Chính phủ sẽ bắt tay với các nhà sản xuất khí đốt để giải quyết thiếu hụt nguồn cung
Thủ tướng Úc Anthony Albanese chuẩn bị hợp tác chặt chẽ với các công ty khí đốt để giải quyết các vấn đề về nguồn cung sau khi một báo cáo năng lượng dự đoán sẽ thiếu hụt [nguồn cung] khí đốt vào năm 2023 nếu các nhà xuất cảng đưa tất cả lượng khí đốt dư thừa ra ngoại quốc.
Hôm 02/08 ông Albanese đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm dòng cung cấp trong nội địa ổn định khi chính phủ tiết lộ các kế hoạch áp dụng cơ chế kích hoạt khí đốt từ năm sau cho đến tháng 01/2030.
Ông nói với Nine Network hôm 02/08: “Hiện tại có một phần khí được chiết xuất (ấy) là chưa được ký hợp đồng; đó là những gì chúng tôi đang xem xét.”
“Chúng ta không xem xét việc can thiệp vào bất kỳ hợp đồng hiện hữu nào ở đó, nhưng chúng ta muốn bảo đảm rằng các doanh nghiệp, nhà sản xuất, có thể tiếp tục hoạt động và các gia đình cũng có thể tiếp cận với khí đốt.”
Thiếu hụt nguồn cung khí đốt
Bình luận này được đưa ra sau khi báo cáo của Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc, được công bố hôm thứ Hai (01/08), cảnh báo về “rủi ro đáng kể đối với an ninh năng lượng của Úc” vào năm 2023 và áp lực tăng giá, vốn có thể dẫn đến việc một số nhà sản xuất đóng cửa hoạt động kinh doanh của họ.
Báo cáo cho biết: “Chúng tôi rất lo ngại trước các báo cáo về mức giá thậm chí còn cao hơn được đưa ra cho người sử dụng C&I (thương mại và công nghiệp) vào tháng 04 và tháng 05/2022, với báo cáo giá khí đốt cao tới 21.20 USD/GJ. Chúng tôi cũng lo ngại với mức giá cao cực điểm được quan sát thấy trên thị trường giao ngay trong nước kể từ tháng 05/2022, cùng với giá LNG cao, mức có thể ảnh hưởng đến giá hợp đồng dài hạn.”
Theo báo cáo, ảnh hưởng của việc thiếu hụt nguồn cung khí đốt tập trung ở các bang phía nam (NSW, Victoria, Nam Úc, Tasmania và Lãnh thổ Thủ đô Úc), nơi các nguồn khí đốt đã giảm dần trong một thời gian, với mức thiếu hụt 54 PJ khí đốt được dự báo.
“Nếu tất cả lượng khí dư thừa của các nhà xuất cảng LNG được bán ở thị trường ngoại quốc, thì thị trường khí đốt ven biển phía Đông trong nước có thể sẽ thiếu 56 PJ lượng khí đốt cần thiết để đáp ứng nhu cầu dự báo cho năm 2023.”
Trong khi đó hôm 02/08, Bộ trưởng Tài nguyên Madeleine King nói với Đài ABC Radio National rằng chính phủ có thể làm việc với các tiểu bang để phát triển một chính sách trong nước cho việc khai thác trữ lượng trong tương lai.
Bà King nói: “Tôi lưu ý rằng Queensland đã tiến hành một chính sách trong nước để khai thác dự trữ trong tương lai, và nếu Victoria hoặc New South Wales tiến tới việc khai thác khí đốt hơn nữa, chúng tôi sẽ làm việc với họ để nói rằng họ cũng đã thực hiện một số loại chính sách dự trữ khí đốt trong nước hợp lý.”
Tuy nhiên, các nhà sản xuất khí đốt cho rằng tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí đốt khó có thể xảy ra.
Giám đốc điều hành Damian Dwyer của Hiệp hội Khai thác và Khai thác Dầu khí Úc cho biết: “Báo cáo của ACCC cho thấy 167 petajoules khí đốt chưa ký hợp đồng có sẵn để cung cấp cho thị trường nội địa vào năm tới.”
“Khối lượng khí đốt này là quá đủ để bảo đảm rằng không xảy ra tình trạng thiếu hụt.”
Chuyển sang hạt nhân?
Lãnh đạo phe đối lập Peter Dutton lập luận, “đã đến lúc Úc có một cuộc tranh luận trung thực và đầy đủ thông tin về lợi ích và chi phí của năng lượng hạt nhân,” nói thêm rằng Úc đã là một “quốc gia hạt nhân”, với một lò phản ứng nghiên cứu đã hoạt động hơn 60 năm.
Ông nói trong một tuyên bố: “Nếu chúng ta nghiêm túc trong việc giảm lượng khí thải, đồng thời duy trì một nền kinh tế vững mạnh và bảo vệ các ngành công nghiệp truyền thống của chúng ta, thì cần thảo luận về tất cả các công nghệ.”
Ý kiến của ông được nhắc lại bởi lãnh đạo Quốc gia David Littleproud, người cho biết đảng của ông mong đợi một cuộc trò chuyện về việc làm cho điện hạt nhân “an toàn, giá cả phải chăng và đáng tin cậy”.
Trong khi Pháp, Nhật Bản, Nam Hàn, Thụy Điển, và Hoa Kỳ đã áp dụng công nghệ năng lượng hạt nhân, việc Úc hướng tới hạt nhân bị cản trở bởi lệnh cấm năm 1998 cấm nước này về việc “xây dựng hoặc vận hành” các nhà máy điện hạt nhân.
Nhưng nhà vận động phi hạt nhân của Tổ chức Bảo tồn Úc Dave Sweeney cho rằng năng lượng tái tạo nên là tương lai.
Ông nói: “Úc may mắn với nguồn tài nguyên tái tạo phong phú, cơ sở hạ tầng tốt và những con người thông minh.
“Tương lai năng lượng của chúng ta là năng lượng tái tạo, không phải là chất phóng xạ.”
Cô Nina Nguyen là một phóng viên có trụ sở tại Sydney. Cô đưa tin về các tin tức của Úc với trọng tâm là các vấn đề xã hội, văn hóa, và bản sắc. Cô thông thạo tiếng Việt. Quý vị có thể liên hệ với cô tại [email protected].