Chuyên gia: Các chính sách của Bắc Kinh khiến các doanh nghiệp phương Tây khó ở lại Trung Quốc
Trong bối cảnh hỗn loạn nặng nề, các công ty đã nản lòng với Trung Quốc có thể tìm thấy nhiều cơ hội hứa hẹn hơn, và giới lãnh đạo Hoa Kỳ cần buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm.
Suy thoái nghiêm trọng trên thị trường tài chính Trung Quốc và việc các doanh nghiệp phương Tây nhận ra một cách muộn màng rằng những cơ hội ở đây không màu hồng như họ mong đợi đòi hỏi một sự thay đổi sâu sắc trong cách các doanh nghiệp nhìn nhận châu Á và triển vọng kinh doanh ở đó, cũng như việc họ tái phân bổ vốn đầu tư to lớn của mình vào các thị trường phù hợp hơn.
Đó là quan điểm của một cựu quan chức chính phủ thời cựu Tổng thống Trump, người chỉ trích chính phủ Tổng thống Biden vì đã không chủ động ứng phó với tình hình biến động ở Trung Quốc bằng cách thúc đẩy hoặc sửa đổi các chính sách đối với Trung Quốc của ông Trump khi thích hợp.
Các nguồn tin cho biết, Trung Quốc có mức đầu tư ngoại quốc giảm mạnh và đang gặp khó khăn khi mức đầu tư này giảm 11.8 tỷ USD trong ba tháng tính đến tháng 10/2023.
Cựu quan chức chính phủ thời ông Trump tin tưởng rằng các công ty ngoại quốc đang rút lui và nhiều cơ hội đang chờ đợi các doanh nghiệp sẵn sàng vượt qua khó khăn của việc chuyển cơ sở từ Trung Quốc sang các thị trường sôi động và đang mở rộng như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, và Singapore. Nhưng sự dịch chuyển này sẽ đòi hỏi nỗ lực ý chí ở cấp độ chính trị mà gần đây rõ ràng là vẫn chưa có.
Ông Clete Willems, một đối tác tại công ty luật Akin Gump, người từng phục vụ trong chính phủ thời ông Trump với tư cách là phó trợ lý tổng thống về kinh tế quốc tế và phó giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, nói với The Epoch Times: “Các công ty Hoa Kỳ cạnh tranh trực tiếp với các công ty hàng đầu quốc gia Trung Quốc đang có một cơ hội duy nhất.”
“Nhưng đây là điểm mà tôi khá chỉ trích chính phủ ông Biden, và tôi hy vọng rằng chính phủ mới của ông Trump sẽ làm tốt hơn vấn đề này: chúng ta đang tạo ra những động lực tiêu cực đối với việc kinh doanh ở Trung Quốc, nhưng chúng ta đang không tạo ra những khuyến khích tích cực để kinh doanh ở nơi khác,” ông nói thêm.
Những dấu hiệu đáng ngại
Các nhà quan sát về mối bang giao Hoa Kỳ-Trung Quốc cho biết, quyết định được báo cáo của BlackRock, nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới, về việc bán văn phòng mà họ đã mua ở Thượng Hải với giá thấp hơn 30% so với mức giá mà công ty đã trả vào năm 2017, chỉ là một trong những dấu hiệu mới nhất cho thấy các công ty đang muốn rút lui ra khỏi một thị trường Trung Quốc đang xấu đi nhanh chóng như thế nào, trước khi mọi thứ trở nên tệ hơn.
Cách đây không lâu, BlackRock không thể có đủ hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc. BlackRock đã mua Công viên Trung tâm Thượng Hải cao 27 tầng với giá 199 triệu USD vào năm 2017, khi công ty quản lý tài sản này và các công ty khác rất lạc quan về cơ hội tại các thị trường rộng lớn của Trung Quốc, và vào một thời điểm mà sự cạnh tranh để xâm nhập và thu hút khách hàng vốn đã rất khốc liệt.
Nhưng trong những tháng gần đây, triển vọng chung của BlackRock về Trung Quốc đã nguội lạnh, và vào tháng 09/2023, công ty quản lý tài sản này đã hạ mức xếp hạng đối với cổ phiếu Trung Quốc từ “trung lập” xuống “đang được đặt tỷ trọng cao quá mức.” Cùng tháng đó, BlackRock đã quyết định kết thúc Quỹ Cổ phiếu Linh hoạt Trung Quốc kể từ ngày 07/11, sau khi quỹ này đã thu hút được số tài sản trị giá 22.3 triệu USD trong gần sáu năm hoạt động.
Các quyết định của BlackRock gần như diễn ra cùng lúc với một loạt hành động kịch tính của các quan chức Trung Quốc đối với tập đoàn địa ốc có đòn bẩy vay nợ tài chính quá mức Evergrande, gồm cả việc bắt giữ các nhân viên Evergrande vì việc trễ hạn và không thanh toán các khoản nợ của công ty.
Một cơn bão hoàn hảo
Như đã lưu ý trên tờ The Wall Street Journal và các nơi khác, các động lực chính trị lớn hơn đã góp phần khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Các chuyên gia về mối bang giao Hoa Kỳ-Trung Quốc nói với The Epoch Times rằng tình hình đã trở nên nghiêm trọng đến mức đã đến lúc phải thiết lập lại căn bản động lực thị trường trong sự can dự của phương Tây với thị trường Á Châu.
Ông Willems xem sự thoái lui của các công ty Hoa Kỳ là kết quả của một loạt các yếu tố kết hợp.
Ông Willems đã nói với The Epoch Times, “Tôi mô tả sự rút lui này như hiệu ứng ‘nhỏ giọt dần dần.’ Tôi làm việc với các khách hàng trong lĩnh vực đầu tư cũng như các công ty đa quốc gia, một số họ đã có chuỗi cung ứng liên quan đến Trung Quốc. Rõ ràng, có một nhận thức rằng kinh doanh ở Trung Quốc đã ngày càng trở nên thách thức hơn, do cả những xu hướng kinh tế vĩ mô và cách quản lý ở đó, lẫn các chính sách khác nhau mà họ đã thực hiện dưới thời ông Tập Cận Bình.”
Ông Willems thừa nhận, cuộc đàn áp khắc nghiệt liên quan đến COVID-19 của Bắc Kinh đối với người dân của họ đã đi xa đến mức nhắc nhở thế giới rằng nhà cầm quyền này ít quan tâm đến những điều tốt đẹp của thủ tục hợp và quyền tự do cá nhân khi bị thúc đẩy.
Nhưng một yếu tố thậm chí còn đáng lo ngại và gây bất ổn hơn là chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ lúc bấy giờ vào tháng 08/2022, dẫn đến những căng thẳng đang diễn ra và, một số người có thể nói, ngày càng trở nên tồi tệ hơn đối với các kế hoạch lâu dài của Bắc Kinh về vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
“Tôi đã nhìn thấy điểm ngoặt khi Chủ tịch Hạ viện Pelosi đến Đài Loan. Đó là lúc tôi đột nhiên bắt đầu nhận được tất cả những câu hỏi về ‘Chúng ta có cần một Kế hoạch B không?’ Mọi người bắt đầu nhận ra rằng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không sớm hạ nhiệt,” ông Willems nói. Tóm lại, suy thoái tài chính và căng thẳng địa chính trị đã làm các công ty và nhà quản lý tài sản chuyển từ lạc quan sang bi quan.
Ông Willems nói: “Tôi không quy sự thay đổi tâm lý này cho bất kỳ yếu tố nào, nhưng chính sách của Hoa Kỳ, chính sách của Trung Quốc, những căng thẳng chung, những yếu tố đó thực sự đã tạo ra một kịch bản mà trong đó rủi ro tăng lên và phần thưởng lại giảm xuống. Rất nhiều công ty mà chúng tôi hợp tác với, họ đang nghĩ cách giảm bớt sự liên quan đến Trung Quốc.”
Các xu hướng này đã làm xói mòn niềm tin mà các công ty Trung Quốc đã từng có được cũng như sức hấp dẫn mà các công ty này có thể có được với tư cách là những mục tiêu đầu tư. Trong một số trường hợp, xu hướng này có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước đối thủ của họ.
Ông nói thêm: “Tôi đang nghe ý kiến từ các khách hàng vốn đang xem xét các đối thủ cạnh tranh Hoa Kỳ đối với các công ty Trung Quốc bị coi là tác nhân xấu, và xem liệu đó có phải là một khoản đầu tư tốt hay không.”
Chiến lược thị trường đa dạng
Với lập trường nguội lạnh của các công ty Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, sớm muộn gì thì họ cũng sẽ phải trăn trở với câu hỏi tìm đâu ra để có được những triển vọng đầu tư và quan hệ đối tác kinh doanh ít gây đau đầu hơn.
Các chuyên gia lập luận rằng các quốc gia khác có thể mang lại cơ hội đầu tư ổn định và an toàn hơn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị đang diễn ra kịch tính.
Ông Willems nói, “Mọi người đang tìm kiếm. Singapore rõ ràng là quốc gia được hưởng lợi từ việc tái định cư và các công ty đang khám phá khắp Đông Nam Á. Việt Nam có tên trong danh sách này, Thái Lan, Malaysia, và các quốc gia khác cũng vậy.”
Nhưng trong khi nhu cầu chống lại các hành vi lạm dụng nặng tay của Bắc Kinh là không có gì để nghi ngờ nữa, ông Willems tin rằng việc thiếu các khuyến khích tích cực để tái tập trung vào các thị trường khác là một trách nhiệm đáng kể đối với các công ty đang xem xét lại các cam kết của họ với Trung Quốc — và là một vấn đề mà bất cứ ai chiếm giữ Tòa Bạch Ốc vào tháng 01/2025 nên làm tốt giải quyết trực tiếp.
Ông Willems tiếp tục: “Chúng ta đang nói rằng hãy đóng cửa thị trường này, nhưng chúng ta đang không cung cấp cho họ nơi nào khác, và tôi nghĩ đó là một sai lầm lớn trong chính sách.”
Ông Willems tin rằng, chính phủ ông Biden cũng chưa áp dụng một cách tiếp cận phù hợp, và có sự linh hoạt để thực thi những mức thuế quan trị giá 300 tỷ USD mà cựu Tổng thống Trump đã áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc. Ông lập luận rằng, chính phủ đương nhiệm đa phần đã áp dụng một quan điểm thụ động, kể cả khi hồ sơ theo dõi về thuế quan được áp dụng trong nhiều năm cho thấy rằng một số biện pháp đang hoạt động tốt hơn những biện pháp khác.
Ông Willems nói, “Bây giờ đã gần bốn năm, thuế quan vẫn giữ nguyên như khi chúng tôi bắt đầu. Sự thụ động là đặc điểm nổi bật trong chính sách của ông Biden.”
Theo quan điểm của ông Willems, nhiệm vụ của ông Biden, hoặc bất kỳ ai thay thế ông ấy vào tháng 01/2025, là phải tăng cường các mức thuế quan đã được chứng minh là có hiệu quả trong khi để các mức thuế khác hết hạn. Ví dụ, ông Willems so sánh việc thiếu thuế quan đối với máy điện toán cá nhân, với thuế quan áp dụng cho các linh kiện của máy điện toán cá nhân. Ông nói, sự sắp xếp không cân xứng này đã tạo ra sự không khuyến khích sản xuất máy điện toán ở Hoa Kỳ.
Ông Willems nói thêm: “Quan điểm của tôi là, họ nên lấy bằng chứng hiện ở đó, tăng những loại thuế quan tốt và loại bỏ các loại thuế quan xấu, và thật không rõ tại sao họ không thể đạt được điều đó.”
Buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm
Một chuyên gia khác về quan hệ thương mại tin tưởng rằng, trong khi suy thoái có thể khiến các công ty đầu tư vào Trung Quốc tìm nơi khác và tái định cư, thì sẽ là sai lầm nếu xem vô số vấn đề tài chính của Trung Quốc là kết quả tự nhiên của kiểu chu kỳ bùng nổ và phá sản có thể ảnh hưởng đến bất kỳ nền kinh tế nào, ở bất kỳ đâu.
Đó là quan điểm của ông Stephen Ezell, Phó Chủ tịch Chính sách Đổi mới Toàn cầu tại Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn.
Ông Ezell trích dẫn một cuộc khảo sát mà Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải công bố hồi tháng 09/2023, cho thấy khoảng 40% công ty tham gia cuộc khảo sát đã trong quá trình chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang các lãnh thổ khác. Ông cũng trích dẫn một nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Bằng chứng UBS báo cáo rằng 71% các công ty Hoa Kỳ có cơ sở sản xuất ở Trung Quốc đã đang chuyển các hoạt động sang các nước khác hoặc có kế hoạch thực hiện điều đó.
Theo quan điểm của ông Ezell, lý do cho những con số này là rõ ràng. Các hành vi lạm dụng thường xuyên của Bắc Kinh đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay bằng cách làm các công ty ngoại quốc xa lánh, và những tác nhân tồi tệ ở các vị trí chính thức đã gây ra những hành vi sai trái đó cần phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt.
Đánh cắp tài sản trí tuệ và gián điệp mạng
Ông nhấn mạnh, sự hỗn loạn của thị trường thông thường không phải là thủ phạm khiến các công ty ngoại quốc rút lui.
Ông Ezell nói: “Tôi nghĩ sự hỗn loạn này được thúc đẩy nhiều hơn bởi những lo ngại của các công ty về môi trường kinh doanh ở Trung Quốc, nơi tiếp tục gồm có những lo ngại đáng kể về hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ, gián điệp mạng, và thậm chí giam giữ ép buộc các giám đốc điều hành doanh nghiệp phương Tây, chưa kể đến hậu quả chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do dịch COVID-19 và căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.”
Ông Ezell tin rằng chừng nào Bắc Kinh còn tiếp tục hành xử lạm dụng và coi thường các điều khoản của tư cách thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO), thì thuế quan và các chính sách khác vẫn đóng vai trò gửi một thông điệp lớn và rõ ràng tới các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Ezell nói, “Trung Quốc đang tiến hành quản lý kinh tế theo cách không nhất quán với các cam kết WTO của họ đối với các quốc gia thành viên. Hoa Kỳ phải tiếp tục mạnh mẽ đẩy lùi những hành vi hiếu chiến như vậy của Trung Quốc và kêu gọi các quốc gia có chung chí hướng làm như vậy, bất cứ khi nào có thể.”
Tuy nhiên, ông Ezell đồng tình với ông Willems về sự cần thiết phải xem lại các loại thuế quan đã áp dụng trong nhiều năm và xem xét cẩn thận xem loại nào đã được chứng minh là có hiệu quả và loại nào thì không.
Ông Ezell nói, “Thuế quan là một công cụ thẳng thừng, và vì vậy Hoa Kỳ cần bắt đầu xây dựng một bộ chính sách phức tạp, tinh tế hơn nhiều để bảo vệ lợi ích kinh tế trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, chẳng hạn như cải cách toàn diện Mục 337 của luật thương mại Hoa Kỳ.”
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times