Cảnh quay giám sát vừa được phát hành thách thức tường thuật chính thức về sự kiện ngày 06/01
Danh sách các câu hỏi hóc búa về sự kiện ngày 06/01 tiếp tục tăng lên khi có thêm nhiều đoạn phim được công khai
Việc công bố một vài trong số các cảnh quay dài 41,000 giờ về sự kiện ngày 06/01/2021, vốn không được tiết lộ cho công chúng trong hơn hai năm qua, đã làm khơi dậy một cuộc đàm luận mới trên toàn quốc về việc liệu vẫn còn nhiều điều chưa được biết về vụ xâm phạm Điện Capitol hay không.
Người dẫn chương trình của Fox News, ông Tucker Carlson, đã được Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California) cấp quyền tiếp cận độc quyền vào các cảnh quay an ninh của Điện Capitol Hoa Kỳ và các cảnh quay khác, mà phần lớn trong số đó đã không được công khai.
Nếu như chương trình phát sóng đặc biệt đầu tiên của ông Carlson về cảnh quay này được phát hành hôm 06/03 cho thấy bất kỳ điều gì, thì câu chuyện nổi bật về ngày 06/01 là về việc hỗ trợ cấp cứu, và do đó những câu hỏi hóc búa về ngày này tiếp tục càng thêm nhức nhối.
Thông qua các kênh truyền thông đại chúng, công chúng đã bị hạn chế tiếp cận vào các cảnh quay camera an ninh, camera chuyên dụng của cảnh sát, và video do hàng chục ngàn người biểu tình ngày 06/01 quay lại tương ứng với một lượng cảnh quay của gần 4.7 năm.
Tuy nhiên, phần lớn trong số đó đã bị che giấu dưới một lệnh bảo vệ tư pháp. Không rõ liệu Quốc hội, với tư cách là cơ quan giám sát video an ninh của Cảnh sát Điện Capitol, có cung cấp toàn bộ bộ sưu tập video ngày 06/01 của mình cho Bộ Tư pháp hay không. Trong hơn một năm qua, các công tố viên đã đề cập đến đoạn phim 14,000 giờ được sử dụng để truy tố các tội ác bị cáo buộc trong sự kiện ngày 06/01.
Rất lâu trước khi ông Carlson hình dung ra các chương trình đặc biệt của mình được nhiều người xem hôm 06-07/03, các luật sư biện hộ cho các vụ án hình sự ngày 06/01 đã phàn nàn rằng video và các bằng chứng khác có lợi cho thân chủ của họ đã không được chính phủ tiết lộ như các phán quyết của Tối cao Pháp viện yêu cầu.
Với những tiết lộ của ông Carlson về “Pháp sư QAnon,” ông Jacob Chansley, và nhân vật bí ẩn trong sự kiện ngày 06/01 Ray Epps, thì những lời kêu gọi từ các luật sư biện hộ về bằng chứng ngoại phạm có thể sẽ tăng lên trong những tuần và tháng tới.
Vì ngày 06/01 được cho là sự kiện được chụp ảnh và quay phim nhiều nhất trong lịch sử được ghi lại, nên sẽ rất dễ dàng nhìn nhận ra sự thật về ngày này.
Nhưng kho bằng chứng kỹ thuật số đồ sộ này đã bị kiểm soát chặt chẽ — và thậm chí bị thao túng — để gây ảnh hưởng lớn đến dư luận. Quyền truy cập công khai không hạn chế vào tất cả video — nếu được cấp — sẽ càng phá vỡ câu chuyện truyền thông cánh tả và mở rộng sự chia rẽ chính trị ở Mỹ.
Phần tiếp theo là tổng quan về vô số vấn đề mà đoạn phim dài 41,000 giờ rất có thể sẽ ảnh hưởng tới.
Thất bại của giới lãnh đạo trong việc di tản
Cuộc di tản Thượng viện và Hạ viện hôm 06/01 có lẽ là trường hợp rõ ràng nhất về việc làm thế nào để video an ninh có thể định nghĩa một câu chuyện quan trọng.
Trong tập kế tiếp của chương trình đặc biệt về các đoạn video trong Điện Capitol của ông Carlson được phát sóng hôm 07/03, ông đã kể câu chuyện về Trung úy Cảnh sát Điện Capitol Tarik Johnson, người nói rằng ông đã bị trợ lý Cảnh sát trưởng Điện Capitol Yogananda Pittman bỏ mặc và không đưa ra chỉ thị nào vào ngày 06/01.
Sau khi thông báo trên bộ đàm để xin phép di tản Thượng viện, ông Johnson không nhận được bất cứ phản hồi nào. Ngay cả sau khi người điều phối của USCP lặp lại yêu cầu xin chỉ thị của ông Johnson, Trung tâm Chỉ huy vẫn im lặng.
Ông Johnson đã tiến hành di tản và tiếp tục chỉ huy cuộc di tản Hạ viên. Ông nói trên bộ đàm rằng ông sẽ chịu bất kỳ hình thức kỷ luật nào vì đã tự ý hành động.
Phân đoạn trong chương trình “Tucker Carlson Tonight” sẽ phần nào được dựa trên báo cáo điều tra của The Epoch Times, tường thuật câu chuyện của ông Johnson hồi tháng Một.
“Không có phản hồi từ bất kỳ người nào tại Trung tâm Chỉ huy,” ông Johnson nói với The Epoch Times. “Thậm chí tôi đã nói ngay trước khi tôi bắt đầu di tản, tôi đã nói một cách rất cụ thể rằng, ‘Chúng ta phải bắt đầu nghĩ đến việc đưa mọi người ra ngoài trước khi chúng ta không còn cơ hội nữa.’”
“Tôi không nhận được bất kỳ phản hồi nào. Rồi tôi xin phép được di tản. Tôi cũng không nhận được câu trả lời nào.”
Ông Johnson cho biết, sự im lặng của Trung tâm Chỉ huy đã làm mất đi khoảng thời gian quý báu để có thể đã ngăn chặn vụ nổ súng khiến người biểu tình Ashli Babbitt thiệt mạng vào khoảng 2 giờ 45 phút chiều ngày 06/01.
Ông Johnson được nhiều người Mỹ biết đến với tư cách là trung úy Cảnh sát Điện Capitol đã đội chiếc mũ lưỡi trai màu đỏ với dòng chữ Make America Great Again, trong lúc ông phối hợp với bộ đôi thành viên của Oath Keepers để giải cứu 16 sĩ quan USCP bị mắc kẹt trong phòng bên trong Cửa Columbus lớn.
Ông Johnson đã bị USCP đình chỉ công việc và sau đó bị buộc tội vi phạm các quy tắc, gồm cả có hành vi không phù hợp, vì đội nón Trump và phối hợp với các thành viên của tổ chức Oath Keepers trong cuộc giải cứu các sĩ quan. Ông cho biết bản thân ông tin rằng những cáo buộc đó thực sự được đưa ra do các cuộc di tản và các quyết định chỉ huy khác trong tích tắc mà ông đã khiến ông Pittman bối rối.
Hành động của cảnh sát làm dấy lên nghi vấn
Ông Carlson đã phát video an ninh của Điện Capitol cho thấy Cảnh sát Điện Capitol dẫn Pháp sư QAnon đi vòng quanh tòa nhà và để ông ấy đi vào Thượng viện, nơi mà ông ấy đứng trên bục khán đài.
Nhiều khía cạnh khác về sự hiện diện và hành vi của cảnh sát hôm 06/01 đã vấp phải chỉ trích và dò xét.
Có lẽ ví dụ bạo lực nhất là của Sĩ quan Sở Cảnh sát Thủ đô Daniel Thau, người đã trấn giữ vị trí của mình và tấn công người biểu tình với sức lực của một đạo quân ở mặt phía tây của Điện Capitol vào giữa buổi chiều ngày 06/01.
Cảnh quay từ camera chuyên dụng từ một số sĩ quan Sở Cảnh sát Thủ đô (MPD) cho thấy ông Thau đã hạ gục ít nhất bốn người biểu tình bằng một chiếc súng điện, ném vô số đạn nổ vào đám đông dày đặc, hướng bình xịt hơi cay tốc độ cao vào luồng gió mạnh, và bắn một quả đạn pháo 40mm từ một công cụ phóng đạn vào đám đông này.
Camera chuyên dụng của chính ông ấy cho thấy ông lao tới một sĩ quan khác đứng dưới giàn khung sân khấu nhậm chức và hét lớn, “Chúng ta cần thêm đạn [nói tục]!”
Sau khi có lẽ là sĩ quan tích cực nhất trong việc “ép tuân thủ bằng cách gây đau đớn” cho đám đông, ông Thau kết luận rằng chiến lược này không hiệu quả. Ông nói với một sĩ quan khác rằng nỗ lực này giống như “bắn vào những xác sống” và tuyên bố, “Càng bắn họ thì chúng ta càng khiến họ đông hơn thôi.”
Cảnh sát sử dụng vũ lực đã trở thành một chủ đề tranh luận sôi nổi, ít nhất là ở quảng trường công cộng. Cảnh sát Thủ đô tuyên bố tất cả các hành vi sử dụng vũ lực của họ vào ngày 06/01 là chính đáng.
Bình luận trong bộ phim tài liệu hồi tháng Bảy năm 2022 của The Epoch Times, có nhan đề “Câu chuyện thật về ngày 06/01,” chuyên gia về sử dụng vũ lực Stan Kephart lại có quan điểm khác. Ông Kephart cho biết lựu đạn kiểm soát đám đông, đạn cao su, đạn pháo giải tán đám đông và hóa chất đã bị cảnh sát sử dụng sai mục đích hôm 06/01.
Một quả lựu đạn khí do Sĩ quan MPD Rich Khoury phóng theo sự thúc giục của ông Thau đã bắn nhầm, rơi xuống chỗ giữa một đám đông giám sát viên và sĩ quan, tạo thành đám mây khí khiến cảnh sát phải chạy tán loạn và làm suy yếu tuyến cảnh sát gần đó.
Gần như cùng lúc đó, Sĩ quan Anthony Alioto ném một hộp khí CS vào đám đông từ trên cao. Một người biểu tình đã ném nó trở lại đúng lúc hộp khí bật khối chất kích thích hóa học. Điều đó đã khiến các sĩ quan chạy vào Điện Capitol và đám đông tràn lên cầu thang đến Lower West Terrace.
Một người đàn ông biết quá rõ về điều này là ông Mark Griffin ở Canadensis, Pennsylvania. Ông đã bị bắn bằng đạn 37mm ở tầm bắn trực xạ vào chiều ngày 06/01.
Ông Griffin đang đứng tại hàng rào cảnh sát ở mặt phía tây, giải thích cho một sĩ quan trẻ của MPD tại sao ông và rất nhiều người khác đến Hoa Thịnh Đốn. Sau đó, ông bị một quả đạn bắn trúng vào đầu gối trái làm ông bị thổi bay xuống đất, khiến ông gãy xương đùi và cần phải phẫu thuật mà theo ông là tốn kém 250,000 USD.
“Tôi đi xuống và một số người đã giúp tôi đứng dậy,” ông Griffin nói với The Epoch Times. “Tôi không biết mình bị thương nặng như thế nào.”
Ông Kephart cho biết, đạn kiểm soát đám đông thường không được sử dụng ở cự ly gần và không bao giờ được bắn trực tiếp vào người. Theo cảnh báo của các nhà sản xuất, việc bắn vũ khí gần người có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc gây tử vong.
Ông Griffin cho biết ông hy vọng việc công bố đoạn video an ninh CCTV từ bên ngoài Điện Capitol sẽ xác định chính xác sĩ quan cảnh sát nào đã nổ phát súng khiến ông bị gãy chân.
Ông Derrick Vargo đã leo lên lan can bằng đá với đoạn đường dốc để cố gắng treo lá cờ Donald Trump của ông từ một bên cầu thang của Điện Capitol hôm 06/01. Ông đã tránh được cú vung dùi cui từ một sĩ quan cảnh sát, nhưng khi ông đứng dậy, cú đẩy của một sĩ quan cảnh sát Điện Capitol đội mũ bảo hiểm mô tô đã khiến ông rơi xuống mặt đất bên dưới.
“Ông ta biết chính xác mình đã ở đâu trên tòa nhà Quốc hội đó. Quý vị biết đấy, ông ta làm việc ở đó mà,” ông Vargo nói với The Epoch Times. “Ông ta không chỉ là một công dân. Ông ta làm việc ở đó. Ông ta biết ông ta đang ở trên cao như thế nào. Ông ta xô tôi không chỉ bằng một cánh tay mà là cả hai cánh tay. Điều đó có nghĩa là ông ta muốn tôi rơi xuống. Đó là hành động rất có chủ ý.”
Ông Vargo bị gãy mắt cá chân và chấn thương nặng ở giữa bàn chân và phải phẫu thuật nhiều lần để chỉnh hình. Các bác sĩ phẫu thuật đã sử dụng một chiếc đinh vít để cố định hai phần mắt cá chân bị gãy của ông lại với nhau. Các tấm kim loại và vít đã được sử dụng để chỉnh hình hai ngón chân và xương giữa bàn chân bị gãy và trật khớp Lisfranc.
Các đặc vụ liên bang có dính líu đến vụ việc không?
Trong hơn một năm, ngày càng có nhiều đồn đoán rằng các đặc vụ và cảnh sát chìm đã đóng các vai trò tích cực trong cuộc bạo loạn này cũng như khuyến khích những người biểu tình tiến vào Điện Capitol.
Ông Bobby Powell, khi đó là một ký giả đài phát thanh đến từ Michigan, đã quay phim cảnh một người đàn ông mà ông nói là một đặc vụ chìm đang kéo một tấm kính cường lực lớn ra khỏi cửa sổ trên hiên gần Cửa Columbus.
Trước đó, người đàn ông này đã đến gần ông Powell và hỏi ông tại sao không tận dụng việc cửa sổ đã bị đập vỡ để tiến vào Điện Capitol. Khi ông Powell đi qua đi lại, camera của ông đã quay được cảnh người đàn ông này kéo tấm kính ra và quăng tấm kính đó xuống đất thành một đống.
Ông Powell cũng chạm trán với một người đàn ông khác, mặc bộ đồ chiến đấu, đang giữ cho Cửa Columbus mở bằng một gậy gỗ dài và thúc bách mọi người vào tiền sảnh dẫn đến Great Rotunda.
Cả người đeo kính lẫn người gác cửa nói trên đều chưa từng xuất hiện trên trang web truy nã liên quan đến ngày 06/01 của FBI.
Ông Powell đã trải qua hai năm thất vọng khi cố gắng thu hút FBI và giới truyền thông chú ý đến video của ông. Sự căng thẳng như vậy đã khiến ông phải chịu bốn cơn đau tim trong khoảng thời gian từ ngày 06/01/2021 đến ngày 22/11/2022. Trong hơn ba tháng kể từ đó, ông Powell phải chịu thêm ba cơn đau tim nữa.
Bị cáo William Pope ở Topeka, Kansas trong sự kiện ngày 06/01 đã phát hiện ra video GoPro của ba sĩ quan chìm của MPD ở cầu thang bên ngoài phía tây bắc của Điện Capitol. Một trong những người đàn ông đó đã trèo lên một rào chắn, khuyến khích những người biểu tình lên cầu thang, và thúc giục những người biểu tình tiến về phía lối vào Điện Capitol, ông Pope báo cáo trong một kiến nghị lên tòa án nhằm công bố video này.
Hai sĩ quan khác đã bước đi sau cô Babbitt quá cố, và một người nói rằng ông tin rằng ai đó sẽ bị bắn vào ngày hôm đó. Khoảng một giờ sau, cô Babbitt bị Trung tá USCP Michael Byrd bắn khi cô trèo vào một cửa sổ bị vỡ dẫn đến Hành lang trước phòng của Chủ tịch Hạ viện. Cô được tuyên bố là đã qua đời 30 phút sau đó.
Luật sư biện hộ Brad Geyer đã dành nhiều tháng để điều tra hơn 100 nhân vật khả nghi đã ở Điện Capitol. Ông Geyer đã xác định được một nhóm cốt lõi đã tham gia vào vụ xâm nhập Cửa Columbus và kích động một đám đông ở phía đông tiến vào Điện Capitol.
Nhiều người trong danh sách các nhân vật đáng ngờ của ông Geyer đã có mối liên hệ với tổ chức Salt and Light Brigade (Lữ đoàn Muối và Ánh sáng), một nhóm Cơ Đốc Giáo có trụ sở tại Ohio. Ông Geyer lập luận trong các hồ sơ của tòa án rằng một số thành viên của tổ chức Salt and Light đã tham gia vào một “âm mưu đáng kinh ngạc” nhằm tấn công Điện Capitol, nhưng đa phần họ đều không bị buộc tội. Vài tuần sau khi một bài báo về nhóm này xuất hiện trên The Epoch Times, một mục sư ở Ohio có liên hệ với nhóm này — ông William Dunfee — đã bị FBI bắt giữ.
Các nhân vật đáng ngờ khác tiếp tục thu hút sự quan tâm. Một người đàn ông chỉ được biết đến với thẻ hashtag #RedOnRedGlasses (Người Mặc Đồ Đỏ Kính Đỏ), được nhìn thấy trên video khi đang phóng một thanh gỗ xẻ dày 2×4 (1.5 inch × 3.5 inch) qua một cửa sổ Điện Capitol, và sau đó cố gắng đá vào các cửa văn phòng bên trong Điện Capitol. Khi cô Babbitt bị bắn, thì ông RedOnRed đang ở phía bên ngoài Hành lang dẫn đến phòng của Chủ tịch Hạ viện. Ông được liệt kê ở vị trí thứ 300 trong danh sách bị truy nã gắt gao nhất của FBI, nhưng chưa được công khai danh tính.
Ông Ray Epps, người đã bị ghi hình trên một video lan truyền từ ngày 05/01 kêu gọi những người biểu tình tiến vào Điện Capitol vào ngày hôm sau, một lần nữa là chủ đề được nhiều người suy đoán sau chương trình đặc biệt hôm 06/03 của ông Carlson. Ông Carlson tuyên bố rằng ông Epps đã khai man với các điều tra viên của Ủy ban Đặc biệt ngày 06/01 về thời gian ông rời khỏi khuôn viên Điện Capitol.
Lúc 2 giờ 12 phút chiều, ông Epps đã nhắn tin cho cháu trai của mình và nói rằng ông đã “dàn xếp” cuộc biểu tình này. Ông nói với ủy ban này rằng ông đã không còn ở Điện Capitol khi tin nhắn đó được gửi đi. Tuy nhiên, ông Carlson cho biết video an ninh mà ông tìm ra cho thấy rằng nửa giờ sau đó, ông Epps đã ở một trong những khu phía tây.
Ông Epps đã có mặt tại vụ xâm phạm một phòng tuyến của cảnh sát ngay trước 1 giờ chiều vào ngày 06/01. Ông đã bước qua một chướng ngại vật bị lật đổ ở mặt tiền phía tây và bị phát hiện nhiều lần trong đám đông vào buổi chiều hôm đó.
Ông Epps đã được phỏng vấn bởi Ủy ban Đặc biệt ngày 06/01 và hai lần bởi FBI, nhưng ông chưa bao giờ bị bắt hoặc bị buộc tội vì các hành động của mình tại Điện Capitol, mặc dù đã thừa nhận với FBI rằng ông có thể đã phạm tội xâm nhập trái phép.
Ông Epps khai với FBI rằng ông đã chỉ cho con trai mình cách sử dụng một tourniquet (dụng cụ ngăn lưu thông máu đến tay hoặc chân để ngăn chảy máu) vào ngày 06/01 vì ông dự đoán sẽ có một vụ đánh bom gần Điện Capitol.
“Tôi sợ rằng họ sẽ gây ra một vụ nổ trên một trong những con đường bên cạnh,” ông Epps cho biết, theo bản ghi âm cuộc phỏng vấn mà The Epoch Times có được. “Vì vậy, chúng tôi đã cố gắng đi vào giữa, cố gắng đến đó sớm, cố gắng tránh xa hai bên. Và nếu chuyện như thế xảy ra, thì tôi đã có một bộ sơ cứu. Tôi có thể cứu giúp mọi người.”
Một người phụ nữ bí ẩn, ăn vận chỉnh chu, đội mũ nồi màu hồng vào ngày 06/01 đang bị một luật sư bào chữa truy tìm để xác định xem liệu cô có dẫn dụ thân chủ của vị luật sư này vào Điện Capitol để ông bị buộc tội hay không. Luật sư Kira West, người đại diện cho ông Darrell Neely trong vụ án hình sự ngày 06/01, cho biết bà cần xác định được cô Pink Beret (Mũ Nồi Hồng) để có thể bào chữa toàn diện cho thân chủ của mình.
“Việc ông Neely đi vào Điện Capitol là do cô Pink Beret chỉ dẫn,” bà West tranh luận trong một hồ sơ tòa án. “Cô ấy có các cộng sự trong tòa nhà ngày hôm đó và dường như có thông tin vượt xa thông tin của một công dân bình thường đến đó để biểu tình.”
“Ông Neely cần biết cô ấy là ai và tại sao cô ấy lại ở đó,” bà West nói. “Ông ấy cũng cần hiểu liệu ông có phải là mục tiêu của cô ấy vào ngày hôm đó hay không và với mục đích gì.”
Giữ lại bằng chứng ngoại phạm
Nhiều luật sư bào chữa phàn nàn rằng Bộ Tư pháp đã không cung cấp tất cả các bằng chứng ngoại phạm theo yêu cầu của pháp luật. Cựu phó cảnh sát trưởng Ronald Colton McAbee đã cáo buộc trong các hồ sơ tòa án rằng DOJ đã trình chiếu video từ máy quay gắn trên thân vốn không có âm thanh.
Các hồ sơ tòa án cho biết, khi một điều tra viên tìm thấy cùng một video với âm thanh đi kèm, thì tệp này cho thấy ông McAbee không hành hung một sĩ quan ở Lower West Terrace, mà ông đang che chắn cho viên sĩ quan này và cố gắng giúp anh ấy đứng dậy. Bất chấp phát hiện này và đề nghị của ông McAbee được trả tự do khỏi nơi giam giữ trước khi xét xử, Thẩm phán Tòa Địa hạt Liên bang Emmet Sullivan đã ra phán quyết rằng ông McAbee phải tiếp tục bị giam giữ.
Trong một phiên tòa, Thẩm phán Sullivan đã gọi ông McAbee và những người biểu tình ngày 06/01 khác là “những kẻ khủng bố.” Kể từ đó, ông Sullivan đã bị loại khỏi vụ án này.
Bằng chứng ngoại phạm đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong phiên tòa xét xử âm mưu nổi loạn, diễn ra từ cuối tháng 09/2022 đến cuối tháng 11/2022, của người sáng lập Oath Keepers, ông Elmer Stewart Rhodes III và bốn người khác.
Thẩm phán Amit Mehta đã từ chối cho phép các luật sư bào chữa mời một trung sĩ cảnh sát New York đã về hưu và là thành viên của Oath Keepers đến phiên tòa để mô tả cách ông và những thành viên của tổ chức Oath Keepers đã giúp một trung úy Cảnh sát Điện Capitol Hoa Kỳ giải cứu 16 sĩ quan bị mắc kẹt trong tiền sảnh bên trong Cửa Columbus.
Nhóm biên dịch tin tức Anh ngữ Epoch Times Tiếng Việt
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times