Cung điện Pena: Nét tráng lệ của xứ sở Bồ Đào Nha
Kỳ quan kiến trúc: Nghệ thuật truyền cảm hứng cho chúng ta qua các thời đại
Tọa lạc trên đỉnh đồi xanh tốt nhìn ra thủ đô Lisbon và vùng duyên hải Riviera của Bồ Đào Nha, Cung điện Pena (Palácio da Pena) là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, một tiêu chí cho niềm tự hào của dân tộc Bồ Đào Nha và là một ví dụ hấp dẫn về phong cách kiến trúc Lãng mạn. Lâu đài đầy màu sắc này thường được coi là một trong Bảy Kỳ Quan của Bồ Đào Nha.
Được xây dựng từ năm 1839 đến năm 1854, theo lệnh của Vua Ferdinand II, cung điện nằm trên nền của nhà thờ thiêng Đức Mẹ Penha rồi sau đó là tu viện Hieronymite. Nam tước Wilhelm Ludwig von Schewge là kiến trúc sư người Đức, ông đã kết hợp độc đáo các phong cách Neo-Romanesque, Neo-Gothic, Neo-Manueline, Indo-Gothic và Neo-Moorish. Vua Ferdinand và Nữ hoàng Maria II đã chủ động tham dự cùng vị kiến trúc sư vốn yêu thích du lịch và đã truyền tải cho Cung điện Pena một phong cách kiến trúc hoa lệ và chiết trung (1).
Bên ngoài của cung điện vẫn giữ được nhiều yếu tố nguyên bản của tu viện Hieronymite từng tọa lạc tại đây. Queen’s Terrace (tạm dịch: Sân Hiên Nữ Hoàng) và tháp đồng hồ màu đỏ không thể nhầm lẫn hiện lên bình dị, hoàn toàn trái ngược với những phần khác của công trình với các màu sắc vàng, tím, và hồng đầy sống động. Diện mạo lễ hội của cung điện có vẻ hài hòa một cách kỳ lạ, được trang trí bằng các họa tiết chạm khắc nội dung các câu chuyện ngụ ngôn, các bức tranh tôn giáo, và gạch Bồ Đào Nha nhiều sắc màu.
- Eclectic : Phong cách chiết trung là phong cách kết hợp có chọn lọc của những phong cách khác nhau, giữa cái cũ và cái mới, giữa sự đơn giản và sang trọng, … nhưng không phải là tạo ra một mớ hỗn độn.
Ông Phil Butler là nhà xuất bản, biên tập viên, tác giả, và nhà phân tích, là một chuyên gia được tham khảo rộng rãi về các chủ đề từ truyền thông xã hội và kỹ thuật số đến công nghệ du lịch. Ông đã viết bài cho The Epoch Times, Huffington Post, Travel Daily News, HospitalityNet và nhiều trang khác trên toàn thế giới.
Phương Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: