Quốc, và Hội đồng Âu Châu, cùng những tổ chức khác. Bên cạnh không gian ảo, những người tham dự cũng nói về tai họa do “tin giả” (fake news) và các dạng thông tin “gây sai lệch” khác nhau gây ra.
Có vẻ như trong thế giới này — cũng như thế giới tiếp theo, điều duy nhất sẽ thay đổi là thời gian. Những người nắm quyền sẽ vẫn nắm quyền và chuyển giao quyền lực cho những người cùng chí hướng sẵn sàng lặp lại quan điểm của họ. Khi cuộc chiến chống “thông tin sai lệch” này tiếp tục tiến triển, chắc hẳn sẽ có những hình phạt nghiêm khắc hơn dành cho những người không muốn đọc to kịch bản được cẩn thận dựng lên từ trước.
Nhã Đan biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times