‘Chuyển đổi phi thường’ của TT Biden: Giá khí đốt cao, Nguồn cung thiếu hụt trong kế hoạch khởi xướng nền kinh tế xanh
Trong khi người dân Hoa Kỳ phải chịu ảnh hưởng nặng nề của một nền kinh tế sa sút, thì dường như chính phủ TT Biden coi đây là một điều tốt, tin tưởng rằng người dân sẽ được hưởng điều tốt đẹp hơn trong tương lai nếu tình trạng thiếu hụt nguồn cung và giá khí đốt cao hiện nay vượt ngoài tầm kiểm soát.
Theo TT Joe Biden, Hoa Kỳ đang ở giữa một “quá trình chuyển đổi phi thường” — điều sẽ mở đường cho một nền kinh tế xanh (phát triển).
Trong khi chính phủ có thể tung hô về những lợi ích của một tương lai bền vững, câu hỏi vẫn là điều gì sẽ xảy ra với những người Mỹ bình thường khi “quá trình chuyển đổi” này diễn ra.
Quan trọng hơn, kết quả cuối cùng của tất cả những cái mà người Mỹ không hề biết này là cái gì?
Trong cuộc họp báo chung hôm 23/05 tại Nhật Bản với Thủ tướng Kishida Fumio, TT Biden đã sử dụng từ “chuyển đổi” để dường như thừa nhận rằng giá xăng tăng vọt chính là một phần trong kế hoạch tổng thể của chính phủ của ông nhằm chuyển đổi từ hydrocarbon (nhiên liệu hóa thạch) sang năng lượng tái tạo.
Ông Biden nói: “Khi nói đến giá khí đốt, chúng ta đang trải qua một quá trình chuyển đổi phi thường mà nó đang diễn ra, theo ý Chúa, và khi sự chuyển đổi này kết thúc, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn và thế giới cũng sẽ mạnh mẽ hơn và ít phụ thuộc hơn vào nhiên liệu hóa thạch hơn khi quá trình này qua đi.”
Bình luận trên dường như cho thấy việc bảo đảm nguồn cung khí đốt của đất nước không phải là ưu tiên trong nghị trình của ông Biden, mặc dù chính phủ đã thông báo sẽ cung cấp 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong sáu tháng.
Tuyên bố của ông Biden đã khiến một số nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa tức giận, gồm Dân biểu Elise Stefanik (Cộng Hòa-New York) đã bình luận rằng tổng thống “vô cảm một cách thật đau lòng.”
Bà Stefanik viết trên Twitter: “Nỗi đau mọi gia đình cảm nhận tại trạm bơm xăng tại hạt New York 21 là kết quả trực tiếp của nghị trình cực tả của ông Joe Biden và Đảng Dân Chủ tại Hạ viện.”
TNS. Rick Scott (Cộng Hòa-Florida) cũng phản đối, viết trên Twitter: “sự chuyển đổi ‘phi thường’ duy nhất mà chúng ta muốn từ ông Joe Biden là quá trình chuyển giao để ông ta nghỉ hưu.”
Ông Scott nói thêm: “Mọi gia đình ở Hoa Kỳ đang phải trả giá khí đốt cao kỷ lục là do cuộc chiến của ông Joe Biden chống lại ngành năng lượng của Hoa Kỳ — nhưng tổng thống không thèm quan tâm.”
Một ngày trước cuộc họp báo, cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Biden, ông Brian Deese nói với tờ Fox News Sunday rằng nền kinh tế Mỹ “đang trong giai đoạn chuyển đổi”, khi từ chối trả lời trực tiếp câu hỏi liệu nền kinh tế có phải đang bước vào suy thoái hay không.
Ông Deese nói, “Chúng ta đang chuyển dịch từ giai đoạn phục hồi kinh tế mạnh nhất trong lịch sử hiện đại sang một giai đoạn có thể là thời kỳ tăng trưởng ổn định và chắc chắn hơn,”
Vào ngày 01/05, bà Samantha Power, người đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), nói với ABC rằng tình trạng thiếu phân bón (hoá chất) — do Nga xuất cảng ít phân bón hơn đã tạo cơ hội cho nông dân “đẩy nhanh quá trình chuyển đổi” từ phân bón (hoá chất) sang “các giải pháp tự nhiên”, chẳng hạn như phân chuồng hay phân hữu cơ, một sự thay đổi mà nông dân “dù sao chăng nữa cũng cần phải thực hiện.”
Bà Power nói, “Vì vậy, đừng bao giờ để một cuộc khủng hoảng trở nên vô ích.”
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh, ngày càng rõ rằng các quan chức chính phủ TT Biden đang cố tình để cho các vấn đề kinh tế khác nhau này xảy ra, và tin rằng khi những nguồn lực tối quan trọng này sụp đổ, người Mỹ sẽ được đưa đến một thế giới của sự thay thế bằng nền kinh tế xanh.
Nhưng một “quá trình chuyển đổi” như vậy không phải là điều đáng vui cười, vì những vấn đề kinh tế này giống như được dựng nên để gây ra sự đau khổ trong thế giới thực. Khủng hoảng khí đốt và thiếu hụt phân bón đang góp phần gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, chúng cùng những yếu tố khác có thể sớm dẫn đến thảm họa chết người hàng loạt.
Tình trạng khan hiếm nguồn cung lúa mì hiện nay là trường hợp điển hình. Vào ngày 19/05, bà Sara Menker, giám đốc điều hành của công ty phân tích nông nghiệp Gro Intelligence có trụ sở tại New York, đã nói với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng thế giới chỉ còn nguồn cung lúa mì cho khoảng 10 tuần trong kho.
“Tôi muốn bắt đầu bằng cách nói rõ ràng rằng chiến tranh Nga-Ukraine không gây ra cuộc khủng hoảng an ninh lương thực từ đầu. Nó chỉ đơn giản là đổ thêm dầu vào ngọn lửa đã bùng cháy lâu nay,” bà Menker nói. “Điều quan trọng cần lưu ý là mức tồn kho ngũ cốc thấp nhất mà thế giới từng thấy lại xảy ra ngày hôm nay trong khi khả năng tiếp cận phân bón đang bị hạn chế nặng nề.”
Trong khi đó, giá dầu diesel tại Hoa Kỳ đã tăng hơn 70% so với một năm trước. Việc tăng giá tiếp nữa có thể làm suy yếu nền kinh tế vì dầu diesel được sử dụng trong mọi thứ, từ tàu chở hàng, xe tải, đến máy móc nông nghiệp.
Chính phủ ông Biden đã phấn khích nói về một tương lai với năng lượng sạch, chẳng hạn như khi Phó Tổng thống Kamala Harris hồi tháng 3 nói về một thế giới không có khí thải hydrocarbon.
“Hãy tưởng tượng một tương lai: Những chiếc xe tải chở bánh mì và sữa đến các kệ hàng tạp hóa của chúng ta và những chiếc xe buýt đưa trẻ em đi học và bố mẹ đi làm; hãy tưởng tượng tất cả các phương tiện hạng nặng đang giúp giữ cho mạch cung ứng của chúng ta mạnh mẽ và cho phép nền kinh tế của chúng ta phát triển — hãy tưởng tượng rằng chúng không tạo ra khí thải,” bà Harris nói trong sự kiện có tên gọi “Tăng tốc Vận tải Sạch.”
Tại cùng sự kiện này, Bộ trưởng Giao thông vận tải Pete Buttigieg tuyên bố rằng xe điện sẽ giúp “tiết kiệm chi phí” cho người Mỹ.
“Giao thông sạch cũng có thể tiết kiệm chi phí đáng kể cho người dân Mỹ”, Ông Buttigieg nói. “Tháng trước, chúng tôi đã công bố khoản đầu tư năm tỷ USD để xây dựng mạng lưới sạc điện cho xe điện trên toàn quốc để người dân từ nông thôn đến ngoại ô đến thành thị đều có thể hưởng lợi từ việc tiết kiệm xăng khi lái xe điện.”
Tổng hợp lại, cho dù đó là về lương thực hay xăng dầu, có vẻ như nhiều người trong chính phủ ông Biden nắm khá rõ về những gì họ đang cố làm.
Họ tỏ ra không sẵn sàng hay quan tâm đến việc giải quyết vấn đề, khi đi vào những điều mà tất cả người Mỹ đều lo lắng.
Thay vào đó, có vẻ như họ đang lên kế hoạch cho điều này – một quá trình chuyển đổi sang một tương lai [kinh tế] xanh, sang hệ thống mà họ mong muốn.
The Epoch Times đã liên hệ để đề nghị Tòa Bạch Ốc bình luận.
Anh Joshua Philipp là một phóng viên điều tra từng đạt giải thưởng của The Epoch Times và là người dẫn chương trình “Crossroads” (“Giao lộ thông tin”) của EpochTV. Anh là một chuyên gia được công nhận về chiến tranh không hạn chế, chiến tranh hỗn hợp phi cân xứng, hoạt động lật đổ, và các quan điểm lịch sử về các vấn đề ngày nay. Hơn 10 năm nghiên cứu và điều tra về Đảng Cộng sản Trung Quốc, hoạt động lật đổ, và các chủ đề liên quan giúp anh có cái nhìn sâu sắc về mối đe dọa toàn cầu này và bối cảnh chính trị.
Anh Frank Fang là một ký giả tại Đài Loan. Anh đưa tin về Trung Quốc và Đài Loan. Anh có bằng Thạc sĩ về khoa học vật liệu tại Đại học Thanh Hoa ở Đài Loan.