Câu chuyện của hoàng hậu Hiếu Hiền và vua Càn Long
Bức họa Hiếu Hiền Hoàng hậu tự mình trồng dâu nuôi tằm, bức họa này miêu tả một lượt các hoạt động tế tự trước Tiên Tàm Luy Tổ. Thật ra, thời gian vẽ bức họa này là năm Càn Long thứ 13, năm này Hiếu Hiền Hoàng hậu đã qua đời rồi, vua Càn Long ra lệnh cho họa sư trong cung đình vẽ bức này, trông giống như ghi chép một hoạt động do Hoàng hậu chủ trì, trên thực tế cũng là hoài niệm về Hoàng hậu.
Bức vẽ này được vẽ như thế nào, chuyện xưa của cô gái trong tranh và Càn Long có tình tiết ra sao? Hiếu Hiền Hoàng hậu trong bức vẽ Hiếu Hiền Hoàng hậu tự mình trồng dâu nuôi tằm là vị Hoàng hậu đầu tiên của vua Càn Long, Hiếu Hiền là thụy hiệu của bà, thụy hiệu là sau khi qua đời mới gọi như thế, bà vốn thuộc dòng họ Phú Sát Thị, cho nên mọi người thường gọi bà là Hiếu Hiền Hoàng hậu, hoặc là Phú Sát Hoàng hậu.
Bức họa này hết thảy chia làm bốn quyển. Quyển thứ nhất là Hiếu Hiền Hoàng hậu mang theo các phi tần, công chúa trong cung cùng đi đến trước tàm đàn, chúng ta có thể nhìn thấy trong tranh trùng trùng điệp điệp xe kiệu đi theo hộ vệ bọn họ, một chút cũng nhìn không thấy bờ.
Quyển thứ hai là tế tự, Hoàng hậu mang theo các tần phi đi đến tế đàn, tế bái Luy Tổ, chúng ta có thể nhìn thấy trên bàn thờ bày biện heo, dê, bò cùng các cống phẩm khác do họ mang đến.
Quyển thứ ba, trọng điểm chính là hái dâu, Hoàng hậu sẽ đích thân ngắt lấy lá dâu, sau đó quan sát các phi tần khác theo thứ tự ngắt lấy lá dâu. Lá dâu mà các nàng hái xuống sẽ được đưa vào phòng nuôi tằm để tằm ăn.
Quyển thứ tư là hiến kén, tằm sau khi trải qua một đoạn thời gian nuôi nấng đã kết kén, bọn người hầu sẽ đem kén tằm trình lên để Hoàng hậu tự mình xem, tiếp đó chính là đem kén rút ra tơ, chế thành tơ lụa, cho Hoàng đế, Hoàng hậu làm lễ phục mặc lúc tế tự.
Bởi vì xã hội cổ đại Trung Quốc là nam cày bừa, nữ dệt vải, cho nên công việc dệt vải của phụ nữ cực kì quan trọng, Hoàng hậu muốn làm gương cho phụ nữ khắp thiên hạ, cho nên sẽ tự mình hái dâu nuôi tằm, dệt vải may áo.
Nhưng trong lịch sử Trung Quốc có nhiều hoàng hậu như vậy, vì sao chỉ có Hiếu Hiền Hoàng hậu lưu lại bức vẽ lớn như thế? Càn Long là vị Hoàng đế cực kì nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, ông ta có mỹ nhân ở hậu cung lên đến ba ngàn người, mà từ lúc Hiếu Hiền Hoàng hậu qua đời đến lúc Càn Long qua đời, 51 năm trong khoảng đó, Càn Long một mực nhớ mãi không quên bà. Hiếu Hiền Hoàng hậu rốt cục có điểm gì đặc biệt, chúng ta hãy nói đến chuyện xưa của bọn họ.
Khi đó, Càn Long chưa phải là Hoàng đế, ông vẫn chỉ là tứ hoàng tử Hoằng Lịch của Ung Chính. Một năm kia, trong cung tuyển tú, quy tụ rất đông mỹ nữ thiên kim của các vương công quý tộc, trong bọn họ đa phần là mỹ nữ ở trong chốn khuê tú, Ung Chính chớp mắt chọn trúng Phú Sát Thị, chỉ định làm phúc tấn của Hoằng Lịch, năm đó Hoằng Lịch 17 tuổi, Phú Sát Thị 16 tuổi.
Vì sao trong đông đảo những người xinh đẹp như thế, Ung Chính chớp mắt chọn trúng Phú Sát Thị, phía sau còn có câu chuyện nhỏ. Khi đó Ung Chính vẫn là Ung Thân Vương, một lần ông đến nhà đại thần Phú Sát Thị làm khách, trong lúc vô tình nhìn thấy chữ viết bút lông trên bàn, kiểu chữ cực kì thanh tú, ông hỏi cái này là ai viết, phụ thân Phú Sát Thị nói, đây là tác phẩm vụng về của cô con gái nhỏ, năm đó tiểu Phú Sát Thị mới chín tuổi, Ung Thân Vương bảo nàng viết lại mấy chữ, tiểu Phú Sát Thị suy nghĩ một chút liền viết bài thơ Cổ Bắc khẩu: “Đoạn sơn du Cổ Bắc, thạch bích khai tuấn viễn. Hình thắng cố nan bằng, tại đức bất tại hiểm”.
Ung Thân Vương nhìn kĩ, đây là thơ của Khang Hy Hoàng đế, liền giật mình kinh ngạc, nói một bé gái chín tuổi như ngươi, biết bài thơ này là có ý gì sao? Nàng nói thầy giáo nàng dạy rồi (Thời Minh Thanh có rất nhiều “khuê thục sư”, “khuê thục sư” chính là người lớn trong nhà mời thầy về nhà dạy cho con gái bọn họ, từ nhỏ đọc sách học chữ, học tập về đức, dung, ngôn, công.v.v., cho nên giáo dục con gái từ nhỏ rất quan trọng), bài thơ này ý là: giang sơn vững chắc của một nước không phải dựa vào địa thế hiểm yếu, mà là phải tu đức khắp thiên hạ, tài năng như vậy đủ để giang sơn an ổn, một màn này đã lưu lại cho Ung Thân Vương ấn tượng thật sâu sắc.
Phú Sát Thị được Ung Chính chớp mắt chọn trúng, quả nhiên là thông tình đạt lý, khéo hiểu lòng người, sau khi kết hôn, tình cảm của bà và Càn Long rất tốt đẹp.
Có một lần Càn Long trong lúc vô tình nói, lúc Tiên đế lập nghiệp, bọn họ đều dùng lông đuôi hươu xoắn thành sợi, khâu lại khe hở ở ống tay áo xem như trang trí, không giống như hiện tại có một vài người trong cung dùng kim tuyến, ngân tuyến làm trang trí thực quá xa xỉ.
Không nghĩ một câu nói trong lúc vô tình lại khiến Phú Sát Hoàng hậu ghi tạc trong lòng, sau khi bà hồi cung, cố ý dùng lông đuôi hươu xoa thành chỉ, tự tay may một cái hầu bao, trước đó chúng ta đã chia sẻ qua, việc dệt may, thêu thùa của nữ tử Trung Quốc thời cổ đại rất quan trọng.
Tay nghề của Hiếu Hiền Hoàng hậu, trên hầu bao đường may cực kì tinh tế, bà đưa hầu bao tự tay may này cho Càn Long, ý là ta cảm thấy lời của chàng nói rất đúng, ta rất hiểu chàng, ủng hộ chàng, chúng ta cùng ghi nhớ lúc tổ tiên lập nghiệp gian khổ, bảo vệ cẩn thận phần gia nghiệp này, Càn Long cực kì cảm động, Hoàng hậu khéo hiểu lòng người như thế, hiểu ông, ủng hộ ông, cho nên ông một mực đem cái hầu bao này mang theo bên người rất nhiều năm, cho tới bây giờ cái hầu bao này còn được cất giữ cẩn trọng trong Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc.
Hoàng hậu không chỉ nói như vậy, mà cũng làm như vậy, Thanh sử cảo hậu phi truyện chép: “Hoàng hậu tính cách cung kính, cần kiệm, ngày thường rất thông hiểu các loại cây cỏ dùng trong dệt vải, không dùng châu ngọc”. Nhung hoa là một loại dùng tơ tằm chế thành hoa giả, ý là Hoàng hậu tính cách cực kì cung kính, tiết kiệm, ngày thường liền mang một ít nhung hoa làm đồ trang trí, vô cùng đơn giản, không thích trên đầu dùng đầy châu ngọc.
Hiếu Hiền Hoàng hậu thực ra xuất thân trong chốn danh môn, lại là hoàng hậu cao quý, nhưng cung kính, tiết kiệm như thế, kỳ thật đối với thói quen trong hậu cung cũng tạo thành ảnh hưởng rất lớn. Hiếu Hiền hoàng hậu không chỉ có ảnh hưởng đối với hậu cung, mà còn đối với Hoàng đế Càn Long.
Càn Long nói mình có thể chuyên tâm việc triều chính, là nhờ vào Hiếu Hiền Hoàng hậu hiền đức, bởi vì Hoàng đế phải quản lý chính sự tiền triều, Hoàng hậu phải quản lý hậu cung, thanh quan khó dứt việc nhà, hậu cung nhiều phi tần như vậy muốn quản lý mọi việc yên ổn kỳ thật cũng không dễ dàng, mà những mỹ nhân chốn hậu cung này phần lớn đến từ bát kỳ quý tộc, các nàng cùng đại thần tiền triều đều có liên hệ vô cùng mật thiết, nếu các nàng ở hậu cung bị ủy khuất, tiền triều cũng sẽ không an ổn. Vậy Hoàng hậu quản lý hậu cung như thế nào?
Càn Long khen ngợi Hiếu Hiền Hoàng hậu như thế này: “Nội chính trong cung, toàn bộ đều do Hiếu Hiền Hoàng hậu xếp đặt… Giải quyết việc rất tinh tường, nặng nhẹ vừa vặn. Từ phi tần đến cung nhân đều giữ phép tắc, cảm tạ ân tình, vui vẻ phục tùng. Hơn mười năm qua, giúp trẫm có thể chuyên tâm việc nước. Lúc rảnh rỗi có được sự thong dong mà xem sách vở. Đấy là sự trợ giúp của Hoàng hậu vậy”.
Ý là Hoàng hậu đối với chuyện hậu cung xử lý ngay ngắn rõ ràng, không chỉ lý lẽ, sự tình nặng nhẹ đều vừa vặn, người trong cung từ phi tần đến cung nữ đều vui lòng phục tùng, Càn Long nói hơn mười năm qua, ta có thể chuyên tâm xử lý việc nước, thời gian nhàn hạ còn có thể xem sách, cái này tất cả đều là bởi vì Hàng hậu đã xử lý chuyện hậu cung cực kì ổn thỏa rồi.
Hiếu Hiền Hoàng hậu không chỉ làm được việc ủng hộ Càn Long về tinh thần, trợ giúp ở mặt sự nghiệp, trong sinh hoạt với Càn Long còn cực kì ấm áp và chăm sóc từng li từng tí. Có một lần Càn Long sinh mụn ghẻ, mụn ghẻ là một loại bệnh ngoài da rất ngứa, lại dễ truyền nhiễm, Hiếu Hiền Hoàng hậu không e dè, bà đến ở một gian phòng nhỏ ngoài tẩm cung của Hoàng đế, như vậy tương đối dễ dàng tự mình chăm sóc Càn Long, liên tiếp ba tháng trời đến khi Càn Long hoàn toàn khôi phục.
Nhưng một Hoàng hậu hiền tuệ như thế, vẫn không thể thoát khỏi sự an bài của vận mệnh, con gái đầu của Hiếu Hiền Hoàng hậu mất sớm, về sau bà lại sinh hạ hai hoàng tử, cũng lần lượt qua đời, lúc đầu hai hoàng tử này được Càn Long vô cùng yêu thích, cố ý sắp xếp để bọn họ kế thừa đại nghiệp, mắt thấy ba đứa con lần lượt qua đời, đả kích liên tiếp đối với Hoàng hậu là quá lớn, cho nên thân thể bà càng ngày càng đi xuống.
Nhưng ngoài mặt, bà giả bộ dáng vẻ bình tĩnh, không muốn để cho Hoàng thượng lo lắng, Càn Long biết trong lòng Hoàng hậu buồn khổ, về sau muốn lúc đi tuần về phía đông mang Hoàng hậu ra ngoài giải sầu một chút. Lúc ấy đương là mùa xuân, cảnh sắc tươi đẹp, Hoàng hậu sau khi ra ngoài quả nhiên tâm tình tốt lên rất nhiều, họ còn cùng nhau ngắm cá trên thuyền, Hoàng hậu từ tốn nói một câu: “Trang Tử không phải cá, làm sao biết cá có vui?” Ý là chàng không phải cá, làm sao biết cá vui vẻ?.
Người phụ nữ này vừa xinh đẹp lại thông minh, khéo hiểu lòng người, hết thảy đều vì người khác mà suy tính, dốc hết toàn lực chăm sóc Hoàng thượng, nhưng liên tiếp mất ba đứa con, đả kích này đối với bà quá lớn, phiền não trong lòng bà biết kể với ai đây. Mặc dù ngoài mặt vẫn thản nhiên xa xăm, đoan trang nhã nhặn, ôn nhu đôn hậu, nhưng trong lòng đau thương từng chút từng chút xâm chiếm lấy bà.
Trên đường trở về, ngồi thuyền mệt mỏi, Hoàng hậu mắc phải phong hàn, trong đêm tối, bọn hạ nhân đột nhiên nói với Hoàng thượng, Người nhanh đi xem Hoàng hậu đi, lúc ấy Hoàng hậu đã là không uống được nước rồi, trong đêm hôm ấy Hoàng hậu liền bệnh mà qua đời, hưởng thọ 37 tuổi. Càn Long Hoàng đế đau đớn vạn phần.
Hoàng hậu khi còn sống ở cung điện gọi Trường Xuân cung, Càn Long nói việc bài trí trong Trường Xuân cung tất cả không được thay đổi, về sau hàng năm vào ngày giỗ Hoàng hậu, Càn Long đều muốn đến nơi đây ngồi hơn nửa ngày, việc này một mực kéo dài hơn 40 năm, đến khi ông không còn tại vị.
Bức tranh Hiếu Hiền Hoàng hậu tự mình trồng dâu nuôi tằm được vẽ vào lúc Hiếu Hiền Hoàng hậu qua đời năm đó, Càn Long ra lệnh cho họa sĩ trong cung là Lang Thế Ninh vẽ, mặt ngoài ghi chép một lượt các hoạt động do hoàng hậu chủ trì, trên thực chất cũng chính là hoài niệm về Hoàng hậu.
Càn Long cả đời viết rất nhiều thơ, trong đó có hơn một trăm bài tình cảm cực kì chân thành tha thiết, chủ đề của những bài thơ này đều là tưởng niệm Hiếu Hiền Hoàng hậu, ví như trong một bài thơ viết: “Cửu ngự hàm bị vị, đối chi vu nhược không”, ý là đối mặt tam cung lục viện nhiều phi tần như vậy, thế nhưng đối mặt các nàng tựa như đối mặt với không khí, trong lòng Càn Long, Phú Sát Thị Hoàng hậu là duy nhất, không người nào có thể thay thế.
Về sau Càn Long còn sai người sửa một cây cầu trong Di Hòa Viên, đặt tên là “Tri Ngư kiều” (cầu biết được niềm vui của cá), có lẽ ông là nghĩ đến việc cùng Hiếu Hiền Hoàng hậu vượt qua quãng thời gian sau cùng, Hiếu Hiền Hoàng hậu từng lạnh nhìn xa xăm nói câu kia: “Trang Tử không phải cá, làm sao biết cá có vui không”.
Do Nhã Lan thực hiện
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại EpochTimes Hoa ngữ
Xem thêm: