Cuộc cách mạng văn hóa của Mao đã tới nước Mỹ
Từ năm 1966 đến năm 1976, xã hội Trung Quốc phải chịu đựng thứ mà ngày nay chúng ta gọi là Cách mạng Văn hóa.
Cách mạng Văn hóa, trước đây được gọi là Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, là một cuộc cách mạng trên nhiều phương diện được tiến hành thông qua một chiến dịch tàn bạo, cuồng loạn nhằm tiêu diệt “Tứ Cựu.”
Năm 1971, The New York Times đã mô tả chiến dịch như thế này:
“Một trong những mục tiêu ban đầu của Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc … là xóa bỏ “Tứ cựu’’ [bốn thứ cổ/cũ], gồm có những đồ vật cũ, những ý tưởng cũ, phong tục cũ và thói quen cũ.”
Trong những năm tháng Cộng sản cai trị [Trung Quốc] trước cuộc Cách mạng Văn hóa, “Tứ cựu” đã chịu sự hắt hủi, nhưng giới lãnh đạo theo chủ nghĩa Mao đã cố gắng sử dụng cuộc cách mạng mới được khởi động vào năm 1966 để loại bỏ chúng hoàn toàn.
“Trong đoạn thời gian đầy biến động từ năm 1966 đến năm 1968, những gì còn sót lại của tập tục tôn giáo cổ, mê tín cổ, lễ hội cổ, phong tục tập quán xã hội cổ như đám cưới, đám tang truyền thống và cách ăn mặc cổ đã bị tấn công và đàn áp dữ dội. Các bằng chứng trực quan về những thứ cổ xưa đã bị phá hủy, và còn có cả một phong trào đốt sách cổ và đập vỡ các đồ vật nghệ thuật cổ.”
Bi kịch thay, có vẻ như Hoa Kỳ đang ở trong cuộc Cách mạng Văn hóa của chính mình.
Giống như Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, “cuộc cách mạng” hiện nay ở Hoa Kỳ đang được tiến hành bởi giới trẻ—dĩ nhiên là theo lệnh của những người cánh tả cấp tiến.
Ngoài ra, giống như Cách mạng Văn hóa Trung Quốc những năm 1960, “Cách mạng của những người thức tỉnh” ở Hoa Kỳ là tàn khốc, họ phá hủy bất kỳ thứ gì và tất cả các dấu tích của xã hội truyền thống, đặc biệt là những dấu tích tôn vinh tự do, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa biệt lệ của Mỹ nói chung.
Ở Trung Quốc trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, như The New York Times mô tả, “Tứ cựu”—đồ vật cổ, ý tưởng cổ, phong tục cổ và thói quen cổ—phải bị loại bỏ.
Ở Hoa Kỳ trong cuộc Cách mạng Thức tỉnh, chúng ta đang đi theo con đường tương tự.
Những thứ cũ, chẳng hạn như nhiên liệu hóa thạch, các bậc Quốc Phụ và Đại cử tri đoàn phải loại bỏ đi.
Những ý tưởng cũ, chẳng hạn như bình đẳng về cơ hội và chế độ nhân tài [chế độ nhân tài là một triết lý chính trị cho rằng quyền lực nên được trao cho các cá nhân có khả năng và có tài năng] hiện đang được tranh luận.
Những phong tục cũ, chẳng hạn như đứng hát Quốc ca và mạnh mẽ bảo vệ quyền tự do ngôn luận của một người, từ lâu đã không còn nữa.
Và những thói quen cũ, chẳng hạn như đạo đức làm việc của những người theo đạo Tin lành và chủ nghĩa cá nhân dân dã, đã bị phá hoại nghiêm trọng.
Thay cho những khía cạnh “cũ” này của nền văn hóa chúng ta, Cách mạng Thức tỉnh mong muốn đưa xã hội trở nên phát triển hơn.
Cách mạng Thức tỉnh, giống như Cách mạng Văn hóa, được xây dựng nên dựa trên hệ tư tưởng của chủ nghĩa Marx.
Chủ nghĩa cá nhân đang được thay thế bằng chủ nghĩa xã hội. Công bằng, hay còn được gọi là ‘bình đẳng về kết quả,’ giờ đây là ‘vượt trội hơn bình đẳng về cơ hội.’
Đáng buồn thay, ngay cả “giấc mơ” về một xã hội không phân biệt màu da của mục sư Martin Luther King Jr. đã nhường chỗ cho thuyết sắc tộc trọng yếu, vốn là hình ảnh thu nhỏ của phân biệt chủng tộc.
Và, trên tất cả, chiến tranh giai cấp thống trị tối cao. Giàu và nghèo. Đặc quyền và áp bức.
Hoa Kỳ không còn là vùng đất của cơ hội. Từ nay nó sẽ được gọi là vùng đất của sự áp bức. Hoặc tương tự vậy, họ nói với chúng ta như vậy.
Có lẽ điều gây khó chịu nhất là khi ai đó so sánh Cách mạng Văn hóa với Hoa Kỳ hiện nay như một sự khinh bỉ dành cho quá khứ.
Ở Trung Quốc, điều này thể hiện ở việc đốt sách hàng loạt và tàn phá bừa bãi các di tích lịch sử. Điều đó nghe rất giống với những gì đang diễn ra ở Hoa Kỳ gần đây.
Sự tương đồng giữa Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc và Cách mạng Thức tỉnh của Hoa Kỳ ngày càng trở nên gần gũi hơn.
Như bài báo của The New York Times ghi lại lịch sử cuộc Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc đã kết luận: “Một thế hệ mới đã xuất hiện, và mặc dù quá khó để xóa nhòa phần lớn Trung Quốc cổ xưa, nhưng một Trung Quốc mới đã tồn tại với những cách thức hoàn toàn khác với cái cũ.”
Điều tương tự cũng có thể mô tả về Hoa Kỳ vào năm 2021.
Tác giả Chris Talgo là biên tập viên cao cấp tại Viện Heartland.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do Christ Tango thực hiện
Minh Khanh biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: