COVID vạch trần mạng lưới Y tế – Dược phẩm – Chính phủ
Ở trường đại học, tôi theo học một lớp về chính trị và sự phát triển của Châu Mỹ Latinh. Khi thảo luận về vấn đề chăm sóc y tế của Châu Mỹ Latinh, giáo sư Eldon Kenworthy đã trình bày một ý tưởng phản văn hóa sâu sắc. Nhắc lại một bài báo trên tạp chí của học giả Robert Ayres, giáo sư Kenworthy khẳng định rằng việc xây dựng bệnh viện tại đó phải trả giá bằng rất nhiều sinh mạng.
Thay vì xây dựng, trang bị và bố trí nhân sự cho các trung tâm y tế sáng loáng, nếu dùng chính số tiền đó và nỗ lực của con người để dành cho việc cung cấp nước sạch, thực phẩm lành mạnh và vệ sinh môi trường, thì sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cộng đồng lớn hơn rất nhiều.
Lịch sử y tế Hoa Kỳ đã chứng minh cho quan điểm ngược đời của học giả Ayres. Tuổi thọ ở Hoa Kỳ tăng mạnh nhất vào đầu thế kỷ 20, khi mọi người ngày càng tiếp cận nhiều hơn với calo và protein, nguồn nước sạch hơn và điều kiện vệ sinh môi trường tốt hơn. Tuổi thọ con người đã được kéo dài rất nhiều hàng thập niên trước khi có vaccine, kháng sinh, hoặc hầu như bất kỳ loại thuốc sẵn có nào, và một thế kỷ trước khi các bệnh viện sáp nhập vào các hệ thống doanh nghiệp.
Tuổi thọ người Mỹ gia tăng đều đặn trong 50 năm qua, điều này phản ánh việc hút thuốc lá ít hơn, những chiếc xe hơi và công việc an toàn hơn, không khí trong lành hơn, và các cuộc chiến tranh ít gây ra sự thiệt hại về nhân mạng hơn, chứ không phải là phản ánh những tiến bộ về y tế. Những cuốn sách như “Medical Nemesis” (“Kẻ thù của nền y tế”) của tác giả Ivan Illich và “Taming the Beloved Beast” (“Thuần hóa con quái vật yêu dấu”) của tác giả Daniel Callahan lặp lại lời chỉ trích của học giả Ayres. Nhưng các hãng thông tấn như PBS, CNN, B&N, The New York Times vv…đều kiểm duyệt các quan điểm như vậy.
Bối cảnh y tế Hoa Kỳ đã thay đổi hoàn toàn trong 40 năm qua, kể từ khi tôi biết đến lời nhận xét của ông Ayres. Nước Mỹ chi tiêu nhiều gấp ba lần, tính theo tỷ lệ phần trăm GDP cho các phương pháp điều trị y khoa, so với những năm 1960.
Đến năm 2020, nước Mỹ đã dành 18% GDP của mình cho y học. (Để dễ so sánh, chỉ có khoảng 5% dành cho quân đội.) Cộng thêm chi phí khổng lồ dành cho việc xét nghiệm hàng loạt và cho vaccine, thì chi phí y tế hiện có thể lên tới 20%. Mặc dù Hoa Kỳ chi tiêu cho chăm sóc y tế bình quân đầu người cao hơn gấp hai lần so với bất kỳ quốc gia nào khác, nhưng tuổi thọ của người Mỹ chỉ xếp thứ 46. Tuổi thọ của người dân Hoa Kỳ vẫn duy trì ở mức thấp, bất chấp chi tiêu cho y tế ngày càng tăng và việc tiếp cận y tế được mở rộng thông qua Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng vốn được ca tụng.
Mặc dù thuốc men có chi phí khá cao và lợi ích đem lại tương đối thấp đối với bất kỳ người nào khi họ nghĩ về những trải nghiệm chữa bệnh của bản thân và của những người mà họ quen biết, nhưng hầu hết mọi người không bao giờ kết nối các thông tin lại với nhau; người ta liên tục quảng bá và cổ vũ cho việc áp dụng thêm phương pháp điều trị và chi tiêu y tế nhiều hơn. Có một hệ tư tưởng/đạo đức y tế thụt lùi là “nếu điều đó cứu được — hoặc thậm chí kéo dài hơn một chút — một sinh mạng”.
Vì hầu hết bảo hiểm y tế là dựa vào người sử dụng lao động, nên hầu hết mọi người đều không nhận ra rằng phí bảo hiểm hàng năm đang tăng lên. Họ cũng không nhận thấy phần tiền thu thuế dùng để trợ cấp cho ngành y tế/dược phẩm (y dược) ngày càng tăng. Do đó, họ liên tục yêu cầu nhiều thứ hơn, như thụ tinh trong ống nghiệm, thuốc men với chi phí cực cao, chuyển đổi giới tính, hoặc liệu pháp tâm lý, như thể những thứ này là quyền của họ, và đều là miễn phí — chưa nói đến hiệu quả hạn chế của những phương pháp điều trị này.
Vì tất cả mọi người đều bị bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế và chi trả thuế, nên người ta không thể chỉ đơn giản chọn không tham gia hoặc chỉ chọn mua những dịch vụ y tế mà người ta cho rằng phù hợp với chi phí của mình. Với các nguồn tài trợ lớn và được bảo đảm, tổng thu ngân sách y tế sẽ tiếp tục leo thang.
Do đó, tổ hợp mạng lưới y tế – công nghiệp – chính phủ đã trở thành một hố đen đối với sự thịnh vượng ngày nay. Có nhiều tiền đi kèm với quyền lực lớn. Sức mạnh áp đảo của ngành y dược thống trị quảng cáo trên sóng phát thanh truyền hình. Vốn chưa từng tồn tại cho đến những năm 1990, hệ thống bệnh viện và các mẩu quảng cáo dược phẩm hiện đang thống trị ngành quảng cáo. Là những nhà quảng cáo lớn như vậy, ngành y dược quyết định nội dung tin tức. Các nhà phân tích, những người đã chỉ ra rằng chi phí y tế đắt đỏ không mang lại lợi ích tương xứng cho sức khỏe cộng đồng với một lượng khán giả nhỏ. Các nhà phê bình ngành y dược không đủ khả năng để chạy quảng cáo.
Y học đã nuôi sống Coronamania (chứng cuồng vì Corona). Tin tức truyền hình mà tôi đã xem trong 27 tháng qua đã vẽ nên một bức tranh rất lệch lạc về hiện thực. Loại virus này đã bị – giới truyền thông và chính phủ, và các bác sĩ như ông Anthony Fauci, thường khoác lên mình chiếc áo blouse trắng—bóp méo thông tin như một đoàn tàu không phanh, đang tàn sát người dân Hoa Kỳ một cách bừa bãi. Thay vì cân nhắc so sánh giữa tiểu sử rủi ro rõ ràng về nhân khẩu học của loại virus này và cơ hội sống sót rất khả quan – ngay cả khi không được điều trị, ở mọi lứa tuổi, hoặc truyền bá các hình thức tự chăm sóc bản thân khác nhau để chống COVID, kể cả việc giảm cân — thì giới truyền thông và giới chức y tế lại kích động sự hoảng loạn trên toàn cầu và thúc đẩy việc cách ly phản tác dụng, đeo khẩu trang, xét nghiệm hàng loạt, và điều trị bằng máy thở và các thuốc kháng virus đắt đỏ, thường là có hại.
Sau đó, hàng loạt liều tiêm được thêm vào kho trang thiết bị “tiêu hủy COVID”. Trong khi những liều vaccine này đã tạo ra nhiều tỷ phú, và làm cho các cổ đông của Pfizer và Moderna giàu lên rất nhiều, thì chúng đã không thể làm được, như TT Biden và nhiều người khác đã hứa hẹn, việc ngăn chặn lây nhiễm hoặc lây lan. Tất cả những người trong số rất nhiều người mà tôi biết đã nhiễm bệnh trong sáu tháng qua đều là những người đã chích vaccine.
Nhiều người – những người có tiếng nói bị kìm hãm bởi các kênh truyền thông chính thống – quan sát thấy rằng các mũi tiêm này đã khiến kết quả tồi tệ hơn, bằng cách thúc đẩy sự phát triển của các biến thể, làm suy yếu hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch, và gây ra các thương tổn nghiêm trọng trong thời gian ngắn.
Hơn nữa, người dân tin tưởng nhiệt thành một cách mù quáng vào các mũi tiêm, đơn giản chỉ vì chúng được các quan chức mặc trang phục y tế quảng cáo là “các loại vaccine”. Bất chấp sự thất bại của những mũi tiêm này và sự thất bại của các biện pháp “giảm thiểu” khác như phong tỏa, đeo khẩu trang, và xét nghiệm, nhiều người từ chối thừa nhận rằng ngành y dược đã có nhiều ảnh hưởng — hoàn toàn tiêu cực — đối với xã hội, nền kinh tế và sức khỏe cộng đồng trong giai đoạn phát cuồng vì Corona. Tuy nhiên, hàng tỷ dollar đã — và vẫn đang được – chi tiêu để quảng cáo những mũi tiêm mà hầu hết mọi người đều không muốn.
Phản ứng thái quá về COVID, ở một mức độ nào đó, cũng được ủng hộ trên các chương trình truyền hình, vốn trong nhiều thập kỷ qua, đã tôn vinh y học trong các show truyền hình, chẳng hạn như chương trình Dr. Kildare; Marcus Welby; M.D.; Medical Center; MASH; Grey’s Anatomy; và House. Mặc áo khoác trắng là hiện thân của đạo đức, cũng tương tự như việc đội mũ trắng trong các bộ phim Tây phương.
Với sự tấn công dồn dập của PR (quảng bá) từ các mẩu quảng cáo và các show truyền hình, dược phẩm được nhiều người coi là hiệu quả hơn so với tác dụng trên thực tế. Vài năm trước tôi nghe một người phụ nữ nào đó trên đường nói trong một đoạn clip thời sự trên truyền hình rằng, “Nếu họ bắt tôi đổi bác sĩ, điều đó cũng tương tự việc mất đi cánh tay phải của mình vậy.”
Có rất nhiều người ôm giữ các quan điểm cực đoan như vậy. Y học là tôn giáo mới của nước Mỹ. Với niềm tin tha thiết vào tầm quan trọng của y học như vậy và cảm giác được hưởng lợi liên quan đến việc mở rộng các phương pháp điều trị y tế, nên tiền của chính phủ và bảo hiểm không ngừng được phân bổ quá mức cho ngành y.
Liệu những khoản chi tiêu này có cải thiện kết quả [về sức khỏe] của con người hay không? Trong tập phim Scrubs đầu tiên, một cư dân là Bác sĩ thường trú (Junior Doctor) phàn nàn với người cố vấn của mình rằng việc trở thành một bác sĩ khác với những gì anh ấy đã hình dung; hầu hết các bệnh nhân của anh đều đã “lớn tuổi và kiểu như xong rồi.” Người cố vấn của anh đã trả lời, “Đó là y học hiện đại: những tiến bộ giúp giữ cho những người đáng lẽ đã qua lời từ lâu được sống sót, kể từ khi họ mất đi thứ đã tạo nên con người họ.”
Điều này chủ yếu mô tả những người được cho là đã qua đời vì COVID. Hầu hết mọi người đều bỏ qua một điều rằng gần như tất cả những người đã tử vong trong đại dịch đều đã lớn tuổi và/hoặc sức khỏe kém. Hầu hết các ca tử vong luôn xảy ra ở những người già yếu và bệnh tật. Đôi khi, phim sitcom còn chân thật hơn cả người thật việc thật.
Ngoài việc chẳng mang lại ích lợi gì nhiều và lãng phí nguồn lực, cũng như kéo dài sự khốn khổ, thì thuốc men có thể là gây ra bệnh y sinh, tức là nó có thể gây ra bệnh tật hoặc tử vong. Sai sót của bệnh viện được biết là nguyên nhân gây ra khoảng 250,000 đến 400,000 ca tử vong hàng năm ở Mỹ. Có lẽ các nhân viên y tế vẫn luôn cố gắng làm tốt công việc của họ, nhưng khi cơ thể của những người già yếu, bệnh tật bị mổ xẻ hoặc chích thuốc liều mạnh, thì điều đó sẽ xảy ra. Ngay cả những cuộc phẫu thuật được thực hiện thành công và nhiều thuốc men cũng có thể khiến sức khỏe trở nên tồi tệ hơn.
Hơn nữa, mặc dù ít ai biết điều này, nhưng một lượng thuốc bài tiết và lượng hạt nhân phóng xạ trong chẩn đoán hàng ngày đổ xuống các cống rãnh trên khắp Hoa Kỳ và thế giới, cuối cùng đổ ra sông suối. Chẳng hạn, các hormone trong thuốc tránh thai được kê đơn rộng rãi làm chuyển hoá giống cái và làm rối loạn quá trình sinh sản của các sinh vật dưới nước. Có những cuốn sách nói về tất cả những điều này, mặc dù những tác giả đó chưa bao giờ xuất hiện trên chương trình Good Morning America.
Niềm tin vào các phương pháp can thiệp y tế cũng làm giảm bớt các nỗ lực của cá nhân và tổ chức để duy trì hoặc cải thiện sức khỏe. Nếu mọi người không lạm dụng chất kích thích, ăn uống tốt hơn và vận động cơ thể nhiều hơn thì nhu cầu cần can thiệp y tế sẽ giảm thiểu rất nhiều. Và nếu mọi người dành ít thời gian làm việc hơn để chỉ trả tiền bảo hiểm y tế, thì họ có thể dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc bản thân và những người khác. Nhìn chung, nước Mỹ có thể chi một phần nhỏ số tiền họ chi dùng cho phép chữa đối chứng nhưng vẫn khỏe mạnh hơn nhiều. Cũng có rất nhiều đầu sách nói về điều này.
Được đặt ở vị trí trọng tâm trong đời sống của người dân Hoa Kỳ trong 27 tháng qua và sẽ kéo dài thêm nữa, COVID đã — và sẽ — được sử dụng để tăng cường việc y tế hoá đời sống cá nhân, nền kinh tế, và xã hội hơn nữa. Bằng cách khai thác và bồi đắp nỗi sợ hãi phi lý về cái chết, tổ hợp y tế-công nghiệp sẽ thúc đẩy quan điểm rằng chúng ta nên tăng lên gấp đôi — hoặc gấp ba — nỗ lực can thiệp về mặt y tế và xã hội và các khoản đầu tư có thể kéo dài chỉ một chút cuộc sống của một phần nhỏ dân số. Hoặc, trong nhiều trường hợp, làm rút ngắn tuổi thọ.
Nhưng hầu hết những người sống điều độ thì về bản chất đều khỏe mạnh trong nhiều năm. Khi nạp đủ thức ăn bổ dưỡng, uống nước sạch và có một chỗ ngủ tươm tất, hầu hết mọi người sẽ sống lâu mà rất ít hoặc không cần điều trị y tế. Mặc dù các biện pháp can thiệp y tế chuyên sâu có thể kéo dài một chút xíu tuổi thọ của một số người già yếu, bệnh tật nhưng y học không thể đảo ngược quá trình lão hóa và hiếm khi phục hồi được sinh lực.
Nếu giới truyền thông là những người trung gian trung thực, thì chứng phát cuồng vì COVID sẽ không bao giờ gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến vậy. Lẽ ra các kênh truyền thông phải nhiều lần chỉ ra rằng loại virus này chỉ đe dọa một bộ phận dân số nhỏ, có thể xác định được trong một quần thể rất lớn. Thay vào đó, do bị bó buộc bởi các nhà tài trợ cho ngành y dược, nên giới truyền thông đã trở thành kẻ gieo rắc nỗi sợ hãi trần trụi và thúc đẩy sự can thiệp sâu rộng, trên toàn xã hội. Thảm họa về mặt xã hội, tâm lý, và kinh tế sau đó đã xuất hiện.
Ngoài ra, nhiều bác sĩ đã giữ im lặng khi đáng ra đã có thể lên tiếng để chống lại chứng cuồng COVID, để không bị tổn hại đến giấy phép hành nghề của mình, đặc quyền đối với bệnh viện, hoặc địa vị được ưu ái với các hãng dược hoặc chỉ vì họ được đào tạo theo phép chữa đối chứng truyền thống và luôn giữ vững niềm tin đó. Hãy khen ngợi một số ít người can đảm đã phá vỡ khuôn phép.
Những thành phần vai vế trong ngành y tế/dược phẩm/chính phủ, gồm cả NIH và CDC, đã không cứu được nước Mỹ trong giai đoạn 2020–2022. Ngược lại, các biện pháp can thiệp COVID đã làm tồi tệ thêm kết quả chung của toàn xã hội. Những tác hại trên thực tế này đáng lẽ đã gây ra — và, còn tùy thuộc vào tác dụng lâu dài của việc chích ngừa, có lẽ sẽ còn gây ra — một vết nhơ đáng hổ thẹn đối với tổ hợp công nghiệp — y tế.
Nếu vậy, ngành y dược sẽ chi hàng chục tỷ dollar tiền PR để bóp méo những gì đã xảy ra trong 27 tháng qua và miêu tả các nhân viên y tế, quản trị viên và quan chức được trả lương cao như những anh hùng hết lòng vì người khác. Nhiều người Mỹ cả tin sẽ tin tưởng chủ nghĩa xét lại đầy khôn khéo này, kể cả hình ảnh về những người trông có vẻ khỏe mạnh đang đi bộ chậm rãi trên bãi biển hoặc băng qua những cánh đồng dưới ánh nắng vàng rực rỡ, kèm theo một bản độc tấu piano sâu lắng.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Anh Mark Oshinskie là một luật sư, vận động viên, nghệ sĩ, nhà nông nghiệp và luật sư biện hộ.